Giáo án Ngữ văn 12 Bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 70-71. Đọc văn. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật : đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài.
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Tư duy, thái độ
- Thấu hiểu : mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
B. Phương tiện
GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
HS: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
- Tóm tắt truyện, điểm các nhân vật chính, chia đoạn.
- Chú ý hoạt động của HS.
- Nêu vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Sĩ số: ……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ
- Phân tích hình ảnh của nhân vật Chiến?
- Phân tích hình ảnh của nhân vật Việt?
- Hai chị em Việt và chiến có những nét gì giống nhau và khác nhau trong tính cách?
- Phát biểu cảm nhận về hình ảnh chị em, Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm .
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Nguyễn Minh Châu (NMC) “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
Sự tinh anh, tài năng ấy thể hiện ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Văn học cách mạng trước 1975 thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng. Sau 1975 văn chương trở về với đời thường và NMC là một trong những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Khi làm cho người đọc, ý thức về sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ phức tạp thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xacủa NMC giúp chúng ta hiểu rõ hơn hướng phát hiện đời sống và con người mới mẻ này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 70 |
|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ? Em hãy nêu vài nét chính về tác giả? Trước 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu mang cảm hứng sử thi lãng mạn. ?Giới thiệu vài nét về tác phẩm? - Hoàn cảnh ra đời? - Xuất xứ? - Đặc sắc nội dung và nghệ thuật? ?Hãy chia bố cục tác phẩm? ?Lúc bình minh trên biển người nghệ sĩ có những phát hiện nào? ?Em hãy tìm một cụm từ mà Nguyễn Minh Châu sử dụng trong đoạn đầu tác phẩm để gọi tên cho phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh? Đọc diễn cảm đoạn văn miêu tả "cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh". ?Cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh hiện lên như thế nào dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu? ?Cảm xúc của người nghệ sĩ Phùng trước vẻ đẹp ấy? ?Khi chiếcthuyền chài vào bờ, người nghệ sĩ nhiếp ảnh phát hiện điều gì? => người nghệ sĩ kinh ngạc, bất bình, “không thể chịu được, không thể chịu được” (anh vứt máy ảnh xuống đất chạy nhào tới). Phát hiện của người nghệ sĩ như "một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, làm nổi bật vấn đề tư tưởng của tác giả" (Nguyễn Đăng Mạnh). Hết tiết 70, chuyển sang tiết 71 Sĩ số: …………………………. ?Nếu em là người đàn bà, em sẽ xử sự như thế nào? ?Em hãy tóm tắt nội dung câu chuyện mà người đàn bà đã tự bạch. ?Qua câu chuyện về cuộc đời, người đàn bà em có suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá gì ? ?Thái độ của người đàn bà trước hiện thực cuộc đời? ?Ý đồ của nhà văn khi xây dựng nhân vật người đàn bà này ? ? Suy nghĩ về người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng ? (Phùng trước và sau khi gặp người đàn bà) ?Suy nghĩ về nhân vật chánh án Đẩu ? Liên hệ bản thân: mỗi chúng ta đều mắc bệnh Phùng, Đẩu… ? Cách xây dựng cốt truyện của NMC trong tác phẩm nào có gì độc đáo ? ? Nêu tóm tắt lại tình huống. ? Ý nghĩa của tình huống. ? Nhận xét về ngôn ngữ, nghệ thuật của tác phẩm. ? Ngôn ngữ người kể chuyện? ?Ngôn ngữ nhân vật: Giọng người đàn ông: thô bỉ, tàn nhẫn, tục tằn; người đàn bà: dịu dàng, xót xa, thấu trãi lẽ đời; Đẩu: nhiệt tình, tốt bụng... ?Tư tưởng chủ đề của tác phẩm là gì ? ?Đánh giá tổng quát về giá trị tác phẩm ? (GV gợi ý) Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng So với những truyện viết trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình,…), Chiếc thuyền ngoài xa đã cho thấy những đổi mới nào của văn học Việt Nam sau 1975 (về đề tài, bút pháp, cái nhìn nghệ thuật về con người…) ? |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) - Một trong những nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học nước nhà. Là nhà văn “mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). - Sau 1975 văn chương Nguyễn Minh Châu đi vào cuộc sống đời thường, mang đậm chất tự sự- triết lí. - Tác phẩm tiêu biểu: (SGK). 2. Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa - Sáng tác : 8/1983, in trong tập truyện ngắn cùng tên. - Tác phẩm mang đậm phong cách tự sự triết luận dung dị đời thường. - Bố cục: + Cảnh bình minh trên biển. + Câu chuyện ở toà án huyện. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Cảnh bình minh trên biển a. Phát hiện 1: "cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh" - Vẻ đẹp trời cho mà cả đời bấm máy người nghệ sĩ chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần: Mũi thuyền in... trên chiếc mui khum khum... + Một bức tranh mực tàu thời cổ. + Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà. + Một vẻ đẹp toàn bích. => Những từ ngữ ấn tượng ca ngợi bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ với vẻ đẹp cổ điển mà lãng mạn của bức tranh biển lúc bình minh. - Cảm xúc của người nghệ sĩ: ngây ngất, bay bổng, tràn ngập hạnh phúc đến mức anh "tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". b. Phát hiện 2 Chiếc thuyềnHai vợ chồng thuyền chài. đẹp như mơ- Chồng: hành động vũ phu để giải toả. - Vợ: cam chịu, nhẫn nhục. - Thằng bé: như một viên đạn trên đường lao tới đích nhảy xổ vào gã đàn ông. Tâm hồn thăng hoaTâm hồn choáng váng. => Một bi kịch ngang trái mà người nghệ sĩ phải chứng kiến đúng lúc cảm xúc nghệ thuật đang thăng hoa. * Người nghệ sĩ nhận ra rằng: đằng sau cái đẹp không phải bao giờ cũng là chân lí của sự hoàn thiện, là đạo đức. Cuộc đời vốn chứa đựng nhiều điều phức tạp, đầy mâu thuẫn. 2. Câu chuyện ở tòa án huyện a. Câu chuyện về người đàn bà làng chài - Gọi là “người đàn bà” một cách phiếm định =>người đàn bà vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác. - Cuộc đời bất hạnh, chứa đầy mâu thuẫn, bi kịch: nghèo khổ, con đông, bị chồng hành hạ, đánh đập. - Thấu hiểu chồng. - Cam chịu, nhất quyết gắn bó với người đàn ông vũ phu ấy vì: + Trong cuộc mưu sinh đầy cam go để kiếm sống ngoài biển khơi cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề. + Những đứa con của bà cần được sống và lớn lên: "Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình" => Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm vui hạnh phúc nhỏ nhoi. Ẩn trong đó hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người lao động lam lũ, vất vả. Qua đó, thấp thoáng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, vị tha, đầy cảm thông. Ý nghĩa: mỗi người trong cuộc đời, nhất là người nghệ sĩ không thể nhìn cuộc sống và con người một cách đơn giản. b.Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng - Vốn là nghệ sĩ, chiến sĩ, nhạy cảm với cái đẹp và ghét áp bức bất công. - Chưa hiểu hết những phức tạp của cuộc đời, của con người: “không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được”, vỡ lẽ nhiều điều, hiểu hơn về con người, cuộc đời. => Phùng là một nghệ sĩ chân chính, có trái tim nhân hậu: không chỉ say mê nghệ thuật mà còn luôn trăn trở, suy nghĩ về lẽ sống; biết thông cảm, sẻ chia và bênh vực cho những mảnh đời bất hạnh. Ý nghĩa: Thời đại mới đòi hỏi người nghệ sĩ cần có cái nhìn mới đa chiều về cuộc sống, con người. c.Chánh án Đẩu - Tin giải pháp anh lựa chọn cho người đàn bà là đúng nhất. - Thay đổi cái nhìn, hiểu hơn về con người, cuộc đời “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu”. => Vị Bao Công vùng biển nhưng thiếu cái nhìn thực tế. 3. Nghệ thuật * Cách xây dựng cốt truyện giản dị mà độc đáo: - Tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện. - Những tình huống dồn dập diễn ra trong một khoảnh khắc, mạch truyện phát triển, mỗi nhân vật bộc lộ hết tính cách. * Nghệ thuật trần thuật: Ngôn ngữ người kể chuyện: Phùng hóa thân của tác giả tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, khách quan, giàu sức thuyết phục. * Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách từng người. 4. Chủ đề tư tưởng: Cần có cái nhìn đa chiều, đa diện về con người, cuộc sống. Đặc biệt người nghệ sĩ cần đổi mới tư duy nghệ thuật để phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới của đất nước. III. Tổng kết - Vẻ đẹp ngòi bút NMC là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu con người (Khát vọng tìm kiếm, phát hiện vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, khắc khoải lo âu trước cái ác, cái xấu.) - Vẻ đẹp của cốt cách nghệ sĩ đôn hậu, điềm đạm, chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra triết lý nhân sinh sâu sắc. - Tác phẩm đặt ra những vấn đề mang tính thời sự nhưng có giá trị mọi thời, mọi người. HS so sánh, đánh giá khái quát : “Chiếc thuyền ngoài xa” đã cho thấy những đổi mới cơ bản của văn học Việt Nam sau 1975 : văn học trở về với những vấn đề của đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề đạo đức- thế sự (câu chuyện của người đàn bà hàng chài); hướng nội nhiều hơn, đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu thuẫn của con người trong cuộc sống thường nhật (những mâu thuẫn và phức tạp trong tâm hồn người đàn bà vùng biển). Khác với giai đoạntrước – chủ yếu khắc họa con người trong mối quan hệ với cộng đồng , dân tộc – văn học giai đoạn này khai thác số phận cá nhân và thân phận con người đời thường (số phận người lao động nghèo vùng biển). |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Nắm vững nội dung phần đọc - hiểu.
- Tìm hiểu những nhân vật còn lại của tác phẩm.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Thực hành về hàm ý.
*********************************
Giáo án Ngữ văn 12 Bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) – Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ: 70-71
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của một người phụ nữ là bao ngang trái trong một gia đình vạn chài. Từ đó thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
-Học sinh hiểu được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo của một cây bút viết truyện đầy bản lĩnh và tài hoa..
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:Hãy tóm tắt và nêu chủ đề truyện "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Đình Thi.
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: -"Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất cảu văn học ta hiện nay" (Nguyên Ngọc).
-Sự tinh anh và tàu năng ấy thể hiện trước hết ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Trong văn học cách mạng trước năm 1975. thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho Cách mạng Sau năm 1975. văn chương trở về với thời kỳ đổi mới đi sâu khám phá sự thật đời sống bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được cái nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" củaNguyễn Minh Châu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn hướng phát hiện đười sống và con người mới mẻ này.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
-Hoạt động 1: Tổ chức đọc hiểu tiểu dẫn. Bài tập: Đọc mục tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về tác giả và tác phẩm. Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp. Kể tên tác phẩm chính? -Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản. Bài tập 1: Dựa vào văn bản hãy tóm tắt nội dung của truyện và chia đoạn. Học sinh trên cơ sở đọc ở nhà, trình bày tóm tắt, chia đoạn. Bài tập 2: Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, là phát hiện đầy thơ mộng. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương mà người nghệ sĩ chụp được? Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. Bài tập 3: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thí độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài? Học sinh thảo luận phát biểu. Bài tập 4: Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện nói lên điều gì? Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. Bài tập 5: Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện phát biểu theo lớp. Gợi ý: Về người đàn ông độc ác? Từ các chi tiết để làm rõ. -Về chị em thắng Phác? Chi tiết nào thể hiện rõ? -Suy nghĩ về người nghệ sĩ nhiếp ảnh? Bài tập 6: Cách xây sụng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm bày có gì độc đáo? a. Tóm tắt lại tình huống. b. Bình luận về ý nghĩa của tình huống. Học sinh thảo luận cử đại diện trình bày. Bài tập 7: Bên cạnh một tình huống truyện độc đáo, anh (chị) có nhận xét gì về ngôn ngữ nghệ thuât của tác phẩm? a. Về ngôn ngữ người kể chuyện? b. Về ngôn ngữ nhân vật? Học sinh thảo luận nhóm, đại diện trình bày. -Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết Bài tập: Anh (chị) hãy đánh giá một cách tổng quát giá trị của tác phẩm. Giáo viên gợi ý, học sinh tự viết. |
I. Đọc-hiểu Tiểu dẫn. 1. Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ông "thuộc trong những mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay". -Sau năm 1975khi văn chương chuyến hướng khám phá trở về đời thường. Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thờ kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghẹ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. -Tác phẩm chính (Sgk). -Truyện Ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" in dậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đười sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. 2. Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến Quê (1985) sau được nhà văn lấy tên chung cho một tập truyện ngắn (in năm 1987). II. Đọc hiểu văn bản. 1. Bố cục. -Truyện chia thành hia đoạn lớn: +Đoạn 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền với gió đã biến mất": hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. +Đoạn 2: Còn lại: Câu chuyện của hai người đàn bà làng chài. 2. Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ. -"Trước mặt tôi là một bức tranh mức tàu…tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". -Đôi mắt tinh tường"nhà nghề" của người nghệ sĩ đã phát hiện vẻ đẹp trời cho trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp nà cả đười bấm máy anh chưa gặp một lần. Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc-đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu, Trong hình ảnh của chiếc thuyên ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã cảm nhận cái đẹp toàn bích, hài hoà, lãng mạn của cuộc đời, thấy tâm hồn mình được thanh lọc. 3. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. -Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để gải toả những uất ức, khổ đau…Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp "toàn bích, toàn thiện" mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đàu quái ác của cuộc sống. -Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo, Phùng đã "kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu…vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới". Hành động đó nói lên nhiều diều. 4. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện. -Là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng, Đẩu hiểu rõ nguyên do cỉa những điều tưởn chừng như vô lí. Nhìn bề ngoài đó là người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị đánh đập…mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão chồng vũ phu. Nhưng tất cả đều xuất phát từ tình thương vô bời đối với những đứa con. Trong đau khở triền miên, người đàn bà ấy vấn lắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi… -Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống. 5. Về các nhân vật trong truyện. -Về người đàn bà vùng biển: Tác giả gọi một cách phiếm định "người đàn bà" Điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi", người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy"tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài"…Một sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phị nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha. -Về người đàn ông độc ác: cuộc sống đói ngèo đã biến "anh con trai" cục tính những nhiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu. Lão đàn ông "mái tóc đổ quạ", "chân chữ bát", hai con mắt đầy vẻ độc dữ vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên đau khổ cho người thân của mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy. -Chị em thắng Phác: bị đẩy vào tình thế khó xử khi ở trong hoàn cảnh ấy Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, ngăn em làm việc trái luân thường đạo lí. Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện.Thằng Phác thương mẹ theo kiểu một cậu bé còn nhỏ, theo cái cách một đứa bé trai vùng biển, Nó "lặng đưa mấy ngón tay sờ lên khuôn mặt người mẹ, như muôn lau đi những giọt nước mắt chứa đày trong những nốt rỗ chẵng chịt", "nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở biển này thì mẹ nó không bị đánh". Hình ảnh thằng Phác khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào. -Người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Vốn là người lính thường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyên biển lúc bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức gận khi phát hiện ra cảnh đẹp huyền ảo trên biển Hơn bao giờ hết Phùng hiểu rõ: trước khi là một nghệ sĩ rung động trước cái đẹp này là một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. 6. Cách xây dựng cốt truyện độc đáo. Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo-thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyên "thơ mộng". Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh người đàn bà nhẫn nhục, chịu đựng "đòn chồng", Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của người cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tình chất người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ,bộc lộ khả năg ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng. tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. 7. Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. -Ngôn ngữ người kể chuyện: thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hoá thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. -Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. III. Tổng kết. -Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối vơí con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cúng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiên nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc "Chiếc thuyền ngoài xa" là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi ngườimọi thời. |
4. Củng cố: Cần nắm vững những nội dung kién thức cơ bản đã nêu thành đề mục trong phần Đọc-hiểu văn bản.
5. Dặn dò:+Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận sâu sắc nhất về một nhân vật trong tác phẩm.
+Tìm đọc tác phẩm "Bức tranh" của Nguyễn Minh Châu và tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua hai tác phẩm.
+Tiết sau học Tiếng Việt.