Tìm hiểu chung Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Bài 1 – Thơ hai-cư của Ba-sô

1. Xuất xứ

Trích từ tuyển tập Ba-sô, Nhật Chiêu dịch, Ba-sô và thơ hai-cư, NXB Văn học, TP. Hồ Chí Minh, 1994, tr. 23.

2. Thể loại

Thơ hai-cư.

3. Giá trị nội dung

Bài thơ đã vẽ nên không gian mơ hồ, trầm buồn của buổi chiều thu với hình ảnh trung tâm là con quạ, và qua đó Ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hướng về xứ sở và gửi gắm bài học về thái độ sống với hiện tại.
4. Giá trị nghệ thuật

- Câu thơ ngắn, hàm súc

- Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật rất gần gũi, đời thường, quen thuộc nhưng đầy gợi cảm trong liên tưởng. 

- Bài thơ hai-cư luôn thanh nhẹ, giản dị nhưng khả năng gợi mở rất lớn.

II. Bài 2 – Thơ hai-cư của Chi-ô

1. Xuất xứ

Trích từ tuyển tập Chi-ô, Nhật Chiêu dịch, Ba nghìn thế giới thơm, NXB Văn học, TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 314.

2. Thể loại

Thơ hai-cư.

3. Giá trị nội dung

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh trng tâm là bông hoa nhỏ bé và dây gàu nhằm thể hiện thái độ nâng niu, yêu quý của người thi sĩ đối với thiên nhiên. Từ đó gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm quý giá với thiên nhiên và tạo vật.

4. Giá trị nghệ thuật

- Câu thơ ngắn, hàm súc

- Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật rất gần gũi, đời thường, quen thuộc nhưng đầy gợi cảm trong liên tưởng. 

- Bài thơ hai-cư luôn thanh nhẹ, giản dị nhưng khả năng gợi mở rất lớn.

III. Bài 3 – Thơ hai-cư của Ít-sa

1. Xuất xứ

Trích từ tuyển tập Ít-sa, Nhật Chiêu dịch, Ba nghìn thế giới thơm, NXB Văn học, TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 385.

2. Thể loại

Thơ hai-cư.

3. Giá trị nội dung

Bài thơ đã đã sử dụng hình ảnh nhỏ bé của con ốc để truyền tải thông điệp nhân văn, sâu sắc về tinh thần vượt khó, kiên trì đến cùng để chinh phục mục tiêu to lớn của mỗi người trong cuộc sống.

4. Giá trị nghệ thuật

- Câu thơ ngắn, hàm súc

- Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật rất gần gũi, đời thường, quen thuộc nhưng đầy gợi cảm trong liên tưởng. 

- Bài thơ hai-cư luôn thanh nhẹ, giản dị nhưng khả năng gợi mở rất lớn.