Giáo án Ngữ văn 12 Bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: ............................................. 

Tiết 32-33. VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:  Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu HKI. để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.

2. Kĩ năng:  Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận vh;  Bước đầu rèn luyện cho HS tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm,

3. Tư duy, thái độ: Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.

B. HÌNH THỨC

Bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.

C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Mức độ Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

            Vận dụng

Tổng

Thấp

Cao

Làm văn

Chỉ ra được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

Vận dụng kiến thức đọc hiểu về bài thơ Tây Tiến và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến.

Số câu:

Số điểm:

Tỷ lệ:

1

3,0

30%

1

7,0

70%

2

10

100%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỷ lệ:

1

3,0

30%

1

7,0

70%

2

10

100%

D. ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”  - Tố Hữu được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ. (3 điểm)

Câu 2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. (7 điểm)

E. HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1:

 - Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài của bài thơ (0.5đ)

- Những biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong bài thơ:

+ Nội dung: đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đều hướng tới những vấn đề lớn lao của ls dt(cuộc kc chống Pháp); hình tượng đất nước con ngườiVN vừa anh dũng, quật cường vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng đằm thắm (1 điểm)

+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu trữ tình, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh (1.5 đ)

Mức đầy đủ:

Mã 2: Trả lời đầy đủ được các ý.

Mức không đầy đủ

Mã 1: Nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ.

Mức không tính điểm:

Mã 0: Có câu trả lời khác.

Mã 9: Không trả lời.

Câu 2:

1.  Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

2. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau:

 Sau đây là một số gợi ý:

* Mở bài: (0.5đ)

- Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Giới thiệu khái quát về hình tượng nt chủ đạo - đối tượng trữ tình của tp: ha người lính TT với vẻ bi tráng, đậm chất lãng mạn, hào hoa, bay bổng.

* Thân bài (6đ)

- Vẻ đẹp bi tráng của người lính TT(3 đ)

+ Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào húng mãnh liệt có bóng dáng của các tráng sĩ thủa xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. ý chí quên mình, ty mãnh liệt với quê hương đất nước, ty cs làm bừng sáng vẻ đẹp cuộc đời cđ gian khổ.

+ Vẻ đẹp của người lính khong tách rời nỗi đau chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người lính được biểu hiện bằng những hả bi thương nhưng không bi luỵ

- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa (3 đ)

+ Nét khác biệt giữa hình tượng người lính trong bài thơ TT với người lính trong bài thơ một số bài thơ khác: Sự khác biệt xuất phát từ đ. điểm bản thân đối tượng trữ tình, từ tâm hồn của chính chủ thể trữ tình.

+ Vẻ đẹp lãng mạn không chỉ bộc lộ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa sự tàn khốc của ct.

 * Kết bài: (0.5đ)

- Nhận định tổng quát về dặc trưng của hình tượng nghệ thuật: chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính.

- Đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến.

Nội dung đánh giá

Mức độ kết quả cần đạt.

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Nội dung 1

Tiêu chí:

- Chỉ ra được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc,  phân tích  sâu sắc, đầy đủ các phương diện đó.

- Điểm: 3,0

Tiêu chí:

- Chỉ ra được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc nhưng phân tích không sâu các biểu hiện.

- Điểm: 2,0 - 2,5

Tiêu chí:

- Chỉ ra được tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc nhưng phân tích sơ sài, chưa đầy đủ

-Điểm: 1,0 – 1,5

Tiêu chí:

- Chưa chỉ ra đầy đủ các phương diện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc.

- Bài viết sơ sài.

Điểm: 0,5 – 0,75

Tiêu chí:

- Không làm hoặc hoàn toàn không phân tích, không chỉ ra được bất cứ một phương diện nào.

- Điểm 0

Nội dung 2

Tiêu chí

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ.

- Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Phân tích được đầy đủ vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến.

- Đóng góp của nhà thơ Quang Dũng.

- Điểm: 6,0 – 7,0

Tiêu chí:

- Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Phân tích được vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến nhưng chưa sâu.

-  Chỉ ra được những đóng góp của nhà thơ Quang Dũng nhưng chưa sắc sảo.

- Điểm: 4,5 – 5,75

Tiêu chí:

   - Bố cục, lập luận chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ chưa thực sự rõ ràng.

-  Phân tích được vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến nhưng chưa sâu, còn mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.

 -  Chỉ ra được đóng góp của nhà thơ Quang Dũng nhưng diễn đạt không rõ ràng.

Điểm: 3,5 – 4,25

Tiêu chí:

- Mắc lỗi bố cục, lập luận, rất nhiều lỗi về diễn đạt.

- Chưa giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ, chưa phân tích được vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến, những đóng góp của nhà thơ Quang Dũng.

- Điểm: 1 -3,25

Tiêu chí:

Không làm hoặc hoàn toàn lạc đề.

- Điểm: 0

************************************

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học – Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ32-33

VIẾT BÀI SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU:

      Giúp học sinh:

          -Vận dụng những kiến thức cơ bản đã học trong các văn bản đọc hiểu để viết bài nghị luận về một đoạn thơ trữ tình.

          -Vận dụng đựoc khả năng nghị luận văn học để viết bài làm văn phù hợp với yêu cầu của đề bài.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

   * Giáo viên        : Soạn giáo án.

   * Học sinh                   : Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn  định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài dạy: 

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà: Đọc phần hướng đẫn chung và thực hiện các yêu cầu ở phần này để có cơ sở làm tốt bài văn.

- Sau đó đọc trước phần gợi ý cách làm bài + tư lệu tham khảo.

Hoạt động 2:Giới thiệu đề văn.

Giáo viên chép đề lên bảng.

Giáo viên có thể chọn một trong bốn câu của Sách giáo khoa hoặc chọn một đề khác phù hợp với học sinh. 

Hoạt động 3:

Tổ chức cho học sinh làm bài.

Giáo viên nhắc học sinh cố gắng vận dụng tri thức và kĩ năng làm văn đã học khi làm bài.

Hoạt động 4:Thu bài.

Dặn dò: Giáo viên nhắc học sinh xem lại kiến thức và kĩ năng tiếng Việt nhằm củng cố năng lực viết văn và rút kinh nghiệmchuẩn bị cho tiết trả bài.  

I. Hướng dẫn chung.

1. Ôn tập.

-Kiến thức văn học sử, kỷ năng đọc hiểu văn bản.

-Kiến thức và kỷ năng Tiếng Việt.

-Kiến thức và kỷ năng nghị luận.

2. Rút kinh nghiệm từ bài làm văn số 2 để tránh những lỗi về diễn đạt lập luận.

II. Đề bài.

Chọn đề 2 (Sgk):

1. Câu 1 (3 điểm): Theo anh (chị) trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) những câu thơ nào biểu hiện rõ nét nhất vẻ đẹp bi tráng và tâm hồn phóng khoáng thơ mộng của người lính?   Phân tích ngắn gọn để giải thích ý kiến của mình

2. Câu 2 (7 điểm): Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

             "Ta về mình có nhớ ta,

      Ta về ta nhớ những hoa cùng người

              Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

       Đèn cao ánh nắng dao gài thắt lưng

               Ngày xuân mơ nở khắp rừng

        Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

               Ve kêu rừng phách đổ vàng

         Nhớ cô em gái hái măng một mình

                Rừng thu trăng soi hoà bình,

          Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung "

                                (Trích Việt Bắc-Tố Hữu).

III. Học sinh làm bài

Giáo viên hạn định độ dài bài viết.

- Câu 1: 20 dòng.

- Câu 2: 1500 từ (khoảng ba trang).

- Thời gian làm bài: 90 phút .

Giáo viên lưu ý học sinh: Không được cử dụng tài liệu, không trao đổi, thảo luận.

4. Củng cố - dặn dò: Tiết sau học Đọc thêm