I. Khái niệm
- Trích dẫn là việc trích dẫn những thông tin liên quan đến phần được cập nhập trong văn bản.
- Cước chú là lời chú thích thường ghi ở cuối trang hoặc ở cuối tài liệu.
- Tỉnh lược là phần được lược bớt trong những văn bản, đoạn văn (thường để trong ngoặc kép, ngoặc vuông của văn bản).
II. Các lỗi thường gặp khi sử dụng trích dẫn
- Sử dụng trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhưng không ghi rõ xuất xứ.
- Sử dụng trích dẫn trực tiếp nhưng không đặt trong dấu ngoặc kép.
III. Ví dụ
- Cước chú:
Người hầu - Thưa bà, chúng con không được quen. Khách mặc một áo lụa đẹp, khoác ngoài một áo chiến (1) cũng thật là đẹp. Lông chân như chải, lông đùi như chuốt, tiếng nghe như chong chóng gõ mõ (2). Khắp các đầu làng không có một ai như khách cả.
Chú thích:
(1) Áo chiến (nguyên văn là ao thắt): loại áo gọn gàng, phù hợp cho chiến đấu.
(2) Chong chóng gõ mõ (nguyên văn dhiăr): một công cụ tự động đuôi chim ở rẫy bằng tiếng động.
(Sử thi Đăm Săn)
- Trích dẫn:
+ Lời dẫn trực tiếp:
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”
(Chuyện người con gái Nam Xương)
+ Lời dẫn gián tiếp:
Một lần đến thăm Trường Cao đẳng Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách.
- Phần bị tỉnh lược:
Thế là Đăm Săn ra đi. Chàng đi hết rừng rậm đến núi xanh, có tranh xé tay, gai mây đâm chân, không màng ăn uống. Chàng đi, đi mãi, rừng núi quạnh hiu, nắng như không, không như nắng. Nhưng rồi chàng cũng đến được bãi ta trâu bò, rồi bãi tha diều làng ông Đu, ông Điệ. [...] Sau đó là cảnh người đi lại như trong sương mù. Chàng liền đến bờ rào làng xem, thì thấy dưới giăng dây đồng, trên giăng dây sắt.
(Sử thi Đăm Săn)
(Phần tỉnh lược được đặt trong [...])