Giáo án Ngữ văn 12 Bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo) mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 9. Tiếng Việt.

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (tiếp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

1. Kiến thức: Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.

2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng.

3. Tư duy, thái độ: Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

B.PHƯƠNG TIỆN :

- GV:Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.

Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.

- HS: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1, vở soạn, vở ghi.

C. PHƯƠNG PHÁP:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

Sĩ số: ………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Đã là người Việt Nam thì bất cứ ai trong chúng ta cũng biết sử dung tiếng Việt trong công việc giao tiếp hàng ngày, nhưng sử dụng tiếng Việt như thế nào để đảm bảo sự trong sáng và đạt hiệu quả cao? Đó là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Thao tác 1:Hướng dẫn học sinh xác định trách nhiệm về phương diện tình cảm.

+ GV: Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta phải có thái độ và tình cảm như thế nào đối với tiếng Việt?

+ GV: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có hiểu biết về tiếng Việt hay không? Và là thế nào để có những hiểu biết về tiếng Việt?

+ GV: Về mặt hành động, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mọi người cần sử dụng tiếng Việt như thế nào?

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

1. Về thái độ, tình cảm:

- Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt, xem đó là”thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc”

2. Về nhận thức:

- Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có những hiểu biết về tiếng Việt

(Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp)

- Hiểu biết đó không chỉ qua học tập ở trường, mà còn bằng tự học hỏi.

3. Về hành động:

- Sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực và quy tắc, trong đó có các quy tắc chuyển hoá, biến đổi.

- Không lạm dụng tiếng nước ngoài làm vẩn đục tiếng Việt.

- Tránh những lối nói thô tục, thiếu văn hoá.

Hướng dẫn học sinh tổng kết và luyện tập.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết

+ GV: Cho 1 -2 học sinh đọc phần Ghi nhớ của sách giáo khoa

+ GV: Yêu cầu học sinh đọc các bài tham khảo phía sau bài học ở nhà

III. Kết luận:

Ghi nhớ (SGK)

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Hướng dẫn học sinh luyện tập

+ GV: Gọi học sinh đọc các ngữ liệu

+ GV: Yêu cầu học sinh phân tích từng câu văn để tìm ra những câu văn “trong sáng” và những câu “không trong sáng”?

IV. Luyện tập :

1.Bài tập 1:

- Câu a không trong sáng (có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn và chủ ngữ ) vì dùng thừa từ đòi hỏi.

- Các câu b, c, dviết đúng chuẩn ngữ pháp nên là những câu trong sáng.

+ GV: Gọi học sinh đọc ngữ liệu

+ GV: Yêu cầu học sinh phân tích để tìm ra những từ nước ngoài nào không nên sử dụng và thay thế bằng từ khác để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Bài tập 2:

- Dùng từ Tình nhân thì thiên về việc nói đến con người hơn là ngày lễ

- Dùng từ Valentine là từ vay mượn nên không cần thiết.

à Dùng từ(ngày) Tình yêu là đủ diễn đạt nội dung và sắc thái tình cảm. Không nhất thiết dùng từ nước ngoài.

- Trong lời quảng cáo dùng 3 hình thức biểu hiện cùng 1 nội dung: ngày lễ tình nhân, ngày Valentine, ngày Tình yêu .

à Cùng biểu hiện ý nghĩa cao đẹp là tình cảm con người .

- Từ cần thay thế: ngày Valentine

àngày lễ tình nhân, ngày Tình yêu.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Mỗi người cần có ý thức như thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. (Phạm Văn Đồng).

****************************

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ: 9

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

(Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

-Rèn luyện ý thức sử dụng Tiếng Việt trong sáng, theo các quy tắc chung.

-Làm được các bài tập liên quan đến bài học.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

-Thực hành.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Thế nào là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Tại sao phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt?

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b.) Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập.

-Học sinh đọc bài tập 1 và yêu cầu trả lời câu hỏi:

- ở ví dụ trên từ nào em cho là chuẩn xác? Vì sao?

-Giáo viên cho học sinh phân tích vài ba từ cụ thể.

-Học sinh đọc bài tập 2: Một học sinh trả lời học sinh khác đề xuất theo cách hiểu của mình.

-Giáo viên đưa ra ý kiến của mình để thống nhất.

Bài tập 3: Yêu cầu học sinh tìm hiểu để xác định những từ dùng mang tính chất "lạm dụng".

Bìa tập 4: Học sinh tìm hiểu để đánh dấu đúng và phân tích được những câu "trong sáng " Muốn vậy phải đọc rõ ràng từng ví dụ

bài tập 5: Một học sinh đọc bài tập, cả lớp tập trung tìm hiểu để xác định từ tương đương sẽ thay thế được.

I. Giải bài tập:

1. Bài tập 1:

*Dùng từ: Mỗi từ mà nhà văn dùng đều rất sát, không những thế mà còn rất hay vì nhiều hình ảnh súc tích. Đó là các từ: "chung tình, ngoan, biết điều mà cay nghiệt …"

2. Bài tập 2:

- Điền dấu để thành đoạn văn như sau:

"Tôi có lấy ví dụ về dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại ".

3. Bài tập 3:

- Các từ mang tính chất "lạm dụng": là fan; hacker. Lần lựơt thay thế bằng các từ "người hâm mộ", "tin tặc".

4. Bài tập 4:

- Học sinh đấnh dấu vào (b., (d).

- Phân tích: Câu (b. lược bớt từ "đòi hơi" nhưng nghĩa vẫn đầy đủ, dễ hiểu, rõ ràng, câu văn gọn gàng.

5. Bài tập 5:

- Từ không cần thiết sử dụng vì đã có từ Việt tương đương đó là: "tình nhân" -Valentin.

II. Tổng kết củng cố:

-Điểm cơ bản:

+Khi đùng từ phải cân nhắclựa chọn. Chú ý đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Tránh dùng từ lạm dụng. Từ nào khi bỏ đi mà câu văn trong sáng hơn thì nên bỏ.

+ Làm bài xong nên đọc lại để sửa chữa những chỗ sai hoặc thừa.

4. Củng cố- Dặn dò:

-Tiết sau học: Đọc văn Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ của dân tộc.