I. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn và hành động đốt đền
1. Cách giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn
- Tên họ : Ngô Tử Văn tên là Soạn.
- Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
- Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà không chịu được => từ ngữ mang tính khẳng định.
=> Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, chưa thoát khỏi lối kể dân gian, gây sự chú ý của người đọc.
2. Nguyên nhân đốt đền
- Đền là nơi thờ người có công với nước, với dân. Bách hộ họ Thôi là tên tướng giặc bại trận, đi cướp nước thì không đáng phải thờ => Tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần Bách hộ họ Thôi.
- Muốn trừ hại cho dân.
3. Hành động
- Chuẩn bị: tắm gội sạch sẽ, khấn trời… thể hiện thái độ tôn kính, nghiêm túc.
- Tin vào việc làm chính nghĩa của mình.
- Châm lửa đốt đền: mọi người lắc đầu lè lưỡi, Tử Văn vung tay không cần gì… Đây là một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân. Hành động có ý thức, có suy nghĩ cẩn trọng, không đáng trách vì hợp lòng dân.
=> Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ tính tình khảng khái, cương trực, dũng cảm vì dân trừ hại. Có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
II. Cuộc đối mặt với Bách Hộ và Thổ Công
- Hậu quả sau khi Tử Văn đốt đền: Bị bệnh nặng, Tử Văn thấy “khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”.
=> Ngô Tử Văn đã mơ gặp hồn ma Bách hộ và thổ công.
* Cuộc đối mặt với Bách hộ và Thổ công:
- Bách hộ
+ Khôi ngô, cao lớn. Đầu đội mũ trụ, giọng nói, quần áo giống người phương Bắc. Tự xưng là cư sĩ, mắng Tử Văn.
+ Mục đích là đến đòi lại đền.
+ Tử Văn mặc kệ cứ ngồi ngất ngưỡng, tự nhiên. Điềm tĩnh, không nhượng bộ cái ác, cái xấu, bày tỏ sự thách thức.
=> Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ đầy bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà.
- Thổ công:
+ Ông già áo vải nhà quê. Áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, vái chào Tử Văn và nói tên họ. Tỏ lời mừng cho Tử Văn và kể lại chuyện bị cướp đền.
+ Ông căn dặn Tử Văn những điều cần làm khi đối phó với tên Bách hộ trong cuộc đối chất với Diêm Vương dưới Minh ti.
+ Tử Văn ngạc nhiên sao nhiều thần quá vậy. Bức xúc cho thổ công, sao ngài không kiện. Tử Văn đề phòng: "Hắn thật là tên hung thần, có thể gieo vạ cho tôi không?”
=> Tử Văn quyết tâm bảo vệ lẽ phải.
III. Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti
1. Quang cảnh dưới âm phủ:
- Tòa nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng.
- Sông lớn, cầu dài, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương.
- Hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, hình dạng nanh ác.
=> Tác giả đã miêu tả thế giới cõi âm ấn tượng, ghê sợ làm nổi bật Ngô Tử Văn: gan dạ, khảng khái, quyết liệt kêu oan .
2. Diễn biến cảnh xử kiện
- Hồn ma Bách hộ kiện Tử Văn vào âm phủ, nhưng rồi lại đổi giọng nhân nghĩa.
- Diêm Vương trách mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma. Nhưng rồi Diêm Vương nghi ngờ, cử người đến đền Tản Viên lấy chứng cứ.
- Tử Văn không run sợ, kể lại sự việc bằng lời lẽ cứng cỏi. Tử Văn đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên xác minh sự việc.
3. Kết quả
- Hồn ma Bách hộ bị nhốt vào ngục Cửu U.
- Diêm Vương mắng, trừng phạt Bách hộ và ban thưởng cho Tử Văn.
- Tử Văn được ban thưởng.
IV. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
- Tử Văn đã thắng kiện chứng tỏ cái thiện, cái chính nghĩa đã thắng cái gian tà, cái ác. Tên họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng, dân gian được bình an, Thổ công được trả lại đền.
- Ý nghĩa:
+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.
+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.
+ Niềm tin vào công lí cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.
+ Sự thưởng công xứng đáng để cho đời sau noi theo, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí.
V. Ý nghĩa lời bình cuối truyện
- Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi;
- Phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công, thối nát của xã hội đương thời. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu của xã hội: Tệ nạn mê tín dị đoan, tham ô, hối lộ.
=> Là kẻ sĩ, biết đấu tranh đến cùng để chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.