Giáo ăn Ngữ văn 12 Bài Nhân vật giao tiếp (tự học có hướng dẫn) mới nhất

Giáo ăn Ngữ văn 12 Bài Nhân vật giao tiếp (tự học có hướng dẫn) mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 59. Tiếng Việt. NHÂN VẬT GIAO TIẾP

(Tự học có hướng dẫn)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cũng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp.

2. Kĩ năng: Xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh nhất định.

3. Tư duy, thái độ: Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân.

B. Phương tiện

-GV:SGK, SGV , Thiết kế bài học.

-HS: SGK, Vở soạn.

C. Phương pháp

Gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận ; hướng dẫn làm bài tập thực hành.

D.Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

Sĩ số: …………………………………..

2. Kiểm tra bài cũ

- Tóm tắt nội dung tác phẩm.

- Phân tích số phận tủi nhục của nhân vật Mị.

- Sự phản kháng và hồi sinh của Mị được thể hiện trong những hoàn cảnh nào?

- Phân tích cảnh tượng Mị cởi trói cho A Phủ?

- Giá trị nhân đạo tác phẩm.

- Giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng tanâng cao năng lực giao tiếp của bản thân.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

- Thao tác 1: Tìm hiểu ngữ liệu 1.

+ GV: Gọi 1 HS đọc ngữ liệu 1 và các yêu cầu

+ GV: Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp nào? Những nhân vật đó có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?

+ GV: Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới ai?

+ GV: Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?

+ GV: Các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?

+ GV: Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật như thế nào?

I. Phân tích ngữ liệu:

1. Ngữ liệu 1:

a) Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị".

Những nhân vật đó có đặc điểm :

- Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi.

- Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ.

- Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghẹ đói.

b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:

- Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy cô gái là người nghe.

- Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói, Tràng và "thị" là người nghe.

- Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu) và mấy cô gái là người nghe.

- Tiếp theo: Tràng là người nói, "thị" là người nghe.

- Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe.

Lượt lời đầu tiên của "thị" hướng tới Tràng.

c) Các nhân vật giao tiếp trên:

bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ).

d) Khi bắt đầu cuộc giao tiếp: các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.

e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp:

- Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò.

- Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn.

- Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã.

- Thao tác 2: Tìm hiểu ngữ liệu 2.

+ GV: Gọi 1 HS đọc ngữ liệu 1 và các yêu cầu

+ GV hướng dẫn, gợi ý và tổ chức.

+ HS thảo luận và phát biểu tự do.

+ GV nhận xét, khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai.

2. Ngữ liệu 2

a) Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.

- Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp nói với Chí Phèo.

- Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (có cả Chí Phèo).

b) Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:

- Với mấy bà vợ: Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".

- Với dân làng: Bá Kiến là "cụ lớn", thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?).

- Với Chí Phèo: Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng.

- Với Lí Cường: Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng là để xoa dịu Chí Phèo.

c) Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:

-Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo.

- Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí.

- Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí.

d) Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp.

- Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến.

- Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.

GV tổ chức cho HS rút ra nhận xét

II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.

- GV: Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, rút ra những nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp?

- HS thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản.

1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe.

Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau.

Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói.

2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội,… ) chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ).

3. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

III. Luyện tập

- Thao tác 1: Tìm hiểu Bài tập 1

+ GV gọi HS đọc đoạn trích.

+ GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.

+ HS thảo luận, trình bày.

+ GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản.

1. Bài tập 1

Anh Mịch

Ông Lí

Vị thế xã hội

Kẻ dưới- nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng.

Bề trên- thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng.

Lời nói

Van xin, nhún nhường (gọi ông, lạy…)

Hách dịch, quát nạt (xưng hô mày tao, quát, câu lệnh…)

- Thao tác 2: Tìm hiểu Bài tập 2

+ HS đọc đoạn trích.

+ GV gợi ý, hướng dẫn phân tích.

+ HS thảo luận, trình bày.

+ GV nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản.

Bài tập 2:

* Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:

- Viên đội sếp Tây.

- Đám đông.

- Quan Toàn quyền Pháp.

* Mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người:

- Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, nói rất ngộ nghĩnh.

- Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài), khen với vẻ thích thú.

- Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến việc diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.

- Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.

- Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.

* Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điệu bộ, cách nói. Điểm chung là châm biếm, mỉa mai.

- Thao tác 3: Tìm hiểu Bài tập 3

+ GV: Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị dậu. Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người ra sao?

+ GV: Phân tích sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của 2 nhân vật giao tiếp?

+ GV: Nhận xét về nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật?

Bài tập3:

a) Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình.

Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người- thân mật:

+ Bà lão: bác trai, anh ấy,…

+ Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ,…

b) Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của 2 nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luân phiên nhau.

c) Nét văn hóa đáng trân trọng qua lời nói, cách nói của các nhân vật: tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Vai trò của nhân vật giao tiếp.

- Quan hệ xã hội và những đặc điểm của nhân vật giao tiếp chi phối lời nói.

- Chiến lược giao tiếp phù hợp.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Vợ nhặt (Kim Lân).

*********************************

Giáo ăn Ngữ văn 12 Bài Nhân vật giao tiếp (tự học có hướng dẫn) – Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ:59

NHÂN VẬT GIAO TIẾP

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

-Nắm vững đặc điểm và vài trò trong hoạt động giao tiếpcùng tác động chi phối lời giao tiếp của các nhân vật giao tiếp.

-Có kĩ năng nói hoặc viết thích hợp với vai giao tiếp trong từng ngữ cảnh nhất định.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Hoạt động giao tiếp bao gồm những quá trình gì? Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? Nhân tó nào là quan trọng nhất?

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp giữ vai trò quan trọng nhất. Vậy những đặc điểm nào của nhân vật giao tiếp chi phối hoạt động giao tiếp? Nhân vật giao tiếp cần lựa chọn chiến lược giao tiếp như thế nào để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về điều đó.

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

-Hoạt động 1: Tố chức phân tích ngữ liệu.

Bài tập 1: Anh (chị) đọc ngữ liệu 1 Sgk và thực hiện các yêu câu sau:

a. Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp nào? Những nhân vật đó có những đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?

b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của "Thị" hướng tới ai?

c. Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?

d. Các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ xa lạ hay thân mật khi bắt đầu cuộc giao tiếp?

e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…chi phối lời nói của nhân vật như thế nào?

Giáo viên hướng dẫn, gợi ý và tổ chức.

Học sinh thảo luận và phát biểu tự do.

Giáo viên nhận xét và khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai.

Bài tập 2: Đọc đoạn trích và trả lời những câu hỏi Sgk.

Giáo viên hướng dẫn, gợi ý và tổ chức.

Học sinh thảo luận và phát biểu tự do.

Giáo viên nhận xét và khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai.

- Hoạt động 2: Tổ chức rút ra nhận xét.

Bài tập: Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, anh (chị) rút ra những nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp?

Giáo viên nêu câu hỏi và gợi ý

Học sinh thảo luận và trả lời.

Giáo viên nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản.

I. Phân tích các ngữ liệu.

1. Ngữ liệu 1.

a. Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật đó có đặc điểm:

-Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi.

-Về giới tính: Tràng là namcòn lại là nữ.

-Về tầng lớp xã hội: Học đều là những người dân lao động nghèo đói.

b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:

-Lúc đầu: Hắn (Tràng) là người nói, mấy co gái là người nghe.

-Tiếp theo: Mấy cô gái là người nói Tràng và "thị" là người nghe.

-Tiếp theo: "Thị" là người nói, Tràng (là chủ yếu), và mấy cô gái là người nghe.

-Tiếp theo: Tràng là người nói, "Thị" là người nghe,

-Cuối cùng: "Thị" là người nói, Tràng là người nghe.

c. Các nhân vật giao tiếp trên bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ).

d. khi bắt đàu cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.

e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nhề nghiệp,…chi phối lời nói của nhân vật khi giao tiếp. Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò. Dần dần, khi đã quen học mạnh dạn hơn. Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên cac nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã.

2. Ngữ liệu 2.

a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.

-Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói vơi Chí Phèo. Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí CườngBá Kiến nói cho nhiều người nghe (trong đó có cả Chỉ Phèo).

b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:

-Với mấy bà vợ-Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".

-Với dân làng-Bá Kiến là cụ lớn, thuộc từng lớp trênlời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?).

-Với Chí Phèo-Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành, vừa có vẻ đề cao, coi trọng.

-Với Lí Cường-Bá Kiến là cha, cụ quát con những thực chất là để xoa dịu Chí Phèo.

c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp:

-Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo.

-Dùng lời nói ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí Phèo.

-Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng mình để xoa dịu Chí.

d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Những người nghe trong cuộc đối thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo, hung hãn thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.

II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.

1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe. Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổ vai luân phiên với nhau. Vai người nghe có thời gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp người nói.

2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới tính, ghề nghiệp, vốn sống, văn hoá, môi trường xã hội), chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ).

3. Trong giao tiếp các nhân vật giao tiếp tuỳ ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lượcgiao tiếp phù hợp để đạt được mục đích và hiệu quả.

4. Củng cố: Nắm: - Ghi nhớ Sgk.

5. Dặn dò: - Chuẩn bị các bài tập trong phần luyện tập ở tiết học tiếp theo để đến lớp tiếp thu bài tốt hơn.