Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài làm văn số 3 – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 45. Làm văn.TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Giúp HS nhận ra những điểm đạt và chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong bài làm.
2. Kĩ năng : Điều chỉnh, phát huy những điểm mạnh, sữa chữa và hạn chế những điểm yếu để rút kinh nghiệm, nâng cao kĩ năng, chuẩn hóa lại kiến thức, chuẩn bị cho những bài viết sau.
3. Tư duy,thái độ : Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong bài văn sau.
B. Phương tiện:
- GV: Thiết kế bài dạy, bài viết của học sinh.
- HS: Vở ghi, bài viết của bản thân.
C. Phương pháp: Kết hợp thuyết trình, giảng giải và phát vấn của GV với ý kiến HS tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số: ……………………………………………..
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Tiết trả bài văn số 3 giúp các em nhận ra những điểm đạt và chưa đạt về kiến thức, kĩ năng trong bài làm để có được bài viết tốt hơn trong thời gian tới.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Hướng dẫn HS tìm hiểu đề - Đề bài có những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? |
I. Tìm hiểu đề: 1. Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”- Tố Hữu được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ. (3 điểm) 2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. * Câu 1: Trả lời vắn tắt, ý chính, cơ bản, không nên dài quá một trang Câu 2: - Yêu cầu về hình thức: Kiểu bài nghị luận văn học về thơ trữ tình. Vận dụng các thao tác: phân tích (là chính) kết hợp với lập luận, giải thích, so sánh, bình luận. - Yêu cầu về nội dung: Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng |
Hướngdẫn HS lập dàn ý: -Biểu hiện tính dân tộc trong thơ TH qua những phương diện nào? Lưu ý: HS khi làm bài thi TN nếu có những dạng câu 2 hoặc 3 điểm thì cần trình bày vắn tắt không nên dài quá một trang. -Phần mở bài cần trình bày những điểm nào để người đọc có thể nắm bắt được vấn đề mà ta đề cập đến? -Phân thân bài cẩm đảm bảo những ý chính nào? - Kết bài cần khẳng định điều gì? |
II. Lập dàn ý: Câu 1:- Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài của bài thơ (0.5đ) - Những biểu hiện cụ thể của tính dt trong bài thơ: + Nội dung: đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đều hướng tới những vấn đề lớn lao của ls dt(cuộc kc chống Pháp); hình tượng đất nước con ngườiVN vừa anh dũng, quật cường vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng đằm thắm (1 điểm) + Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu trữ tình, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh (1.5 đ) Câu 2: * Mở bài: (0.5đ) - Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Giới thiệu khái quát về hình tượng nt chủ đạo – đối tượng trữ tình của tp: ha người lính TT với vẻ bi tráng, đậm chất lãng mạn, hào hoa, bay bổng. * Thân bài (6đ) - Vẻ đẹp bi tráng của người lính TT(3 đ) + Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào húng mãnh liệt có bóng dáng của các tráng sĩ thủa xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. Ý chí quên mình, ty mãnh liệt với quê hương đất nước, ty cs làm bừng sáng vẻ đẹp cuộc đời cđ gian khổ. + Vẻ đẹp của người lính khong tách rời nỗi đau chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người lính được biểu hiện bằng những hả bi thương nhưng không bi luỵ - Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa (3 đ) + Nét khác biệt giữa hình tượng người lính trong bài thơ TT với người lính trong bài thơ một số bài thơ khác: Sự khác biệt xuất phát từ đ. Điểm bản thân đối tượng trữ tình, từ tâm hồn của chính chủ thể trữ tình. + Vẻ đẹp lãng mạn không chỉ bộc lộ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa sự tàn khốc của ct. * Kết bài: (0.5đ) - Nhận định tổng quát về đặc trưng của hình tượng nt: chất lãng mạn và chất anh hùng trong htngười lính. - Đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến. |
Giáo viên nhận xét về bài văn của học sinh. GV: Từ những yêu cầu của đề bài, các em hãy cho biết các em đã làm được những gì và những gì chưa làm được trong bài làm của mình? |
III. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Về kĩ năng: một số biết vận dụng kiểu văn nghị luận - Về kiến thức: xác định được các luận điểm cần thiết cho bài văn - Bố cục: rõ ràng, đủ 3 phần - Về diễn đạt: tương đối rõ ràng, biết vận dụng các phương tiện để liên kết câu và đoạn. 2. Nhược điểm: - Đa số chưa xác định được các luận điểm cần thiết. - Bài viết thiếu dẫn chứng, chưa đủ sức thuyết phục. - Còn sai nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn. |
Trả bài: GV trả bài và yêu cầu HS: - Xem lại bài và đọc kĩ lời phê của GV. - Tự sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, bố cục, liên kết. - Trao đổi bài cho bạn để cùng nhau rút kinh nghiệm. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố: Giáo viên yêu cầu học sinh rút kinh nghiệm cho bài văn của mình.
5. Dặn dò: Soạn bài mới: “ Người lái đò sông Đà “ – Nguyễn Tuân.
***********************************
Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài làm văn số 3 – Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ: 45
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Củng cố kiến thức về nghị luận văn họcrút kinh nghiệm cách viết một bài nghị luận văn học.
-Nhận ra những ưuvà nhược trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và phát hiện lỗi trong bài.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và xây dựng dàn ý. Giáo viên nhận xét chung bài làm của học sinh: Đa số các em có cố gắng viết bàinhiều bài viết công phucảm nhận sâu sắc về vấn đề. -Giáo viên đọc mẫu, vào điểm. |
I. Phân tích đề. 1. Xác định yêu cầu của đề và phương thức nghị luận của đề. -Yêu cầu kiểu bài nghị luận văn học. -Yêu cầu về phương thức diễn đạt, văn dụng thao tác phân tích là chính kết hợp thao tác lập luậngiải thíchso sánh, bình luận. 2. Xây dựng dàn ý. a. Mở bài. b. Thân bài. c. Kết bài. 3. Học sinh sửa lỗi sai trong bài viết của mình. |
4. Dặn dò: Tiết sau học Đọc văn "Người lái đò sông Đà".