I. Lỗi liên kết trong văn bản
1. Khái niệm
- Lỗi liên kết trong văn bản là hiện tượng giữa các câu liền kề trong đoạn văn không có phương tiện kết nối hoặc có nhưng không phù hợp khiến đoạn văn trở nên rời rạc.
2. Khắc phục
- Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu liền kề nhau.
- Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai.
- Nếu chưa có phương tiện kết nối hợp lí, phải bổ sung. Có thể viết thêm câu phù hợp nhằm khắc phục sự đứt đoạn của mạch lập luận.
3. Ví dụ
- Đoạn văn mắc lỗi liên kết:
Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải hói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả.
=> Đoạn văn mắc lỗi về liên kết chủ đề (liên kết nội dung). Các câu trong đoạn không cùng hướng đến một chủ đề chung.
- Cách chữa: thêm một số từ ngữ, câu hoặc bỏ câu không có nội dung liên quan để thiết lập chủ đề giữa các câu.
Ví dụ: Khu vườn không rộng, chỉ bằng một cái sản nhỏ bé, nhưng có rất nhiêu loài cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng.nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nối chuyện bằng lá. Cây bau, cây bí nói bằng quả.
II. Lỗi mạch lạc trong đoạn văn
1. Khái niệm
- Lỗi mạch lạc trong văn bản là hiện tượng các câu trong đoạn không cùng nói về một vấn đề hoặc có một số câu được triển khai lạc khỏi chủ đề chung đã xác định.
2. Khắc phục
- Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn.
- Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu không hướng vào chủ đề.
- Viết thêm câu phát triển chủ đề.
3. Ví dụ
- Đoạn văn mắc lỗi mạch lạc:
Dù biết Nguyễn Du đã nói “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, tôi vẫn cứ nghĩ rằng, tâm và tài bao giờ cũng phải cân xứng mới tạo nên được văn chương thật sự. Một đám cưới là một truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao. Đọc văn hay ta vừa xúc động trước những cảnh đời được đưa vào tác phẩm cùng với tấm lòng của tác giả, vừa cảm thấy khoái thú đặc biệt trước cái tài của người cầm bút.
=> Đoạn văn mắc lỗi về mạch lạc trong văn bản. Các câu trong đoạn không cùng hướng đến một chủ đề chung.
- Cách chữa: bỏ câu không có nội dung liên quan để thiết lập chủ đề giữa các câu.
Ví dụ:
Dù biết Nguyễn Du đã nói “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, tôi vẫn cứ nghĩ rằng, tâm và tài bao giờ cũng phải cân xứng mới tạo nên được văn chương thật sự. Có tài năng, tác giả mới đủ kiến thức, ngôn ngữ, sự hiểu biết để làm nên những áng văn chương đặc sắc. Có cái tâm, nhà văn sẽ thổi hồn vào nhân vật và sáng tác bằng cả trái tim nhiệt thành của người nghệ sĩ.