Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài làm văn số 2 mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài làm văn số 2 – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 24. Làm văn. TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2

A .Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức : Giúp HS:Nhận thức rõ những ưu điểm và nhược điểm về kiến thức, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội bàn về một hiện tượng đời sống.

2.Kĩ năng: Tự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi bài làm văn.

3. Tư duy, thái độ :Nâng cao thêm ý thức rèn luyện đạo đức để có thái độ, hành động đúng đắn trước những hiện tượng đời sống hiện nay.

B. Phương tiện :

+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học

+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C.Phương pháp: Kết hợp thuyết trình, giảng giải và phát vấn của GV với ý kiến HS tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số: ……………………………….

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là luật thơ? Trong bài thơ, tiếng có vai trò như thế nào, nêu cụ thể?

- Xác định số câu, số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp, cách hài thanh trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Các em đã có bài viết số 2 ở nhà : Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Tiết trả bài văn số 2 sẽ giúp chúng ta đánh giá bài làm của mình, đồng thời rút kinh nghiệm để có thể làm bài văn sau tốt hơn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu đề.

+ GV: Luận đề mà đề bài đặt ra là gì? Hướng giải quýêt?

+ GV: Ta cần sử dụng những thao tác lập luận nào trong bài viết?

+ GV: Tư liệu trong bài viết được lấy từ đâu?

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh Lập dàn ý.

+ GV: Mở bài cần nêu những ý gì?

+ GV: Phần thân bài cần phải trình bày những ý nào? Xác định các dẫn chứng cụ thể?

+ GV: Nêu cách ứng xử cụ thể của mọi người với vấn đề?

+ GV: Bài học rút ra là gì?

- Thao tác 3: Nhận xét sửa lỗi bài làm của học sinh.

*Giáo viên nêu biểu điểm của bài viết.

* GV chođọc những bài viết khá giỏi của học sinh.

* GV tổng kết bài viết của học sinh.

Đề bài:

Bày tỏ suy nghĩ về tình trạng môi trường hiện nay.

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:

1. Tìm hiểu đề:

- Luận đề:

Thực trạng môi trường hiện nay.

- Thao tác:

Giải thích, chứng minh, bình luận.

- Tư liệu: trong cuộc sống.

2. Lập dàn ý:

* Mở bài :

- Giới thệu vấn đề đặt ra trong ý kiến

- Nêu luận đề chính của bài viết theo các cách khác nhau.

*Thân bài :

- Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người.

+ Tạo sự sống con người.

+ Môi trường sống cho nhiều động, thực vật.

+ Che chắn cho con người khỏi những nguy hại từ thời tiết.

+ Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá cho con người

- Thực trạng môi trường hiện nay:

+ Môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động thiếu ý thức của con người.

+ Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sông,

+ Nạn tàn phá rừng bừa bãi.

- Nguy cơ có thể xảy ra do biến đổi cực về môi trường:

+ Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống.

+ Thiên tai nghiêm trọng: trái đất nóng lên, hạn hán, lũ lụt, bão tố, động đất, song thần…

+ Đất đai bị sa mạc hóa, không thể nào anh tác, sinh sống được.

+ Nguồn tài nguyên không còn nữa: Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, thiếu nước sạch, cạn kiệt mạch nước ngầm.

+ Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật.

+ Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người.

+ Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong.

- Mở rộng, nâng cao vấn đề, nêu biện pháp

- Đối với các cấp lãnh đạo:

+ Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.

+ Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch bảo vệ môi trường.

+ Xử lí thật nặng những kẻ phá môi trường.

+ Không được khai thác môi trường bừa bãi, không có kế hoạch.

+ Tăng cường lực lượng bảo vệ môi trường.

+ Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ môi trường.

- Đối với bản thân:

+ Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại rừng.

+ Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng.

*Kết bài :

Bài học cho bản thân.

3. Nhận xét, chữa lỗi:

a. Nhận xét:

* Về nội dung:

- Lạc đề:

- Xa đề:

* Về phương pháp:

- Cách dùng từ:

- Cách diễn đạt:

- Cách xây dựng đoạn, trình bày ý:

b. Chữa lỗi:

III. Biểu điểm:

- Điểm giỏi:

+ Xác định rõ vấn đề nghị luận

+ Xác địnhcác luận cứ, luận điểm đầy đủ

+ Sắp xếp triển khai các ý một cách khoa học

+ Biết liên hệ mở rộng , lật đi lật lại vấn đề ở nhiều phương diện

+ Hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi từ, câu

- Điểm khá :

Như điều kiện của điểm giỏi, nhưng còn mắc một số lỗi về hành văn

- Điểm trung bình :

+ Xác định đúng luận đề

+ Luận điểm luận cứ chưa thực sự đầy đủ

+ Biết trình bày các luận điểm luận cứ một cách khoa học

- Điểm kém :

+ Hoặc chưa xác định được luận đề

+ Hoặc chưa biết triển khai các luận điểm luận cứ để làm sáng rõ yêu cầu của đề bài

+ Hành văn yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

V. Đọc bài viết tốt của học sinh

VI. Tổng kết

* Thống kê :

HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

4. Củng cố:

- Cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống.

- Rút kinh nghiệm, khắc phục những lỗi thường xuyên mắc phải.

- Đọc lại bài: Cách nghị luận về một hiện tượng đời sống.

5. Dặn dò:

- Xem và sửa lại bài.

- Chuẩn bị bài tiếp theo: Việt Bắc (Tố Hữu).

************************************

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài làm văn số 2 – Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ: 24

TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

-Củng cố những kiến thức và kỷ năng làm văn có liên quan đến bài làm.

-Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt liết thức và kỷ năng viết bài văn nói chung.

-Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn sau.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Yêu cầu học sinh nắc lại đề bài số 2.

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

-Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phân tích đề.

Học sinh phân tích đề. Giáo viên củng cố.

-Hoạt động 2: Trả bài và sửa lỗi.

Giáo viên trả bài cho học sinh theo đơn vị lớp.

-Nhận xét bài làm của học sinh (tuỳ theo đối tượng học sinh ở từng lớp dạy).

Học sinh nhận bài, trao đối bài cho nhau đọc, tự sửa lỗi bài viết cảu mình.

Giáo viên lấy điểm vào số theo đơn vị lớp.

-Hoạt động 3: Dặn dò.

-Giáo viên dặn học sinh ôn tập.

1. Phân tích đề.

Đề bài: Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng: Thí sinh bị xử lí kỷ luật do vi phạm quy chế thi trong đó có

một số thí sinh bị đình chỉ thi chủ yếu do mang tài liệu vào sử dụng trong phòng thi.

-Đề bài yêu cầu: Bình luận về một hiện tượng trong thi tuyển sinh.

-Yêu cầu bài viết đạt được một số ý sau:

*Mở bài: Nêu hiện tượng ,trích dẫn đề ,nhận định chung.

*Thân bài:

+Phân tích hiện tượng:

° Hiện tượng thí sinh vi phạm quy chế thi là một hiện tượng xấu nó chứng tỏ một bộ phận thí sinh chưa có thái độ học tập thi cử đúng đắn.

° Hiện tượng sử dụng nhiều hình thức tinh vi nhằm mang tài liệu vào phong thi chứng tỏ đã có sự chuẩn bị công phu từ ở nhà (tức là có chủ trương vi phạm hẳn hoi). Đó là hành động vi phạm có ý thức.

° Toàn bộ hiện tượng đó nói lên rằng một bộ phận thí sinh muốn đạt kết quả bằng hành vi gian lận.

+Bình luận hiện tượng:

° Đánh giá chung về hiện tượng.

° Phê phán các biểu hiện sai trái.

Thái độ học tập sai trái.

Thái độ gian lận, cố tình vi phạm làm mất tính chất công bằng của kỳ thi.

* Kết bài: Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử đảm bảo chất lượng các kỳ thi

-Yêu cầu về hình thức thao tác lập luận bình luận là chính, ngoài ra cần sử dụng biện pháp lập luận phân tích, bác bỏ, so sánh.

2. Trả bài và tự sửa lỗi trên lớp.

-Nhận xét về bài viết của học sinh về:

+Nội dung.

+Bố cục.

+Dùng từ, đặt câu, diến đạt, chữ viết.

+Ưu điểm, nhược điểm của bài viết.

-Học sinh trao đổi bài làm cho nhau để tham khảo đối chiếu so sánh giữa yêu cầu của đề bài và bài làm cụ thể của bản thân từ đó rút ra ưu điẻm nhược điểm.

-Lấy điểm vào sổ lớp.

3. Tổng kết.

4. Củng cố: Nắm nộ dung bài.

5. Dặn dò: Tiết sau học Đọc văn bài "Việt Bắc".