Giáo án Ngữ văn 12 Bài làm văn số 5: Nghị luận văn học mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài làm văn số 5: Nghị luận văn học mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: ..............................................

Tiết 57-58. Làm văn.BÀI LÀM VĂN SỐ 5: Nghị luận văn học

A. Mục tiêu đề kiểm tra

- Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 , sau khi học sinh kết thúc tuần 19.Nội dungbài viết số 5 : Làm vănnghị luận về văn học

-Mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bảnnghị luận văn học về tác phẩm tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

- Cụ thể:

+ Ôn lại các kiến thức và kĩ năng cơ bản về tác phẩm văn xuôi sử từ CMT8/ 1945 đến hết thế kỉ XX và kiến thức vềtác phẩm Vợ chồng A Phủ.

+ Ôn lại kĩ năng vềnghị luận một tác phẩm văn xuôi và vận dụng thao tácChú ý các thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận..

+Xem lạinhững bài làm văn học kì 1 để tránh lỗi diễn đạt, lập luận còn vướng mắc. Chú ý ưu điểm , nhược điểm để rút kinh nghiệm.

B. Hình thức đề kiểm tra

Hình thức tự luận, thời gian làm bài 90 phút.

C. Thiết lập ma trận

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Làm văn :Nghị luận về tác phẩm văn xuôi, đoạn trích văn xuôi

Huy động kiến thức đã họctrong tác phẩm văn học

đểlàm rõ sức sống tiềm tàng của Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ .Nâng cao năng lực tư duytổng hợp so sánh đối chiếu để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm hiện văn xuôi hiện đại.

Số câu :

Số điểm :

Tỉ lệ:

1

10,0

100 %

1

10,0

100%

Tổng số câu:

Tổng sốđiểm:

Tỉ lệ:

1

10,0

100%

1

10,0

100%

D. BIÊN SOẠN ĐỀ

ĐỀBÀI LÀM VĂN SỐ5

Thời gian : 90 phút ( không kể chép đề)

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trongVợ chồng A Phủcủa Tô Hoài.

E. HƯỚNG DẪN CHẤM

Nội dung

Điểm

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn xuôi.

Có luận điểm,luận cứ rõ ràng.

Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những kiến thức vềvăn bản Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

Mở bài :Giới thiệu tác giả, tác phẩm , hình ảnh Mị có sức sống tiềm tàng trong tâm hồn.

1,0

Thân bài

Khắc hoạ hình tượng cô Mị , nhà văn khám phá số phận của người dân nghèo miền núi và khẳng định sức sống tiềm tàng của Mị

- Trước khi về làm dâu Mị là cô gái trẻ trung yêu đời

- Những ngày làm dâu, Mị vô cùng đau khổ, cô có sự phản kháng :

+ Khóc

+ Định tự tử

- Quen dần, nhẫn nhịn, cam chịu, sức sống bị huỷ hoại

+ Bị tê liệt

+ Sống lặng lẽ, âm thầm như cái bóng : cô không nói, không cười, mặt buồn rười rượi…, không thiết những gì xung quanh, giam mình trong căn buồng kín mít..

1,5

- Sức sống tiềm tàng của Mị không lụi tắt dù bị chà đạp. Tác động của ngoại cảnh, không khí mùa xuân, tiếng sáo, ngày tết…lay tỉnh tâm hồn cô

+ Mị nhẩm theo lời bài hát

+ Cô nhớ lại những kí ức, những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc vẫn được gìn giữ trong đáy sâu tâm hồn

+ Mị đau khổ , thậm chí muốn chết đi để khỏi đối diện nhưng cô chợt nhận ra , cô còn trẻ, cô muốn đi chơi và cô chuẩn bị đi chơi

2,0

- Sức sống vừa trỗi dậy cũng là lúc bị dập tắt một cách tàn nhẫn bởi vòng dây trói của A Sử. Mị lại chìm sâu vào chai sạn

+ Mị không gắn bó gì cuộc sống xung quanh, như cái bóng vờ bên bếp lửa

+ Cô dửng dưng với chính mình

+ Cô thản nhiên trước nỗi đau của người khác.

1,5

- Nhưng vẫn có một nguồn lửa sống âm thầm, leo lét cháy trong tim của Mị. Ngọn lửa ấy được thổi bùng lên nhờ dòng nước mắt trên má của A Phủ

+ Mị nhớ lại nỗi đau của chính mình

+ Mị thương cho người đàn ông bị trói và nhớ về người phụ nữ ngày trước bị trói đến chết

+ Cô căm phẫn, cô nhận ra tội ác của chúng

+ Cô nghĩ A Phủ sẽ chết thật phi lí

+ Sức sống trỗi dậy cùng với sự thức tỉnh tâm hồn : cô giải thoát cho A Phủ vàtự giải thoát mình

2,0

Khái quát chung về quá trình miêu tả diễn biến tâm lí của Mị, khẳng định sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động.

1,0

Kết bài : Kết thúc vấn đề, đánh giá về sức sống tiềm tàng là nguồn sống đã giúp Mị hồi sinh và giành lấy được cuộc sống mà cô bị cướp.

1,0

Nội dung đánh giá

Mức độ kết quả cần đạt

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Nội dung

Tiêu chí

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn một vài sai sót về chính tả, dùng từ.

- Phân tích, chứng minh được đầy đủ các biểu hiện về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.

- Đánh giá chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.

- Điểm: 9,0 – 10,0

Tiêu chí:

- Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Phân tích được các biểu hiện về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị nhưng chưa sâu.

- Đánh giá chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài nhưng chưa sắc sảo.

- Điểm: 7,0 – 8,0

Tiêu chí:

- Bố cục, lập luận chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Phân tích được các biểu hiện về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị nhưng chưa sâu, còn mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.

- Đánh giá chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài nhưng diễn đạt không rõ ràng.

Điểm: 5,0 – 6,0

Tiêu chí:

- Mắc lỗi bố cục, lập luận, rất nhiều lỗi về diễn đạt.

- Diễn đạt không rõ ý, chưa phân tích được các biểu hiện về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và chưa đánh giá được chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài.

- Điểm: 1,0 – 4,0

Tiêu chí:

Không làm hoặc hoàn toàn lạc đề.

- Điểm: 0

******************************

Giáo án Ngữ văn 12 Bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Mẫu giáo án số 2

Tiết 57-58. Làm văn.BÀI LÀM VĂN SỐ 5: Nghị luận văn học

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

-Vận dụng được các tri thức, kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.

-Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

-Thực hành.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án- Ra đề và đáp án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt cho việc viết bài.

Học sinh tái hiện lại kiến thức đã học.

Giáo viên ghi đề bài lên bảng. Nêu một số yêu cầu trong khi làm bài: tự giác, độc lập, không dùng tài liệu, không nhìn bài bạn.

Giáo viên giám sát quá trình làm bài của học sinh.

-Thu bài.

I. Một số đề bài:

1. Anh chị hiểu thế nào về ý kiến sau đây của nhà thơ Xuân Diệu: "Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời thơ còn là thơ nữa".

2. Bình luận ý kiến sau của Nam Cao: "Một tác phẩm thật có giá trịphải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một ấi gì lớn laomạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho con người ngày càng người hơn"

(Nam Cao-Đời thừa)..

II. Gợi ý:

1. Bài viết cần có các luận điểm sau:

- Thơ là hiện thực cuộc đời.

-Thơ là cuộc đời.

- Mối quan hệ giữa thơ và hiện thực với hiện thực cuộc đời.

- Thơ còn là thơ nữa, Tức là thơ còn có những đặc trưng riêng của cảm xúc, hình tượng, ngôn ngữ, nhạc điệu …

2. Bài viết cần có các luận điểm sau:

- Tác phẩm văn học vượt lên trên tất cả không gian, thời gian.

-" Một tác phẩm văn học có giá trị …"® Đây là giá trị nội dung và tác động tinh thần, tác động giáo dục của tác phẩm văn học.

…………

4. Củng cố - Dặn dò.