I. Vài nét về tác giả Ba-sô
1. Tiểu sử
- Ba-sô (1644-1694) tên thật là Masuo Bashô (Tùng Vĩ Ba Tiêu) là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản.
- Quê ở tỉnh Iga (nay là tỉnh Miê).
- Gia đình thuộc tầng lớp võ sĩ cấp thấp.
- Khoảng năm 28 tuổi chuyển đến Ê-đô (Tô-ki-ô) sống và sáng tác thơ Hai-cư với bút danh Ba-sô (Ba Tiêu).
- 10 năm cuối đời, ông đi khắp đất nước viết du ký và làm thơ Hai Cư.
- Ông mất ở Ô-sa-ka khi mới 50 tuổi.
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
- Du kí Phơi thân đồng nội (1659);
- Đoản văn trong đây (1688);
- Cánh đồng hoang (1689);
- Áo tơi cho khí (1691);
- Lối lên miền Ô-ku (1689).
b. Phong cách nghệ thuật
- Cảm thức cô tịch, cô đơn nhưng là "niềm cô đơn huy hoàng"; là cảm thức của sự tĩnh mịch tuyệt đối.
- Cảm thức về sự hội ngộ giữa cái đẹp và tính giản dị, tâm hồn và thiên nhiên, tính chất phác, mộc mạc và cái sâu thẳm, tuyệt diệu
II. Vài nét về tác giả Chi-ô
1. Tiểu sử
- Chi-ô (1703 - 1775) tên thật là Fukuda Chiyo-ni (Phúc Điền Thiên Đại Ni) là nữ thi sĩ Nhật Bản thời kỳ Edo (1603 - 1867).
- Quê hương: Chi-ôsinh ra ở Matto, Tỉnh Kaga (hiện nay Hakusan, Quận Ishikawa).
- Khi còn nhỏ, Chi-ô đã được làm quen với nghệ thuật và thơ ca, và bà bắt đầu viết thơ haiku khi mới 7 tuổi. Bà được coi là nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của Nhật Bản về thể thơ Haiku.
- Bà là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư. Trước bà, thơ hai-cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng. Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích.
- Năm 1754, Chi-ô đã chọn trở thành một Ni sư Phật giáo, bà cạo đầu và bắt đầu sống trong một ngôi chùa với các ni cô khác và lấy Tên phật tử Soen. Bà tiếp tục viết và sống phần còn lại của cuộc đời bình dị nhưng bình yên haikai.
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
- Hoa bìm bìm
- Rau muống
- Đặt mái tóc của tôi
b. Phong cách nghệ thuật
- Thơ của bà nói về thiên nhiên và sự hợp nhất giữa thiên nhiên và con người.
- Chịu ảnh hưởng của nhà thơ nổi tiếng Ba-sô nhưng nổi lên và là một nhân vật độc lập với tiếng nói độc đáo theo đúng nghĩa của mình, sự cống hiến cho sự nghiệp của Chi-ô không chỉ mở đường cho sự nghiệp của bà mà còn mở ra một con đường cho những phụ nữ khác đi theo. Chi-ô được biết đến như một "tiền thân, người đóng vai trò khuyến khích giao lưu văn hóa quốc tế".
III. Vài nét về tác giả Ít-sa
1. Tiểu sử
- Cô-ba-y-a-si Ít-sa (1763 – 1828) là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo. Ông còn là hoạ sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai-cư do chính ông sáng tác.
- Ông là con trai trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở Kashiwabara. Ông mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ và sự thiếu thốn tình thương của người mẹ đã khiến cuộc sống của ông cô đơn, lạc lõng.
- Ông là một nhà thơ, nhà tu sĩ giáo phái Tịnh độ tông. Cuộc đời ông gặp nhiều bi thương từ khi mới sinh ra cho đến khi về già.
- Kobayashi Issa là một nhà thơ haiku nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản. Ông cùng với Matsuo Bashō, Yosa Buson và Masaoka Shiki được xem là 4 nhà thơ haiku vĩ đại nhất của Nhật Bản.
2. Sự nghiệp sáng tác
1. Tác phẩm chính
- Chậm rì, chậm rì
- Ánh trăng sáng dần
- Bay đi, bay đi thôi
- Mưa còn đang rơi
- Trong vườn cánh bướm
2. Phong cách nghệ thuật
- Thơ của ông thường viết về về thực vật và các sinh vật, sử dụng tự do các phương ngữ địa phương và các cụm từ đàm thoại.
- Những bài thơ của Issa mang những niềm đau, những nỗi buồn về sự mất mát giấu kín trong lòng. Thơ của ông mộc mạc, dân dã. Trong những bài thơ còn mang đậm những trái tim trữ tình mà ít có thể thơ haiku nào có được.