Câu 1 (trang 113 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, dựa vào tiêu đề các nội dung và đối tượng chính để xác định vấn đề nghiên cứu của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề nghiên cứu của tác giả trong bài viết là dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam.
Câu 2 (trang 113 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và chú ý tới các mục, các ý chính được triển khai để rút ra các luận điểm chính.
Lời giải chi tiết:
Những luận điểm chính được tác giả sử dụng để triển khai bài viết là:
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại
+ Sử thi Tewa Mưno được xem là phiên bản bản địa của Ra-ma-ya-na
+ Dạ thoa vương, truyện truyền kì ra đời dưới thời nhà Trần là một phiên bản tóm lược của sử thi này
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại
Câu 3 (trang 113 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập 1)
Đề bài: Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các luận điểm chính và tìm ra bằng chứng của nó trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Để làm sáng tỏ các luận điểm chính của mình, tác giả đã đưa ra rất nhiều bằng chứng để chứng minh, có những loại bằng chứng chính sau:
- Bằng chứng liên quan đến những đặc trưng của thể loại sử thi: “Trong sử thi của người Chăm… nhân vật”
- Bằng chứng liên quan đến văn hóa của dân tộc tiếp nhận dấu ấn (Chăm): “Trong văn hóa cộng đồng của Việt Nam… đậm nét nhất”
- Bằng chứng liên quan đến vật thể: “Tại bảo tàng điêu khắc… sử thi Ấn Độ”