Phân tích chi tiết Xúy Vân giả dại

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân

- Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là khi nàng ở nhà chờ chồng cô đơn thì được một người đàn ông là Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn, Xúy Vân đã giả dại với hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương.

II. Tâm trạng của Xúy Vân

- Đoạn trích là lời hát của Xúy Vân khi giả dại nhưng câu hát điên dại không nhiều. Trong những lời tưởng như điên dại ta cũng thấy sự tỉnh táo, lí trí của con người ý thức được sâu sắc cảnh ngộ của mình.

- Qua những lời hát, Xúy Vân đã gián tiếp và trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình. Đó là tâm trạng đau khổ vì mình đã lỡ làng dang dở:

“ Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò”

-> Hình ảnh cô gái mòn mỏi chờ đợi chuyến đò hạnh phúc đã cụ thể hóa sự lỡ dở, bẽ bàng, tâm trạng trống trải thấy vọng của Xúy Vân.

-  Xúy Vân còn tự cảm thấy mình lạc lõng vô nghĩa trong gia đình Kim Nham:

“Con gà rừng ở lẫn với công

Đắng cay chẳng có chịu được, ức”.

Bởi Xúy Vân mơ ước có gia đình đầm ấm, anh đi cày nàng mang cơm, nhưng Kim Nham mải mê đèn sách thi cử, bỏ mặc nàng với gánh nặng gia đình.

- Những câu hát “Bông bông dắt, bông bông díu”, “Xa xa lắc, xa xa líu” lặp lại nhiều lần diễn tả tâm trạng buồn tủi của Xúy Vân, khi không tìm được sự đồng cảm sẻ chia trong cuộc hôn nhân của mình.

- Câu hát: “Con cá rô nằm vũng chân trâu/ Để cho năm bảy cần câu châu vào” đã diễn tả tình cảnh mất tự do, ngột ngạt bế tắc cỉa Xúy Vân trong gia đình Kim Nham.

- Sau mỗi lần bộc bạch tâm trạng, Xúy Vân lại láy lại điệp ngữ: “Láng giềng ai hay/ Ức bởi xuân huyên”

-> Lời hát là lời đau, là nỗi cô đơn thống thiết của Xúy Vân khi nỗi niềm của mình không được chia sẻ với làng giềng, và cả cha mẹ già.

- Những câu hát ngược ở cuối đoạn trích đã cực tả nỗi đau đớn tuyêt vọng của Xúy Vân, vừa diễn tả sự bế tắc, mất phương hướng của nàng khi phải sống với người mình không yêu mà không được giải thoát.

III. Tình cảnh của Xúy Vân và thái độ của tác giả dân gian

- Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham ban đầu là do cha mẹ dựng đặt chứ không hề có tình yêu.

- Xúy Vân ban đầu là người vợ tốt. Những màn múa, điệu quay tơ dệt cửi, vớt bèo, câu cá,.. đã cho thấy Xúy Vân là người hay lam hay làm, đảm đang khéo léo.

- Mong ước của Xúy Vân thật nhỏ bé, bình dị “để anh đi gặt, để nàng mang cơm”. Thế nhưng Kim Nham sau khi kết duyên với Xúy Vân, chàng lại tiếp tục lên kinh miệt mài đèn sách đợi khoa thi, để nàng sống tỏng cảnh cô đơn buồn bã. Khi đó, nàng đã gặp Trần Phương. Nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham để theo Trần Phương. Bởi chạy chữa không thành, Kim Nham đành để nàng theo Trần Phương. Xúy Vân tìm đến Trần Phương nhưng bị hắn trở mặt và từ chỗ giả điên, nàng hóa điên thật.

-> Tác giả dân gian đã thể hiện thái độ cảm thông với sự đau khổ của Xúy Vân. Đây cũng chính là sự đồng tình với khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc chính đáng của con người. Tìm nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Xúy Vân cũng chính là thanh minh cho nàng, thể hiện tính nhân văn nhân đạo sâu sắc của người bình dân.

IV. Đánh giá chung

1. Nghệ thuật

- Tâm trạng của Xúy Vân được miêu tả qua nghệ thuật so sánh và ẩn dụ độc đáo ở các hình ảnh: chờ đợi chuyến đò, con gà rừng ở lẫn với công, con cá rô nằm trong vũng chân trâu…

- Tâm trạng của Xúy Vân còn được thể hiện qua những lời hát dở tỉnh dở say, đặc biệt là những câu hát ngược ở cuối đoạn trích.

2. Nội dung

Qua tâm trạng và tình cảnh của Xúy Vân, tác giả dân gian đã đề cao khát vọng tự do, lên án chế độ phong kiến cùng những luật lệ hà khắc đã bóp nghẹt quyền sống, hạnh phúc của con người.