Phân tích chi tiết huyện đường

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Cảnh Huyện đường và nguyên nhân diễn ra cuộc kiện tụng

- Cách bài trí:

+ Trên tường chính giữa là bức hoành phi đề hai chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối, bên cạnh câu đối là cửa vào nhà trong

+ Bàn giấy của tri huyện để chính giữa, trên có ống bút, nghiên mực, điếu bình.

+ Bàn của đề lại cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ.

- Nguyên nhân diễn ra cuộc kiện tụng:

+ Ốc hợp tác với Nghêu đột nhập nhà trùm Sò để ăn trộm. Nghêu bị bắt giữ còn Ốc chạy thoát được.

+ Khi Ốc đem đồ ăn trộm bán cho Thị Hến thì trùm Sò và lí trưởng dẫn người ập đến bắt quả tang. Lí trưởng lợi dụng chuyện này đòi Thị Hến đút lót. Việc không thành, tất cả dắt nhau lên huyện đường.

II. Cảnh xử kiện

*  Tri huyện 

- Tri huyện bước ra đầu tiên, tự xưng tên tuổi, chức vụ và kinh nghiệm của mình

- Trong phần nói lối, tri huyện tự giới thiệu mình là tri huyện – người có vị trí, uy thế lớn chốn cửa quan, có nhiều lợi lộc, có nhiều kinh nghiệm, từng trải trên chốn quan trường, xử kiện “được thua tự đồng tiền”, nếu người dân nào không nể sợ sẽ bị hắn bắt giam vào nhà lao.

   ->  Lời giới thiệu này cho thấy hắn là một tên quan tham nhũng, thiếu liêm khiết, quen dùng quyền uy của mình đề ăn hối lộ, đút lót của dân chúng. Ngoài ra còn là kẻ háo sắc, ngu dốt và tự phụ.

*  Đề lại

- Không chỉ tri huyện, đề lại cũng có bản chất tham lam, xấu xa,  chuyên dùng quyền uy để nhũng nhiễu, ăn hối lộ đút lót của dân chúng khi xử kiện.

 + Khi tri huyện nói muốn để trường hợp của Sò lại vì nó rất giàu, đề lại đã đưa ra phương án để nói với mọi người là “ta cứ bảo là để tra cứu đã”.

  + Đề lại nói muốn xử cho xong những bọn trọc đầu, tri huyện lập tức hưởng ứng “phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”.

  + Đề lại khen ngợi, tâng bốc, nịnh nọt với cách xử kiện của tri huyện “bẩm quan xử thật sâu sắc”, “vâng ạ, quan xử hay lắm”.

* Kết quả của cuộc xử kiện

Tri lại, đề huyện và lính lệ đang suy tính bàn cãi tính kế xử kiện như thế nào để có thể lấy được nhiều tiền nhất từ những kẻ có liên quan như Sò, Ốc và Nghêu. Cuối cùng, chúng quyết định xử Ốc năm năm tù, phạt Nghêu đòn năm mươi trượng và phạt lí trưởng năm mươi quan tiền.

-> Bản chất tham lam của bộ phận quan lại, đều là những kẻ muốn đục khoét tiền của người khác chứ không hề có ý định xử kiện công bằng.

III. Đánh giá chung

1. Nội dung

Vở tuồng Huyện đường đã thể hiện cái nhìn châm biếm của tác giả về thói tham nhũng, xử kiện dựa trên đồng tiền của một bộ phận quan lại thối nát vô lương tâm trong xã hội cũ. Thông qua câu chuyện ở huyện đường, tác giả vừa châm biếm vừa phê phán tầng lớp quan lại, nhưng đồng thời cũng phơi bày trước mắt bạn đọc một xã hội lừa lọc, thủ đoạn và thiếu tình người. Tiếng cười được gửi gắm trong tác phẩm vừa sâu cay vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc.

2. Nghệ thuật

- Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát.

- Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.

- Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình.

- Miêu tả nhân vật độc đáo