Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một khái niệm

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

Câu 1 (trang 90 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Từ những điều bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?

Phương pháp giải:

- Đọc bài viết tham khảo trang 88.

- Chú ý luận điểm, luận cứ, cách dùng từ và giọng điệu trong bài tham khảo.

- Nêu những điểm cần lưu ý khi muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Lời giải chi tiết:

Những điểm cần lưu ý:

- Cần đưa ra những luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lạc và có sự logic.

- Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng chính xác và phải có sức thuyết phục với người khác.

- Giọng điệu, câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo sự hứng thú với người đọc, người nghe.

Câu 2 (trang 90 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có nên thể hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc bài viết tham khảo trang 88.

- Dựa vào vị thế của người thuyết trình trong bài tham khảo để đưa ra ý kiến của bản thân về vị thế của người thuyết trình.

Lời giải chi tiết:

- Vị thế của người thuyết trình có cần được thể hiện trong bài viết để nâng cao sức thuyết phục với người khác.

- Vị thế của người thuyết trình:

  + Là người từng bị nhiễm những thói quen xấu, thể hiện quan điểm của chính bản thân, có thể tăng thêm sức tin tưởng với người khác.

  + Là người ngoài cuộc, từng chứng kiến, tiếp xúc với những người có thói quen không tốt, nêu quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.

Câu 3 (trang 90 SGK KNTT Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

- Đọc bài viết tham khảo trang 88.

- Chú ý cách người viết đưa ra những lí lẽ, bằng chứng trong bài tham khảo.

- Nêu ý nghĩa của việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của việc suy đoán những lí lẽ phản bác của người được thuyết trình: 

- Dự kiến được những lí lẽ phản bác được đưa ra, kiểm soát quá trình thuyết phục một cách tốt nhất.

- Người thuyết trình có thể kịp thời đưa ra những dẫn chứng làm rõ hơn về luận điểm của mình, phản bác lại lí lẽ của người được thuyết phục.

- Tránh sự mất bình tĩnh, bối rối khi bị người được thuyết phục phản bác.