I. Biến cố dẫn đến cuộc từ biệt của Héc-to và Ăng-đrô-mác
- Biến cố dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác là khi Ăng-đrô-mác muốn chàng từ bỏ chiến trận về đoàn tụ với vợ con, vì nàng lo ở chốn chiến trường khốc liệt Héc-to sẽ khó bảo toàn tính mạng. Nhưng với lòng kiêu hãnh, dũng cảm và sự cương quyết của mình, Héc-to vẫn quyết tâm ra trận vì không muốn để nỗi thống khổ đến với thành Tơ-roa và những người chàng yêu thương. Hai vợ chồng từ biệt nhau, chàng ôm con trai và cầu nguyện cho đứa trẻ những điều tốt đẹp nhất trước khi rời đi trong sự lưu luyến của Ăng-đrô-mác.
- Có thể xem đây là biến cố đặc trưng của thể loại sử thi vì sử thi thường xây dựng những nghệ thuật hoành tráng, hào hùng về những biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại vậy nên hình tượng người anh hùng đã trở thành nhân vật cổ điển trong thể loại này. Đối với người anh hùng, việc phải cân bằng giữa lý tưởng chiến đấu và tình cảm gia đình là một trong những biến cố lớn nhất.
II. Cuộc từ biệt của Héc-to và Ăng-đrô-mác
- Hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác:
+ Nàng cùng con thơ với cô hầu gái xống áo thướt tha, đứng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn.
+ “ Phu nhân vội vã tới tòa tháp lớn thành I-li-ông”.
+ Người như mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại.
-> Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận vì không muốn chàng phải mạo hiểm, bị sát hại, không muốn con thơ thành đứa trẻ mồ côi cha, mà bản thân mình cũng trở thành góa phụ. Cha mẹ nàng đều đã không còn, nàng đã coi Héc-to là người thân kính yêu duy nhất của mình, không chỉ là chồng mà còn là cha, là mẹ, là anh trai, là chỗ dựa lớn nhất của nàng nên nàng rất sợ mất đi Héc-to. Điều đó rất phù hợp với tâm lý của một người vợ, người mẹ - yêu thương chồng con, biết lo lắng và bảo vệ hạnh phúc cho gia đình của mình.
- Hành động của Héc-to:
+ “Héc-to lừng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng”.
+ “Chàng trao cậu con trai yêu quý tận tay cho vợ”, “vuốt ve nàng”.
+ Lời nói: " Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận. Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta”.
-> Điều đó cho thấy:
+ Chàng không muốn trở thành kẻ hèn nhát, phải hổ thẹn với những người anh em, lính chiến cùng xông pha ngoài chiến trận như mình.
+ Chàng là người có nhiệt huyết, lý tưởng sống cao đẹp, từ lâu đã học cách luôn đứng ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân.
+ Chàng không muốn mang nỗi thống khổ đến cho thành Tơ-roa, những người đàn em của mình và đặc biệt là Ăng-đrô-mác, không muốn nàng phải làm nô lệ, phục dịch cho người khác mà bản thân lại bất lực không thể giải thoát cho nàng.
+ Héc- to cũng là một người cha hồn hậu, ấm áp, yêu thương vợ con, gia đình. Chàng chọn cách rời xa gia đình để xông pha ngoài chiến trận cũng là một cách để bảo vệ gia đình nhỏ của mình.
III. Đánh giá chung
1. Nội dung
- Qua nhân vật Héc-to – kiểu nhân vật điển hình cho người anh hùng Hy Lạp thời cổ đại, có thể nhận thấy người anh hùng thời kì này thường mang những phẩm chất: dung cảm, kiên cường, có long tự tôn dân tộc, phân biệt rạch ròi giữa tình cảm gia đình, vợ chồng cá nhân và lợi ích của dân tộc, biết cân bằng những mối quan hệ xung quanh.
- Đoạn trích đã nêu lên vấn đề về việc hi sinh hạnh phúc gia đình để nghĩ tới hạnh phúc, an nguy cả dân tộc, đặt tình cảm cá nhân lồng trong tình cảm lớn của người anh hùng. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử, lý tưởng sống,…
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi: mang những tính cách phổ quát, điển hình: lẫy lừng, đẹp đẽ, mang tính cách của những người anh hùng.
- Không gian mang đặc trưng của thể loại sử thi: rộng lớn, kì vĩ.