Giáo án Ngữ văn 12 Bài Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 78. Làm văn.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận.
- Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Biết nhận diện những lỗi thường mắc khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh những lỗi này.
3. Tư duy, thái độ
- Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận.
B. Phương tiện
GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
HS: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
- Kết hợp làm việc cá nhân và tổ chức thảo luận theo nhóm để phân tích ngữ liệu, rút ra các kết luận cần thiết của bài học.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Sĩ số: ……………………………….
2. Kiểm tra bài cũ: Thuốc
Câu hỏi:
- Ý nghĩa và mối quan hệ giữa tiêu đề và hình ảnh bánh bao tẩm máu người?
- Hình tượng nhân vật Hạ Du được thể hiện như thế nào trong truyện?
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du nói lên điều gì?
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được tìm hiểu cách viết mở bài và kết bài. Nắm vững nguyên tắc, thuần thục cách viết, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện đúng phần mở bài, kết bài. Tuy nhiên, từ đúng đến hay là một khoảng cách. Vậy, chúng ta cần phải dày công rèn luyện các kĩ năng này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành - GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục I.1- SGK (chia lớp học thành 4 nhóm để thảo luận) - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. GV tóm tắt ý kiến của HS ghi lên phần bảng nháp. - Hướng dẫn học sinh khác cho ý kiến bổ sung. GV đi đến kết luận. - Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục I.2- SGK ( 4 nhóm tiếp tục thảo luận) - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. GV tóm tắt ý kiến của HS ghi lên phần bảng nháp. - Hướng dẫn học sinh khác cho ý kiến bổ sung. GV đi đến kết luận. ?Theo em, phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục II.1- SGK (4 nhóm tiếp tục thảo luận) Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. Yêu cầu các thành viên khác cho ý kiến bổ sung, GV chốt, kết luận. Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục II.2- SGK (4 nhóm tiếp tục thảo luận) Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. Yêu cầu các thành viên khác cho ý kiến bổ sung, GV chốt, kết luận. Hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách viết phần kết bài qua câu hỏi trắc nghiệm II. 3- SGK. GV kết luận Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng GV kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức, kĩ năng thực hành của HS qua phần luyện tập. Gợi ý bài 1 Yêu cầu HS lên bảng làm bài 2. |
I. Viết phần mở bài 1. Tìm hiểu ngữ liệu a. Ngữ liệu 1 - Mở bài (1) chưa đạt yêu cầu. Lí do: nêu những thông tin thừa, không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết, bắt đầu từ những phạm vi quá rộng so với vấn đề nghị luận. - Mở bài (2) và (3) là những mở bài phù hợp với yêu cầu của đề bài: đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, nêu bật được nội dung cần bàn luận. b. Ngữ liệu 2 - Vấn đề được triển khai: + Mở bài (1): Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền phải có của mỗi người và mỗi dân tộc. + Mở bài (2): Khẳng định vị trí của bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm: một trong mười bài thơ Đường hay nhất. + Mở bài (3): hướng khai thác riêng của Nam cao trong truyện ngắn Chí Phèo về một đề tài quen thuộc – đề tài nông thôn trong văn học hiện thực phê phán. -Mỗi phần mở bài có những cách thức khác nhau để nêu vấn đề nghị luận một cách linh hoạt, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận: + Mở bài(1): Nêu vấn đề bằng cách sử dụng 1 số tiền đề sẵn có (dẫn lời của những bản Tuyên ngôn nổi tiếng) có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề cần trình bày. + Mở bài(2): Nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong văn bản (bài thơ Tống biệt hành – Thâm Tâm) với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật (theo quan niệm của người viết) để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày. + Mở bài (3): Nêu vấn đề cũng bằng thao tác so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với một số đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong vấn đề đang trình bày, để từ đó gợi hứng thú cho người đọc, giới thiệu được phạm vi vấn đề một cách rõ ràng. 2. Cách viết phần mở bài Mở bài không phải là phần nêu tóm tắt toàn bộ nội dung sẽ trình bày trong văn bản mà điều quan trọng nhất là phải thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác về vấn đề nghị luận, gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề sẽ trình bày trong văn bản. II. Viết phần kết bài 1. Tìm hiểu ngữ liệu a. Ngữ liệu 1 - Kết bài (1) không đạt yêu cầu: + Phạm vi nội dung quá rộng so với yêu cầu của đề bài, không chốt lại vấn đề, hoặc tóm tắt lại những nội dung đã trình bày mà không đánh giá, khái quát được ý nghĩa của vấn đề. + Không có những phương tiện liên kết cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kết bài với các phần đã trình bày trước đó của văn bản, không có những yếu tố hình thức đánh dấu việc trình bày văn bản đã hoàn tất. - Kết bài (2) phù hợp với yêu cầu của đề bài: + Nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề đã trình bày trong toàn bộ văn bản, có những nhận định đánh giá được ý nghĩa của vấn đề, gợi liên tưởng sâu sắc, phong phú. + Có những phương tiện liên kết để củng cố mối quan hệ giữa phần kết và các phần trước của văn bản, đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày vấn đề nghị luận. b. Ngữ liệu 2 - Kết bài (1): Người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày: Nước …độc lập…, đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: Toàn thể…độc lập ấy. - Kết bài (2): Nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng 1 câu văn ngắn gọn: Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này. Đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát. - Cả 2 kết bài đều dùng các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày vấn đề: Vì những lẽ trên…, Hơn thế nữa…, Bây giờ và mãi sau này… 2. Cách viết phần kết bài: Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. III. Luyện tập Bài tập 1 - Mở bài người viết giới thiệu trực tiếp vấn đề cần trình bày: trình bày thật ngắn gọn, khái quát về tác phẩm và nội dung cần nghị luận. Ưu điểm: nhấn mạnh ngay phạm vi vấn đề, nêu bật được luận điểm quan trọng nhất cần trình bày, giúp người tiếp nhận nắm bắt một cách rõ ràng vấn đề sắp trình bày. - Mở bài (2): Giới thiệu nội dung bàn luận bằng cách gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chính qua một số luận cứ và luận chứng, được tổ chức theo trình tự lôgích chặt chẽ: từ phạm vi rộng hơn đến vấn đề chủ yếu. Ưu điểm: giới thiệu vấn đề tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận. Cần lưu ý: phải chọn những luận chứng, luận cứ có giá trị, liên quan đến bản chất của vấn đề. Bài tập 2 Những mở bài, kết bài được nêu có những lỗi sau: - Mở bài trình bày quá kĩ, thông tin thừa- không liên quan đến bản chất của vấn đề cần nghị luận; phần giới thiệu vấn đề chính chưa có tính khái quát (sa đà vào việt tóm tắt các luận điểm mà không nhấn mạnh được bản chất của vấn đề) - Kết bài tiếp tục tóm tắt vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý nghĩa của vấn đề, trùng lặp với mở bài. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Nắm được yêu cầu và cách viết phần mở bài.
- Nắm được yêu cầu và cách viết phần kết bài.
5. Dặn dò
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài mới: Số phận con người ( Sô-lô -khốp).
************************************
Giáo án Ngữ văn 12 Bài Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận – Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ:78
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Hiểu sâu hơn về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận.
-Rèn luyện, củng cố kĩ năng vận dụng các kiểu mở bài và kết bài thông dụng.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:Nội dung: căn cứ vào sự chuẩn bị của học sinh.
3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài.
Mở bài và kết bài của một bài văn nghị luận tuy chỉ viết ngắn gọn nhưng lại rất quan trọng vì một phần(mở bài) có nhiệm vụ nêu vấn đề, một phần kết có nhiệm vụ kết thúc vấn đề. Bài viết có đi đúng hướng hay không đội khi chỉ cần đọc mở bài, kết bài cũng có thể biết được. Rèn luyện kĩ năng viết mở bài và kết bài là rất cần thiết. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành rèn luyện các kĩ năng này.
a. Đặt vấn đề:
b.Triển khai bài dạy:
Hoạt động GV + HS |
Nội dung kiến thức |
-Hoạt động 1: Tổ chức rền luyện kỹ năng viết phần mở bài. Giáo viên vào bài. - Bài tập 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm " Vợ nhặt " của Kim Lân. - Bài tập 2: Phân tích các cách ở bài ở SGK:
+ Phân tích tính tự nhiên, hấp dẫn của các mở bài. Học sinh thảo luận nhóm, trình bày trước lớp. Bài tập 3: Từ hài bài tập trên anh (chị)hãy cho biết phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạp lập văn bản? Học sinh làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp. -Hoạt động 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng viết phần kết bài. Bài tập 1: Tìm hiểu các kết bài Sgk cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhận vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyên Tuân). Học sinh đọc kyc các kết bài Sgk, phát biểu ý kiến. Bài tập 2: Phân tích các kết bài Sgk. Học sinh đọc kyc, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. Bài tập 3: Từ hai bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản. Học sinh làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp. |
I.Viết phần mở bài. 1.Tìm hiểu cách mở bài. -Đề tài được trình bày: Giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân -Cách mở bài: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn… 2. Phân tích cách mở bài: - Đoán định đề tài: + Mở bài 1: Quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. + Mở bài 2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm. + Mở bài 3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo. ® Cả 3 cách mở bài đều gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc hướng tới đề tài. 3. Yêu cầu phần mở bài: - Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài. - Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản. II. Viết phân thân bài: 1. Tìm hiểu các kết bài. - Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân). - Cách kết bài hai phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc. 2. Phân tích các kết bài: -Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập. - Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhoà về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. -Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc. 3. Yêu cầu của phần kết bài. -Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề. -Gợi lên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn. |
4. Củng cố: -Nắm phần ghi nhớ Sgk.
5. Dặn dò: -Tham kháo các bìa viết văn nghị luận và học tập cách viết mở bài, kết luận.
-Tự đặt đề bài và tập viết nhiều mở bài, kết bài khácc nhau cho cùng một đề.
-Tiết sau học Đọc văn Số phận con người.