Trước khi đọc
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Bạn hãy kể tên một số tác gia văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc.
Phương pháp giải:
Học sinh tìm hiểu và kể tên một số tác giả văn học trung đại tiêu biểu.
Lời giải chi tiết:
Một số tác giả văn học trung đại Việt Nam là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương,...
Câu 2 (trang 6, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.
Phương pháp giải:
- Tìm hiểu thông tin như tên hiệu, quê quán, tiểu sử cuộc đời và con người,... về một tác giả.
- Chia sẻ những thông tin đó.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý: Một vài thông tin về tác giả Nguyễn Trãi:
a. Về cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, quê ở Hải Dương.
- Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ đạt, làm quan dưới triều Hồ, Năm 1423, ông gia nhập Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, sau đó làm quan dưới triều Lê.
- Một thời gian sau, năm 1437, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn, đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, cuối cùng ông bị gian thần vu oan tội giết vua, chịu án “tru di tam tộc”.
b. Về con người
- Qua tư tưởng thơ văn của Nguyễn Trãi, ta có thể thấy được, ông là một con người nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
- Nguyễn Trãi còn là một con người yêu thiên nhiên, tinh tế và lãng mạn khi thể hiện những vẻ đẹp hết sức bình dị, gần gũi nhưng không kém phần tráng lệ của thiên nhiên.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần tiểu sử Nguyễn Trãi.
- Chú ý những câu văn viết về cuộc đời của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Học sinh chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh:
- Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn, theo Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách (sách lược đánh dẹp giặc Minh).
- Ông được Lê Lợi tin dùng và có đóng góp đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Sau khi kháng chiến thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
→ Cuộc kháng chiến thắng lợi cũng một phần nhờ công lao của ông. Ông được xem như “quân sư” của cuộc chiến, có vai trò rất quan trọng để dẫn đến thắng lợi cuối cùng.
Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Nội dung thơ văn.
- Tập trung vào những câu văn viết về tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Học sinh chú ý nội dung tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi:
- Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn của ông trước hết là tình thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.
- Trong các sáng tác của mình, ông luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân, biết tôn trọng và biết ơn dân.
Câu 3 (trang 8, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.
Phương pháp giải:
- Đọc phần 1. Nội dung thơ văn.
- Đọc kĩ đoạn văn viết về tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự để nêu biểu hiện.
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự:
+ Tình yêu thiên nhiên:
- Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Nguyễn Trãi, đặc biệt là hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc Âm thi tập.
- Trong thơ ông thường nhắc đến một số địa danh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ như cửa biển Bạch Đằng, Vân Đồn, Côn Sơn, ...
+ Nỗi niềm thế sự: Thơ ông nặng trĩu suy tư trước thế sự đen bạc.
- Nó được thể hiện ở những chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái, sự thất vọng, cay đắng, đau đớn trước thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái.
- Ông đã lựa chọn quan niệm sống, triết lí sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh.
Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại: văn chính luận, thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Đặc điểm nghệ thuật.
- Chú ý những câu văn, đoạn văn viết về thể loại văn chính luận, thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi và nêu đóng góp quan trọng của ông trong từng thể loại đấy.
Lời giải chi tiết:
Những đóng góp của Nguyễn Trãi trong từng thể loại:
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi luôn đạt đến trình độ mẫu mực. Những sáng tác của ông gắn liền với tình hình thời sự, sử dụng tư tưởng Nho giáo một cách triệt để, kết hợp những lí lẽ và bằng chứng xác đáng;... Nguyễn Trãi được coi là một cây bút viết thư, thảo hịch giỏi hơi hết mọi thời.
- Thơ chữ Hán: Hầu hết sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt đến độ nhuần nhuyễn, điêu luyện, ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Ông đã để lại những áng thơ giá trị cho nền văn học nước nhà.
- Thơ chữ Nôm: Được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại. Ông đã có ý thức sáng tạo một thể thơ riêng: đưa câu lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn một cách đa dạng. Đồng thời, ông rất chú ý Việt hóa nhiều đề tài, thi liệu văn học Trung Quốc.
Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Đọc phần 2. Đặc điểm nghệ thuật.
- Đọc kĩ đoạn văn cuối của phần 2 và chỉ ra vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi giữ vị trí quan trọng, đóng góp nhiều công lao cho việc mở rộng và phát triển việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh đô hộ.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Dựa vào những thông tin trong văn bản, hãy nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ đoạn (I) trong văn bản trên để có được thông tin về cuộc đời, đoạn (II) – phần Nội dung thơ văn để rút ra nhận xét về con người Nguyễn Trãi.
- Chỉ ra những ấn tượng của bản thân về cuộc đời, con người Nguyễn Trãi qua những thông tin văn bản đem lại.
Lời giải chi tiết:
Ấn tượng sâu sắc nhất về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi:
a. Về cuộc đời
- Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ đạt, làm quan dưới triều Hồ, Năm 1423, ông gia nhập Lam Sơn, giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, sau đó làm quan dưới triều Lê.
- Năm 1437, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn, đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, cuối cùng ông bị gian thần vu oan tội giết vua, chịu án “tru di tam tộc”.
b. Về con người
- Nguyễn Trãi là một con người nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
- Ông còn là một con người yêu thiên nhiên, tinh tế và lãng mạn khi thể hiện những vẻ đẹp hết sức bình dị, gần gũi nhưng không kém phần tráng lệ của thiên nhiên.
Câu 2 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Điều gì đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ phần (II), trọng tâm là Nội dung thơ văn (cuối trang 7).
- Chỉ ra những điều đã tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Điều tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là sự tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo. Theo ông, nhân nghĩa trước hết phải là yêu nước, thương dân, trọng dân, biết ơn dân; rồi sau đó mới đến trung quân, trung thành với triều đại, với vua.
Câu 3 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ phần (II), trọng tâm là phần Nội dung thơ văn (trang 8).
- Chú ý những câu văn viết về tình yêu thiên nhiên, những bài thơ về thiên nhiên của Nguyễn Trãi để nêu cảm nhận về tâm hồn nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
Tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên:
- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn tinh tế, rộng mở, lãng mạn với những vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc.
- Thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn của ông, được thể hiện đa dạng, vừa gần gũi vừa tráng lệ.
Câu 4 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung như thế nào về con người tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ phần (II), trọng tâm là phần Nội dung thơ văn (cuối trang 8).
- Đọc thêm những bài thơ viết về thế sự của Nguyễn Trãi như Tự thuật, Thuật hứng, Trân tình, Bảo kính cảnh giới,…
- Nêu sự hình dung của bản thân về con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ thế sự.
Lời giải chi tiết:
Con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ thế sự:
- Ông là một con người “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, “trĩu nặng suy tư trước thế sự”.
- Khi viết về con người, về nhân tình thế thái, ngòi bút của nhà thơ chứa đựng sự ưu tư, nỗi buồn sâu sắc, thất vọng trước thực tại.
→ Nguyễn Trãi là một con người nhạy cảm, yêu nước thương dân.
Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Tác gia Nguyễn Trãi.
- Đọc kĩ phần (II), trọng tâm là phần Đặc điểm nghệ thuật (đầu trang 9).
- Chú ý những đoạn văn nói về văn chính luận của Nguyễn Trãi để chỉ ra sự tác động mạnh mẽ trong văn chính luận của ông.
Lời giải chi tiết:
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ lớn đến nền văn học nước nhà với sức thuyết phục cao, mang ý nghĩa thời đại lớn.
+ Đặc biệt là qua những lá thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh, luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
+ Văn chính luận của ông có giá trị mẫu mực, là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.
- Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:
+ Nhờ sự vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để xây dựng nên những luận điểm vững chắc.
+ Nguyễn Trãi còn bám sát từng đối tượng và tình hình chiến sự, kết hợp lí lẽ sắc bén với dẫn chứng phong phú, bố cục chặt chẽ, ngôn từ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Câu 6 (trang 10, SGK Ngữ Văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Tác gia Nguyễn Trãi để nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu trên mạng về những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về Nguyễn Trãi và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu.
Lời giải chi tiết:
Những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi:
- Bộ bách khoa toàn thư Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: Nói về sự kiên cường của Nguyễn Trãi khi bị dụ dỗ đầu hàng, làm quan cho nhà Minh.
- Sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Nguyễn Lương Bích: Nói về cuộc đời của Nguyễn Trãi khi nhà Hồ mất nước.
- Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn: Cũng viết về cuộc đời Nguyễn Trãi khi nhà Hồ mất: Ông lui về ở ẩn.
- Nguyễn Trãi toàn tập Cuốn sách viết về những bài thơ hay của ông.
Kết nối đọc - viết
Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc một bài thơ mà mình ấn tượng nhất, có thể là thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật,… của bài thơ đó.
- Giới thiệu bài thơ dựa trên những gì vừa tìm hiểu.
Lời giải chi tiết:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem
(Ba tiêu – Cây chuối của Nguyễn Trãi)
Bài thơ Ba tiêu – Cây chuối của danh nhân Nguyễn Trãi là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nằm trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ ngắn gọn với câu chữ, giọng điệu gần gũi và thân thuộc, Nguyễn Trãi đã khiến cho người đọc phải có một cái nhìn khác về hình ảnh cây chuối – một loài cây mà ai cũng biết, cũng quen thuộc. Mùa xuân với khí hậu ấm áp, dễ chịu, mùa hoa nở và cây chuối cũng như bao cây khác, khi vào mùa xuân, nó vốn đã tươi tốt, nay lại càng tốt thêm. Những buồng chuối xanh mơn mởn, đẹp một cách lạ lùng cả ngày lẫn đêm. Còn những đọt chuối non kia, giống như bức thư tình còn e ấp không muốn mở. Gió ở nơi đâu, cứ quấn quýt lại gần đòi mở lá thư. Có lẽ, bài thơ này không đơn thuần chỉ là miêu tả hình ảnh cây chuối, mà nó như là một bức thư tràn đầy tình cảm được Nguyễn Trãi gửi gắm đến người đọc.