I. Công việc của các vị thần
a. Thần Trụ Trời
- Sự xuất hiện:
+ Ông thần đứng dậy dùng đầu đội trời, đào đất, đá đắp thành cột cao, to để trống trời.
+ Khi trời đã cao vừa ý, ông thần phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng ra tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên.
-> Công việc: Phân chia trời, đất, tạo ra các ngọn núi, hòn đảo, cao nguyên, biển cả
b. Thần Sét
- Sự xuất hiện:
+ Thần Sét chuyên thi hành luật pháp ở trần gian. Hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng.
+ Khi xử án: thần nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ và tung lưỡi búa bổ xuống đầu tội nhân.
+ Đã có lần Thần Sét bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm người vô tội.
-> Công việc: Thi hành luật pháp ở trần gian theo lệnh của Ngọc Hoàng.
c. Thần Gió
- Sự xuất hiện:
+ Thần Gió làm gió nhỏ hay bão lớn tùy theo lệnh Ngọc Hoàng.
+ Thần Gió có một đứa con nhỏ hay nghịch ngợm. Có hôm, thần đi vắng, đứa con ở nhà giở quạt của cha làm gió thôi chơi, làm ảnh hưởng đến người dân. Thần Gió đã bị Ngọc Hoàng quở trách. Con của ông bị đày xuống trần.
- > Công việc: Tạo ra gió, bão ở trần gian
=> Công việc của các vị thần được miêu tả dựa trên các hiện tượng thiên nhiên mà người dân quan sát được trong cuộc sống hàng ngày, nhằm mục đích lý giải chúng.
II. Cơ sở cho sự tưởng tượng về các vị thần (về hình dạng và tính khí)
Trong cái nhìn của con người thời cổ đại:
- Thần Trụ Trời: thân thể to lớn, chân thần bước một bước là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.
- Thần Sét: mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội, luôn mang bên mình lưỡi búa đá.
- Thần Gió: hình dạng kì quặc, không có đầu.
=> Sự tưởng tượng về các vị thần được hình thành dựa trên sức mạnh, sự ảnh hưởng của mỗi vị thần đối với cuộc sống. Ví dụ: Thần Trụ Trời dùng đầu đội trời, xây cột lớn trống trời nên thân hình to lớn; thần Sét thường đi xử án theo lệnh của Ngọc Hoàng, phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng nên có khuôn mặt nanh ác; Thần Gió có hình dạng kì quặc do người ta không thể nhìn thấy hình thù cụ thể của gió.
III. Đánh giá chung
a. Nội dung
Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh sự sùng bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên mà ở đó thế giới thần linh tồn tại, chi phối và điều khiển mọi thứ. Mỗi hiện tượng tự nhiên đều do một vị thần nào nó tạo ra. Điều này phản ánh nhận thức chưa thực sự đúng đắn, đầy đủ và chính xác về tự nhiên. Tuy nhiên qua đó, ta thấy được khát vọng, ước mơ chinh phục tự nhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo.
b. Nghệ thuật
- Nhân vật trong chùm truyện được khắc họa mang tính ước lệ, có sức mạnh phi thường và có tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống người dân.
- Về tâm lí và tính cách, phần lớn các nhân vật đều không có hoặc không rõ nội tâm. Tính cách của nhân vật được miêu tả chỉ nhằm lý giải các hiện tượng thiên nhiên.
- Các nhân vật được xây dựng dựa trên lối tư duy chất phác, tự nhiên mà sâu sắc cùng trí tưởng tượng bay bổng.