I. Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia
- Mệnh đề khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”→ người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.
- Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài, đề cao danh tiếng, phong tước cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc.
- Những việc đã làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách
II. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
- Khuyến khích nhân tài “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.
- Noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác, “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”.
- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”.
III. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
- Thời nào thì hiền tài cũng “là nguyên khí của quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài.
- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với thịnh suy của đất nước (đây là triều đại hoàng kim nhất của lịch sử chế độ phong kiến ở Việt Nam vì biết dùng và quý trọng hiền tài).
- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
IV. Nghệ thuật
- Ngắn gọn, hàm súc
- Lời lẽ trang trọng, thiêng liêng
- Ý tứ sâu sắc , triết lí hàm chứa sự suy ngẫm