Giáo ăn Ngữ văn 12 Bài Mấy ý nghĩ về thơ, Đô – Xtôi – Ép – Xki (trích) - Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 11. Đọc văn. Đọc thêm:
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (trích) (Nguyễn Đình Thi)
ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI (trích) (X.Xvai-gơ)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về vănbản nghị luận
- Học tập các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận về một vấn đề văn học.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Tư duy, thái độ:
- Tình yêu văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
- HS: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1, vở soạn, vở ghi.
C. PHƯƠNG PHÁP:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp
Sĩ số: …………………………..
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cách giới thiệu về con người Nguyễn Đình Chiểu có gì khác lạ, nhằm mục đích gì?
- Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện điều gì? Có tính chiến đấu như thế nào?
- Nhận xét về cách viết của tác giả trong bài văn nghị luận này?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu hai bài đọc thêm để bổ sung kiến thức về lí luận văn học (đặc trưng của thể loại thơ) và hiểu biết hơn về chân dung một nhà văn nổi tiếng thế giới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản Mấy ý nghĩ về thơ - GV: Nguyễn Đình Thi lí giải về đặc trưng cơ bản nhất của thơ: Thơ là biểu hiện của tâm hồn con người như thế nào? - GV: Theo NĐT thơ có những đặc trưng nào? - GV: Nguyễn Đình Thi chỉ cho ta thấy được sự khác biệt của ngôn ngữ thơ với các ngôn ngữ thể loại khác là gì? - GV: Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi được bộc lộ như thế nào trongnghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra? - GV: Quan niệm về thơ của NĐT ngày nay còn có giá trị không? Vì sao? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản Ñoâ-xtoâi-ep-ki - GV: Đô-xtôi-ép-ki qua nét vẽ của X. Vai gơ là một con người có những nét gì đặc biệt về tính cách và số phận? - GV: Tìm dẫn chứng về số phận bị vùi dập và sức lao động phi thường của Đô-xtôi-ép-xki ? - GV: Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung Đô-xtôi-ép-xki? - GV: Từ câu “Cuối cùng …” đến hết đoạn trích, các biện pháp so sánh, ẩn dụ đều quy tụ về một thế giới như thế nào? Qua đó, X.Vaigơ muốn nói lên những gì về sứ mạng, về tầm vóc của Đôx-xtôi-ép-xki? - GV: Việc X.Vaigơ luôn gắn Đôx-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự, chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn? |
I. MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ(trích): 1 . Đặc trưng cơ bản nhất của thơ: thể hiện tâm hồn con người. - Đặt ra một câu hỏi: không mang nghĩa nghi vấn mà khẳng định: “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”. - Khởi đầu một bài thơ: phải có “rung động thơ”, sau đó mới “làm thơ”. - Rung động thơ: + có được khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường; + do có sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác mà tâm hồn thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ. - Còn làm thơ: + là thể hiện những rung động của tâm hồn con người bằng lời nói (tức là chữ). + Những lời, những chữ ấy phải có sức mạnh truyền cảm tới người đọc, khiến “mọi sợi dây của tâm hồn rung lên”. 2. Những đặc trưng khác của thơ gồm: hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực,... - Hướng tới việc biểu hiện tâm hồn con người, hình ảnh của thơ: không chỉ ghi lại cái vẻ bề ngoài mà “đã bao hàm một nhận thức, một thái độ tình cảm hoặc suy nghĩ”. - Thơ gắn liền với sự suy nghĩ, thơ phải có tư tưởng, nhưng tư tưởng trong thơ cũng là tư tưởng - cảm xúc, “thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ”. - Cảm xúc, tình cảm là những yếu tố quan trọng bậc nhất mà nhà thơ hướng tới. “Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn”. - Ngay cái thực trong thơ cũng là sự thành thực của cảm xúc, là biểu hiện một cách chân thật và sinh động những gì đang diễn ra trong tâm hồn, đó là “hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”. à Tóm lại, hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực của thơ đều nằm trong hệ quy chiếu của tâm hồn con người. 3. Ngôn ngữ thơ có nét khác biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác. - Ngôn ngữ trong truyện, kí: chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện, - Ngôn ngữ trong kịch: chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại -Ngôn ngữ thơ ca: có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu, “Cái kì diệu ấy của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu (...) một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”. - Xuất phát từ sự đề cao nhịp điệu bên trong, nhịp điệu của tâm hồn, Nguyễn Đình Thi quan niệm: + “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần” mà chỉ có “thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. + Thời đại mới, tư tưởng, tình cảm mới, nội dung mới đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng là dùng thơ tự do, thơ không vần, hay “dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn đạt được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”. 4. Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi: Bộc lộ trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra. - Mở đầu bài viết, dùng ngay lập luận phủ nhận để khẳng định (bác bỏ một số quan niệm có phần phiến diện về thơ- có người cho “thơ là ở những lời đẹp” lại có người cho “thơ khác với các thể văn khác ở chỗ thơ in sâu vào trí nhớ”, để nhấn mạnh đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người), từ đó triển khai các ý ngày càng cụ thể hơn, xoáy sâu vào vấn đề chính. - Lí lẽ gắn với dẫn chứng. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh rất cụ thể, sinh động, gây ấn tượng mạnh: + “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Toé lân ở những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc”, +“Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung”. 5. Giá trị của bài văn: - Việc nêu lên những vấn đề đặc trưng bản chất của thơ ca không chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay nó vẫn còn có giá trị, bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca. II. ĐÔ - XTÔI – ÉP – XKI (Trích): 1. Tính cách và số phận của Đô – xtoi – ép – xki: a. Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống: - Thời điểm thứ nhất: kiếp sống của một kẻ lưu vong (tờ séc cuối cùng ,hiệu cầm đồ, phòng làm việc, cơn động kinh, tiền nợ à thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất. - Thời điểm thứ hai: + Trở về Tổ quốc, “một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh”, + những giờ phút “xuất thần”, + niềm hứng khởi trước đám đông cuồng nhiệt. + Sau đó là cái chết khi “sứ mệnh đãhoàn thành”, trong tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga. b. Những mâu thuẫn trong thiên tài Đô-xtôi-ép-xki: - Những tình cảm mãnh liệt >< trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh; - Con người mang trái tim vĩ đại >< phải tìm đến những cơ hội thấp hèn, bị giày vò vì hoàn cảnh. - Số phận vùi dập thiên tài >< nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động. - Vinh quang tột đỉnh của Đốt >< cũng vẫn gắn với đau khổ. - Người bị lưu đày biệt xứ- đau khổ một mình ->< sứ giả của xứ sở mình. 2. Cấu trúc tương phản ở nhiều cấp độ: - Trong nội bộ một câu, hoặc giữa hai vế, giữa hai từ ngữ. Ví dụ : + Nước Nga tiếng gọi vĩnh cửu của niềm tuyệt vọng của ông.., + Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông. - Trong từng đoạn. Ví dụ : + Hai hệ thống hình ảnh trái ngược ở đoạn từ “Suốt đêm...tinh thần của chúng ta”. + Ở đây có sự đối lập: sự dằn vặt của cuộc sống hằng ngày ><những tác phẩm đồ sộ, thế giới tinh thần. - Sự đối lập giữa những chi tiết hèn mọn về đời thường >< với những hình ảnh cao cả khác thường của khát khao sáng tạo của thiên tài 3. Biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ: - So sánh: + “tác phẩm…là rượu ngọt”, + “đếm các ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam”, + “trở về như một kẻ hành khuất”, +“lời như sấm sét”. - Ẩn dụ: + “quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống”, + “thành phố ngàn tháp chuông”. à Những hình ảnh so sánh và ẩn dụ có hệ thống ở đây đều thuộc lĩnh vực tôn giáo, hoặc những lực lượng siêu nhiên. à Mục đích: từ chỗ mô tả như một con người khốn khổ, bị chà đạp, nâng lên thành một vị thánh, một con người siêu phàm 4.Biện pháp tô đậm chân dung văn học: Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn. - Cái nền Đô-xtôi-ép-xki xuất hiện: hình ảnh xã hội Nga đương thời. - Thiên tài bị đè nén bởi số phận, nhưng cũng có thể tác động trở lại số phận, không chỉ số phận mình mà của cả dân tộc, thời đại: Hình ảnh nước Nga ở nửa đầu và cuối đoạn trích. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố:
- Nội dung và đặc sắc về nghệ thuật trong hai văn bản Đọc thêm.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”.
****************************
Giáo ăn Ngữ văn 12 Bài Mấy ý nghĩ về thơ, Đô – Xtôi – Ép – Xki (trích) - Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ: 11
Đọc thêm:
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (Nguyễn Đình Thi)
và ĐÔ-XTÔI-EP-XKI (Trích)
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh hiểu:
*Bài 1: -Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi. Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận đưa dẫn chứng sử dụng từ ngữ, hình ảnh.
*Bài 2:-Nắm được cách viết một bài văn nghi luận về chân dung văn họcthân thếsự nghiệp văn họcvị trí đóng góp của nhà văn.
-Hiểu được tư tưởng tiến bộ, phong cách nghị luận bậc thầy của Xvai-gơ và những nét chính trong cuộc đời tác giả.
-Nắm đôi nét về tiểu sử của Đốt-xtôi-ép-xki.
B. PHƯƠNG PHÁP:
-Thuyết giảng - Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Soạn giáo án.
-Học sinh: soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổnđịnh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tiểu dẫn. -Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả? - Đọc văn bảnHãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? -Nội dung cơ bản của tác phẩm đề cập đến vấn đề gì? - Một học sinh đọc tiểu dẫn, lớp theo dõi sau đó một học sinh khác nêu lên những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Xvai-gơ. Trong phần nói về sự nghiệp văn học, học sinh cần nhận thức được tài năng trong lĩnh vực riêng của ông. -Sau khi nghe một học sinh đọc văn bản và tri thức đọc hiểu, giáo viên cho các em tìm hiểu trước phần tri thức đọc hiểu để có cơ sở thâm nhập vào văn hoá. Bài viết có thể chia thành mấy đoạn? Tìm câu thể hiện luận điểm chính của mỗi đoạn? -Em hày tìm câu chứa luận điểm chính? -Phần nói về vinh quang trong đời ông, học sinh tự tìm hiểu thêm ở nhà. -Tìm những từ ngữ và chi tiết nói về sự xót thương vô hạn, lòng thành kính mà nhân dân Nga dành cho ông khi qua đời? -Cái chết của ông đã làm cho nhân dân Nga đoàn kết lại như thế nào? -Qua bài viết em hiểu thế nào là một nhà văn vĩ đại? -Nhận xét gì về lời văn của Xvai-gơ khi viết chân dung văn học? |
Bài 1: Mấy ý nghĩ về thơ. I. Tìm hiểu chung: 1. Tiểu dẫn: +Nguyễn Đình Thi (1924-2003), quê Hà Nội - sinh ra ở Luông Pha Băng. + Năm 1931: ông cùng gia đình về nước, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941. + Sau 1945: Nguyễn Đình Thi là Tổng thư kí hội Văn hoá cứu quốc, uỷ viên Ban Chấp hành hội văn nghệ Việt Nam. +Từ năm 1958 đến 1989: làm Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. +Từ năm 1995: làm Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. => Là nghệ sĩ đa tài: Viết văn, làm thơ, phê bình văn học, sáng tác nhạc, soạn kịch, biên khảo triết học. Ở lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp đáng ghi nhận. Năm 1996:ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Hoàn cảnh ra đời: - Viết vào tháng 9/1949 tại hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc. 2. Nội dung: -Có ba nội dung cơ bản trong bài viết của Nguyễn Đình Thi về đặc trưng cơ bản của thơ. +Một là: Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người. +Hai là: Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thực trong thơ. +Ngôn ngữ thơ khác các loại hình văn học khác như truyện, kịch, kí Bài 2: Đô- xtôi- ep-xki. I. Tìm hiểu chung. 1. Tiểu dẫn. -Tên đầy đủ Xtê-phan Xvai-gơ. -Sinh năm 1881. mất năm 1942. -Là nhà văn Áo. -1901: Khởi đầu sự nghiệp sáng tác văn học bằng tập thơ "Những sợi dây đàn bằng bạc". -Ông từng đi du lịch nhiều nơi như châu Á, châu Phi, châu Mĩ, gia nhập nhóm nhà văn tiến bộ, đấu tranh chống chiến tranh. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Bố cục văn bản. - Có thể chia thành ba đoạn. b. Nội dung và nghệ thuật. -Nội dung và nghệ thuật phần một: +Một cuộc đời đầy cay đắng Các ngôn ngữ tiêu biểu "quỳ gối", "tuyệt vọng", "cầu xin chúa cứu thế", "thống khổ", "cay đắng", "đoạ đầy", "uốn còng lưng ông"…Các chi tiết tiêu biểu: "thân thểleo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ", "ông hỏi xem từ nước Nga tờ séc của ông cuối cùng đã đến chưa", "người khác chuyên cần cửa hiệu cầm đồ", "ông khóc và kêu van vì một vài đồng tiền khốn khổ", "suốt đêm ông làm việc trong khi trong khi ở phòng bên vợ ông rên rỉ trong những cơn đau đẻ", "năm mươi tuổi nhưng ông đã chịu hàng thế kỉ dằn vặt"… -Nội dung và nghệ thuật phần hai: +"Một cơn run rẩy…Một phút đau đớn…Một là sóng yêu thương cuồng nhiệt…Phố thợ rèn nơi quân lính của ông đen nghịt người…im lặng…chen chúc quanh quan tài ông…". -Tư tưởng tự do và dân chủ trong sáng của ông đã ăn sâu vào tình cảm, tư tưởng của họ. Nhân dân Nga xiết chặt tay nhau "nỗi đau khổ đúc thành một khối thống nhất" không phân biệt đẳng cấp giàu nghèo…Điều ấy báo hiệu: Tiếng sấm của sự nổi dậy rền vang. -Lời văn giàu hình ảnh, giàu tính hình tượng, liên tưởng bất ngờ "Khi ngừng lại ông ngạt thở với châu Âu như tron một nhà ngục…Thắng lợi của Đốt-xtôi-ép-xki dồn lại trong một giâycũng như ngày trước, trước những nối khổ hạn của ông, Đức Chúa trời ném cho ông mà giống như những tia chớp, nhờ đó trong một cỗ xe rực lửa. Đức Chúa trời mong các tông đồ của người vào cõi vĩnh hằng…". |
4. Củng cố-dặn dò: Tiết sau học Làm văn