Viết: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một khái niệm

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là triển khai một văn bản nghị luận, đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

II. Yêu cầu viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nêu được thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

- Chỉ ra được các biểu hiện hoặc khía cạnh của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ.

- Phân tích tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm đó đối với cá nhân và cộng đồng.

- Nêu những giải pháp mà người được thuyết phục có thể thực hiện đề từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp.

III. Hướng dẫn quy trình Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Bước 1: Chuẩn bị viết

Có thể lựa chọn các đề tài:

- Về các thói quen cần từ bỏ: đi học muộn, không làm bài tập ở nhà, không chuẩn bị bài mới, hay ăn quà vặt trong lớp học,...

- Về các quan niệm cần từ bỏ: kỉ thị người khác giới, kỉ thị người tàn tật, coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn,...

=> Nhìn chung, đề tài được chọn nên là các thói quen hay quan niệm mang tính phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với việc xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường sống tốt đẹp, văn minh, văn hoá. 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Đề tìm ý, có thể đặt ra các câu hỏi:

- Thói quen hay quan niệm cần từ bỏ ấy có những biểu hiện cụ thể gì?

- Vì sao cần phải từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy? Nó đã ảnh hưởng không tốt đến bạn và môi trường hoặc cộng đồng như thế nào?

- Vệc từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy nên được thực hiện ra sao?

- Tôi và tập thể có thể hỗ trợ gì cho bạn? 

2. Lập dàn ý

Phân bố các ý tìm được ở trên vào từng phần của của bài viết theo gợi ý sau:

- Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ (có thể gợi ra bối cảnh của việc thuyết phục và xác định vị thế phát ngôn của người viết). 

- Thân bài:

+ Biểu hiện của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ. 

+ Lí do nên từ bỏ thói quen hay quan niệm đó. 

+ Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp. 

+ Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi người được thuyết phục.

- Kết bài: nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen hay quan niệm đã được đề cập, từ bỏ thói quen hay quan niệm không phù hợp.

Bước 3: Viết

- Dựa vào dàn ý đã lập để thực hiện bài viết.

- Cần chọn giọng điệu ân cần, cảm thông khi thể hiện li lẽ thuyết phục. Dù khi viết, bạn không nhất thiết phải nêu tên người được thuyết phục, nhưng bạn cần hình dung về đối tượng đang nghe  mình nói một cách hết sức cụ thể. Điều này sẽ giúp bài viết tránh được những lời hô hào chung chung.

- Cần nêu những bằng chứng tích cực đề bài viết thể hiện rõ tính chất động viên. 

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiều bài và dàn ý đã lập để đảm bảo không bỏ sót ý.

- Bổ sung những ý, những câu thể hiện sự cảm thông, chia sẻ cần thiết với đối tượng được thuyết phục nếu thấy còn thiếu.

- Chỉnh lại những điểm thiếu nhất quán và chưa phù hợp với bối cảnh thuyết phục trong việc sử dụng các đại từ xưng hô.

- Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản. 

IV. Ví dụ

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về vấn đề nghiện facebook của giới trẻ

Bài làm

     Nói đến căn bệnh thế kỉ, căn bệnh đáng sợ nhất của loài người chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những căn bệnh trở thành huyền thoại như: HIV/ AIDS, Giang mai, lậu,… Nhưng bên cạnh những căn bệnh mà mọi người đã biết thì trong thời đại công nghệ phát triển đang rộ lên một căn bệnh mới cũng nguy hiểm không kém những căn bệnh thế kỉ trên. Đó là bệnh nghiện Facebook nó không giết chết con người ta ngay mà nó sẽ phá hủy cuộc sống của người nghiện một cách dần dần.

     Trước hết chúng ta cần hiểu Facebook là gì? Facebook là một hệ thống mạng xã hội, nơi con người có thể kết nối, trò chuyện, giao lưu, chia sẻ những điều mình muốn. Mọi thứ trên cuộc đời đều có hai mặt trái và phải Facebook cũng không ngoại lệ. Nghiện Facebook đang là một vấn đề khá nghiêm trọng ở một phần đông đối tượng chủ yếu là ở giới trẻ. Họ dành quá nhiều thời gian một ngày để lướt web gần như là không rời được cái điện thoại sống trong đó như một thế giới riêng . Điều đáng lo ngại là thế giới không có thật nó là một thế giới hư ảo con người ta tìm đến nó với mục đích giải trí, trao đổi thông tin nhưng nếu quá lạm dụng thì vô hình chúng chúng ta đã tự đưa mình vào hố sâu xa rời cuộc sống thực tại. Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những nền khoa học công nghệ chính vì thế việc con người ta tiếp xúc với công nghệ thông tin cũng là một điều dễ hiểu. Nhưng thực trạng hiện tại có một bộ phận đi tắm, đi ăn cũng cầm điện thoại mỗi khi rảnh là lại cầm điện thoại . Có gia đình ngồi ăn bữa cơm các thành viên thay vì hỏi thăm nói chuyện với nhau thì mỗi người cầm một chiếc điện thoại không ai nói với ai một câu. Vậy vô tình mạng xã hội không những giúp kết nối người với người mà khiến con người sống khép kín hơn. Cả cuộc sống dường như thu nhỏ lại trong màn hình điện thoại.

     Facebook có rất nhiều lợi ích ví dụ như giúp chúng ta giải trí trò chuyện giải tỏa tâm lý, lan tỏa những điều tử tế để nhiều người biết hơn, chia sẻ những điều mình biết những kinh nghiệm mình có với mọi người,…thậm chí là phục vụ ngay việc kinh doanh bán hàng online… Nhưng Facebook chỉ thực sự hữ ích khi con người ta biết sử dụng một cách hợp lý dùng đúng mục đích. Facebook có ma lực đến nỗi khiến con người ta mất ăn mất ngủ có chuyện gì cũng đăng lên Facebook. Đôi khi chia sẻ qua nhiều thông tin cá nhân lên mạng sẽ vô tình mở đường cho bọn xấu có cơ hội hại mình. Có nhiều đối tượng lợi dụng lợi ích của Facebook là sự lan tỏa để đăng bài sai sự thật nhằm những mục đích vô nhân tính khiến cho mọi người có cái nhìn sai về sự thật chỉ cần chia sẻ hay bình luận đồng tình là bạn vô tình đã chung hội với kẻ xấu mà chưa hề biết rõ thông tin mình đọc có đúng hay không. Hay dùng Facebook quảng cáo kêu gọi mọi người mua hàng nhưng thực chất là lừa đảo. Có người còn lợi dụng Facebook để bôi nhọ xúc phạm đến danh dự người khác lôi kéo những người xem tin cùng chửi làm cho sự việc càng thêm nặng nề. Đôi khi chỉ vì một cái thả haha mà bạn bị coi là cười chế giễu người khác và người bị bạn thả haha vào ảnh sẵn sàng gây xung đột với bạn. Giả dụ trong danh sách bạn bè bạn có tới 2000 người nhưng thử hỏi trong số những người đó thì bao nhiêu người bạn đã từng gặp ngoài đời thực và nói chuyện. Mà việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều giờ trong một ngày cũng gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mắt và tiêu tốn rất nhiều thời gian một cách vô ích trong thế giới hư ảo.

     Nguyên nhân đến từ hai phía khách quan và chủ quan. Thứ nhất là nguyên nhân chủ quan đến từ chính bản thân người dùng không tự ý thức được cái lợi và cái hại của việc sử dụng Facebook. Hay đôi khi biết nhưng không kìm chế được bản thân bị sức hút của mạng xã hội cuốn đi. Thứ hai là do yếu tố khách quan đến từ xã hội ngày càng phát triển công nghệ thông tin hiện đại nhu cầu giao tiếp của con người tăng cao. Biện pháp cấp thiết là nhà nước phải ra lệnh ngăn chặn những thông tin sai lệch trên trang mạng tránh người dân tin và hành động không đúng, tự bản thân người dùng phải biết tự điều chỉnh.

     Hãy trở về thế giới thực trước khi quá muộn!