I. Thần Trụ Trời
a. Xuất xứ
Trích từ tuyển tập Nguyễn Đổng Chi – Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
b. Thể loại
Thần thoại suy nguyên (thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài).
c. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “sang đỉnh núi kia”. (Sự xuất hiện của thần trụ trời).
- Phần 2: Tiếp theo đến “trên trời dưới đất”. (Những việc làm thay đổi tạo vật của thần trụ trời).
- Phần 3: Đoạn còn lại (Ca ngợi tài năng của các vị thần).
d. Tóm tắt
Từ thuở xưa, khi trời đất còn hỗn độn và tối tăm, có một vị thần to lớn đã xuất hiện. Thần đội trời, đào đất, tạo núi non, các hòn đảo và hình thành nên vũ trụ. Sau đó không ai biết tung tích của vị thần đâu, có người cho rằng thần đã trở thành Ngọc Hoàng cai quản đất trời. Sau thần Trụ Trời có một số thần khác được phân công cai quản đất trời như thần sao, thần đào sông, thần tát biển, thần trồng cây,…
e. Giá trị nội dung
Truyện Thần Trụ Trời giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của nhân dân như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.
g. Giá trị nghệ thuật
Truyện thần thoại Thần Trụ Trời cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.
- Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại.
- Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.
II. Thần Sét
a. Xuất xứ
Trích từ tuyển tập Nguyễn Đổng Chi – Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
b. Thể loại
Thần thoại suy nguyên (thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài).
c. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “mới lại dậy làm việc”. (Giới thiệu về thần Sét và công việc của thần).
- Phần 2: Tiếp theo đến “vì cớ đó”. (Tính cách của thần Sét).
- Phần 3: Đoạn còn lại (Chuyện Cường Bạo Đại Vương đánh thần Sét).
d. Tóm tắt
Thần Sét là một trong những tướng lĩnh tài giỏi của Ngọc Hoàng. Thần có mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội và tính nết vô cùng nóng nảy. Chính vì vậy, đôi khi thần làm cho cả người và vật phải chết oan. Có một điểm yếu của thần là thần sợ tiếng gà và trong một lần giao tranh, thần đã bị Cường Bạo Đại Vương đánh bại.
e. Giá trị nội dung
Truyện Thần Sét giải thích nguồn gốc hiện tượng sấm sét trong tự nhiên bằng trí tưởng tượng của nhân dân như và thể hiện mong ước “đánh bại thần Sét” để ca ngợi lòng bất khuất chống lại thiên nhiên của nhân dân ta.
g. Giá trị nghệ thuật
- Truyện thần thoại Thần Sét cho thấy sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của người Việt cổ.
- Mọi chi tiết kể và tả Thần Sét đều điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại.
- Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.
III. Thần Gió
a. Xuất xứ
Trích từ tuyển tập Nguyễn Đổng Chi – Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
b. Thể loại
Thần thoại suy nguyên (thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài).
c. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “thần Cụt Đầu”. (Giới thiệu về thần Gió và công việc của thần).
- Phần 2: Tiếp theo đến “văng xuống ao”. (Câu chuyện về con trai thần Gió).
- Phần 3: Đoạn còn lại (Thần gió chịu hình phạt của Ngọc Hoàng).
d. Giá trị nội dung
Truyện Thần Gió giải thích nguồn gốc hiện tượng gió trong tự nhiên và cách nhận biết hiện tượng tự nhiên này bằng trí tưởng tượng của nhân dân.
e. Giá trị nghệ thuật
- Truyện thần thoại Thần Gió cho thấy sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của người Việt cổ.
- Mọi chi tiết kể và tả Thần Gió đều điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại.
- Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.