Giáo án Ngữ văn 12 Bài Phát biểu tự do mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Phát biểu tự do – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 90. Làm văn. PHÁT BIỂU TỰ DO

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Có những hiểu biết sơ bộ về phát biểu tự do.

- Nắm được một số yêu cầu và nguyên tắc về phát biểu tự do.

2. Kĩ năng

- Từ tình huống cụ thể trong đời sống biết lựa chọn chủ đề phát biểu tự do, xây dựng đoạn văn ngắn để phát biểu chủ đề đã lựa chọn.

3. Tư duy, thái độ

- Bước đầu vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đó vào công việc phát biểu tự do về một chủ đề mà em thấy hứng thú và có mong muốn trao đổi với người nghe.

B. Phương pháp

-Tổ chức cho HS thảo luận phát huy tính chủ động tích cực của HS ,cho HS hình dung ra tình huống, khai thác vốn sống vốn hiểu biết để có thể phát biểu tự do.

C. Phương tiện

GV : SGK,SGV, Giáo án.

HS : SGK, vở soạn, vở ghi.

D. Tiến trìnhdạy học

1. Ổn định lớp

Sĩ số: …………………………………

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu yêu cầu sử dụng từ ngữ, sử dụng và kết hợp các kiểu câu, xác định giọng điệu trong văn nghị luận.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều điều say mê (hay buộc phải tìm hiểu). Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của mỗi người có hạn, nên chia sẻ và được chia sẻ là điều vẫn thường gặp. "Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác nghe mình nói) đồng thời là một yêu cầu (người khác muốn được nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu khái niệm phát biểu tự do

Hãy cho VD về phát biểu tự do?

Trong cuộc sống có lúc con người phát biểu ý kiến của mình mà chưa chuẩn bị kĩ càng gọi là phát biểu tự do

?Phát biểu tự do là gì?

Tìm hiểu nhu cầu thôi thúc con người phát biểu tự do?

?Phát biểu tự do xuất phát từ nhu cầu nào thôi thúc?

?Để phát biểu tự do cần phải như thế nào?

Tìm hiểu những yếu tố giúp phát biểu tự do thành công

?Để phát biểu tự do thành công ta cần những yếu tố nào?

Câu hỏi 3 trong SGK chọn phương án nào là phù hợp?(trừ phương án d không chọn)

Tưởng tượng tình huống để phát biểu tự do,và để phát biểu tự do cần chuẩn bị những gì?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

- Phát biểu tự do về cách ăn mặc và đầu tóc của HS trung học phổ thông hiện nay.

GV chia HSthành các nhóm, HS phát biểu tự nhiên, thoải mái.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV nêu một số đề tài thường nảy sinh một cách ngẫu nhiên trong cuộc giao tiếp của HStrong phạm vi lớp, nhóm, tổ như : thời trang, tình bạn, tình yêu, kỉ niệm tuổi học trò, internet, cách học, những vướng mắc trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đình, tham quan, du lịch…

GV yêu cầu HS lựa chọn đề tài để thực hành nói.

1. Khái niệm

a. Ví dụ: nêu vd về phát biểu tự do như :

-Quan điểm chọn người yêu.

-Cảm tưởng của mình khi được dự một lễ sinh nhật ,một cuộc đi chơi.,một bữa tiệc,khi xem một cuộc thi hoa hậu,hoặc quan điểm của bạn về cách ăn mặc…

b. Khái niệm: Phát biểu tự do là dạng thường gặptrong đời sống ,ở đó người phát biểu có thể hào hứng trình bày những ý kiến của mình với người nghe,đó là những ý kiến hoàn toàn không theo chủ đề nào đã quy định trước ,đã chuẩn bị trước.

* Phát biểu tự do khác với phát biểu theo chủ đề:

-Người nói tự tìm chủ đề nội dung phát biểu.

-Chủ đề nội dung đó có thể nảy sinh bất ngờ ,ngẫu nhiên ngoài dự tính.

2. Những nhu cầu thôi thúc con người phát biểu tự do:

* Phát biểu tự do sinh ra từ tình huống trong đời sống:

-Khi có ai gợi lên xôn xao một kỉ niệm,một nỗi niềm mà lòng người phát biểu từng ấp ủ

-Một điều tâm niệm ,một bài học,một điều trăn trở về đời sống …ai đó gợi ra.

* Để phát biểu tự do cần:

-Phải sống hết mình mới tìm ra chủ đề,nội dung phát biểu tự do.

-Phải tích lũy làm giàu vốn sống ,vốn hiểu biết với ý kiến thật riêng.

3. Những yếu tố giúp phát biểu tự do thành công

-Có hứng thú,am hiểu vấn đề mình phát biểu.

-Bám sát chủ đề ,không để xa đề,lạc đề.

-Rèn luyện kĩ năng tìm ý,sắp xếp ý nhanh chóng.

-Phải chú ý đến người nghe,hướng vào những nội dung mới mẻ ,thú vị, làm cho họ thích thú.để điều chỉnh kịp thời.

-Diễn đạt ý kiến của mình thành một số câu ,đoạn,không bắt buộc làm bài văn hoàn chỉnh.

4. Tưởng tượng tình huống để phát biểu tự do:

VD:- Vấn đề sành điệu trong thanh niên học sinh.

- Vấn đề thi hoa hậu ở nước ta.

- Vấn đề chọn nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.

* Để phát biểu tự do cần :

- Chọn chủ đề.

- Nguyên nhân vì sao.

- Phác thảo những ý chính, sắp xếp ý.

- Làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe (xem SGK trang 164 tất cả các ý đã nêu).

àGhi nhớ trang 164.

5. Luyện tập:

- Phát biểu tự do về cách ăn mặc và đầu tóc của HS trung học phổ thông hiện nay.

HS chiathành các nhóm, HS phát biểu tự nhiên, thoải mái.

HS chủ động chia nhóm, lựa chọn đối tác, đối tượng trong quá trình thực hành nói.

HS lựa chọn đề tài, giao tiếp theo nhóm, ghi âm lại cuộc trao đổi này.

HS cả lớp nghe lại phần ghi âm cuộc trao đổi của một số nhóm.

HS thảo luận thêm về cách thức giao tiếp, điều chỉnh những điểm cần thiết.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Khái niệm phát biểu tự do ; những yếu tố giúp phát biểu tự do thành công.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài : Phong cách ngôn ngữ hành chính.

***********************************

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Phát biểu tự do – Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ: 90

PHÁT BIỂU TỰ DO

A. MỤC TIÊU:

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Giúp học sinh:

-Năm đước những điều cơ bản nhất về phát biểu tự do.

-Thông qua thực hành, luyện tập, bước đầu biết cách ohát biểu tự do về một lĩnh vự quen thuộc.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Trình bày những yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong văn nghị luận?

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn. Có rất nhiều tình huống buộc người ta phát biểu tự do. Không có thời gian chuẩn bị, không có điều kiện cân nhắc, lựa chọn, gọt giũa,…Vậy phải làm thế nào để nhưqngx lời phát biểu tự do đạt hiệu quả? Bài học hôm nay sẽ phần nào giúp chúng ta điều đó.

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm những tình huống nảy sinh phát biểu tự do.

Giáo viên nêu yêu cầu:

-Hãy tìm một vài ví dụ ởi đời sống quanh mình để chứng tỏ rằng: trong thực tế, không phảikúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo nhữn chủ đề định sẵn.

Học sinh dựa vào phần gợi ý Sgk để tìm ví dụ.

Giáo viên nhận xét và nêu thêm một số ví dụ khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu phát biểu tự do của con người.

Giáo viên nêu vấn đề:

-Từ những ví dụ nêu trên, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do?

Học sinh dựa vào ví dụ và tình huống trong Sgk để phát biểu.

-Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phát biểu tự do.

Giáo viên nêu câu hỏi trắc nghiệm:

-Làm thế nào để phát biểu tự do thành công?

a. Không đước phát biểu về những điều mình không hiểu biết và tích thú.

b. Phải bám chắc chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề.

c. Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.

d. Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.

e. Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.

g. Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chính kịp thời.

Học sinh dựa vào kinh nghiệm bản thân và những điều tìm hiểu trên đây để có những lựa chọn thích hợp.

-Hoạt động 4: Luyện tập.

Giáo viên có thể đưa mục 4 trong Sgk vào phần luyện tập để khắc sâu nhữg điều cần ghi nhớ ở mục 3.

Trên cơ sở mục 3, học sinh cụ thể hoá những điều đặt ra ở mục 4.

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bài luyện tập trong Sgk.

Giáo viên có thể chọn một chủ đề bất ngờ và khuyến khích những học sinh có hứng thú và hiểu biết thực hành-cả lớp nghe và nhận xét, góp ý.

1. Những trường hợp nào được coi là phát biểu tự do?

-Trong buổi giao lưu: "chát với 8X" của đài truyền hình kĩ thuật số, khi được người dẫn chương trình gợi ý: "Trong chuyến đi châu Âu, kỉ niệm nào anh nhớ nhất?", một khách mời (nhạc sĩ) đã phát biểu: "có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi ấy: chụp ảnh lưu niệm với bạn bè, những buổi biểu diễn, gặp gỡ bà con Việt Kiều,…Nhưng có lẽ kỉ niệm đáng nới nhất trong chuyến đi ấy, vâng, tôi nhớ ra rồi, đó là đêm diễn cho bà con Việt Kiều ta ở Pari…". Và cứ thế, vị khách mời đã phát biểu rất say sưa những cảm nhận của mình về đêm biểu diễn ấy: nhạc sĩ biểu diễn ra sao, bà con cảm động thế nào, những người nước ngoài có mặt hôm ấy đã phát biểu những gì,…

-Một bạn học sinh khi được cô giao nêu vấn đề: "Hãy phát biểu những hiểu biết của em về thơ mới Việt Nam giai đoạn 30-45" đã giơ tay xin ý kiến: "Thưa cô, em chỉ xin phát biểu về mảng thơ tình thôi được không ạ". Được sự đồng ý của cô giáo, bạn học sinh ấy đã phát biểu một cách say sưa, hào hứng (tuy có phần hơi lan man) về mảng tho tình trong phong trào thơ mới: những nhà thơ có nhiều thơ tình, những bài thơ tình tiêu biểu, những cảm nhận về thơ tình,…

-Trong buổi Đại hội chi đoàn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi bạn A phát biểu về phong trào "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", ban B phát biểu và đóng góp ý kiến rất hay, rất bổ ích, thậm chí còn hơn cả bài phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A.

Trên đây là những ví dụ về phát biểu tự do.

2. Vì sao con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do?

-Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều điều say mê (hay buộc phải tìm hiểu). Tri thức là vô cùng mà hiểu biết của mỗi người có hạn nên chia sẻ và được chia sẻ là điều vẫn thường gặp.

-"Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác nghe mình nói) đồng thời là một yêu cầu (người khác muốn được nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn.

3. Làm thế nào để phát biểu tự d thành công?

-Phát biểu tự do là dạng phát biểu trong đó ngươig phát biểu trình bày với mọi người vè một điều bất chợt nảy sinh do mình thích thú, say mê hoặc do mọi người yêu cầu.

-Vì bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài dự tính nên người phát biểu không thể tức thời xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh có sự chuẩn bị công phu.

-Người phát biẻu sẽ không thành công nếu phát biểu về một đề tài mà mình không hiểu biết hoặc thích thú. Vì có hiểu biết mới nói đúng, có thích ths mới nói hay. Nhưng hứng thú không dễ đến, hiểu biết thì có hạn, càng không thể đến một cách bất ngờ. Muốn tạo hứng thú và có vốn hiểu biết, không có cách gì hơn là say mê học tập, tìm hiểu, sống nhiệt tình và say mê với cuộc đời.

-Phát biểu dù là tự do cũng phải có người nghe. Phát biểu chỉ thực cự thành công khi thực sự hưởng tới người nghe. Người phát biểu phải chọn đề tài phù hợp, có cách nói phù hợp với người nghe. Trong quá trình phát biểu cần quan sát nét mặt, cử chỉ,…của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời. Thành công của phát biểu tự do chỉ thực sự có đưqợc khi hứng thú của người nói bắt gặp và cộng hưởng với sự hứng thú của người nghe. Dĩ nhiên, không người nghe nào hứng thú với những gì đã làm cho họ nhàm chán trừ khi điều không mới được phát biểu bằng một cách nói mới.

Như vậy, trong tất cả các phương án trên, chỉ có phương án (d) la không lựa chọn, còn lại đều là những cách khiến phát biểu tự do thành công.

*Lưu ý: đọc kĩ phần ghi nhớ.

4. Luyện tập.

a. Luyện tập tình huống phát biểu tự do.

Bước 1: Chọn chủ đề cụ thể.

Bước 2: Kiểm tra nhanh xem vì sao mình chọn chủ đề ấy (tâm đắc? được nhiều người tán thành? chủ đề mới mẻ?...hay là tất cả những lí do đó?).

Bước 3: Phác nhanh trong óc những ý chính của lời phát biểu và sắp chúng theo thứ tự hợp lí.

Bước 4: nghĩ cách thu hút sự chủ ý của người nghe (nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng; đưa ra những thông tin mới, bất ngời, có sức gây ấn tượng; lồng những nội dung phát biểu vào những câu chuyện lí thú, hấp dẫn; tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm hay hài hước; thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ; tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nhói và người nghe).

b. Phần luyện tập trong Sgk.

-Tiếp tục sưu tầm những bài phát biểu tự do đặc sắc (Bài tập 1).

-Ghi lại lời phát biểu tự do về một cuốn sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và phân tích:

+Đó đã thật sự là phát biểu tự do hay vẫn là phát biểu theo chủ đề định sẵn?

+So với những yêu cầu đặt ra cho những ý kiến phát biểu tự do thì lời phát biểu của bản thân có ưu điểm và hạn chê gì?

*Lưu ý: cần bám sát khái niẹm, những yêu cầu và cách phát biểu tự do để phân tích.

c. Thực hành phát biểu tự do.

Có thể chọn mọt trong các đề tài sau:

-Dòng nhạc nào đang được giới trẻ ưa thích?

-Quan niệm thế nào về "văn hoá game"?

-Tìn yêu tuổi học đường-nên hay không nên?

-Chương trình truyền hình mà bạn yêu thích?

v.v…

4. Củng cố: -Nắm nội dung nghi nhớ Sgk.

5. Dặn dò: -Tập hpát biểu tự do trong nhóm học tập.

-Tiết sau học Tiếng Việt.