I. Tìm hiểu chung Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
1. Xuất xứ
- Theo Chu Văn Sơn, Thơ – điệu hồn và cấu trúc, NXB giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.45 – 53.
2. Thể loại
- Văn nghị luận.
3. Nhan đề: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư
- Bản hòa âm:
+ Hòa âm là cách thức kết hợp của cao độ các nốt nhạc hay hợp âm để tạo thành bản nhạc.
+ Bản hòa âm là một ẩn dụ để nói về tính nhạc của bài thơ.
- Chủ đề của bài viết: vẻ đẹp của bài thơ Tiếng thu nhìn từ phương diện nhạc tính của ngôn từ.
4. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Đoạn 1 - 4): Cảm nhận về nhan đề Tiêng thu, dẫn dắt về đề tài và nét đặc sắc trong bài thơ.
- Phần 2 (Đoạn 5 - 7): Nhạc tính thể hiện trong các yếu tố hình thức của bài thơ.
- Phần 3 (Đoạn 8 - 12): Nội dung mang tính nhạc của bài thơ.
- Phần 4 (còn lại): Điệu hồn của thi sĩ là yếu tố quan trọng nhất tạo nên nhạc tính của bài thơ Tiếng thu.
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
1. Giá trị nội dung
- Văn bản thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu ở nhiều phương diện như bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,...
- Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ.
- Văn bản thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư, cho thấy sự yêu quý và tình cảm của ông đối với những người có tài, vận dụng được sức mạnh của ngôn từ trong sáng tác.
2. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản trình bày các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết.
- Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao.
- Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp với bài văn nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa cảm xúc, truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc.