Giáo án Ngữ văn 12 Bài Thuốc mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Thuốc (Lỗ Tấn) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 76-77. Đọc văn.THUỐC

Lỗ Tấn

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo sự mê muội đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và cấp thiết phải có một phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân: làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với người dân.

- Nắm được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn trong tác phẩm này.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3. Tư duy, thái độ

- Chống mê tín dị đoan.

B. Phương tiện

GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

HS: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

- Phần Tiểu dẫn: thuyết trình kết hợp SGK.

- Phần Văn bản: thuyết trình kết hợp phát vấn theo tiến trình quy nạp.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

Sĩ số: …………………….

2. Kiểm tra bài cũ: Hai bài đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn, Một người Hà Nội.

Câu hỏi:

- Vì sao mọi người trong gia đình ông Bằng đều yêu quý chị Hoài, dù chị đã đi lấy chồng, đã có gia đình mới từ lâu ?

- Bà cô Hiền có những phẩm chất gì tiêu biểu cho người Hà Nội? Vì sao tác giả lại ví bà như “hạt bụi vàng” của Hà Nội?

- Nhận xét về giọng điệu và lời văn của Nguyễn Khải trong truyện “Một người Hà Nội”?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Lỗ Tấn được đánh giá là ngọn cờ của cuộc vận động văn hoá mới Trung Quốc, người mở đường cho văn nghệ. Ông không ngừng phê phán văn hoá cũ, xây dựng văn hoá mới. Để hiểu thêm điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm Thuốc của ông.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 76

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

? Em hãy nêu vài nét chính về tácgiả Lỗ Tấn?

GV thuyết giảng thêm vài nét về bối cảnh lịch sử của Trung Hoa thời ấy: Sự xâm lược và chia cắt của các nước đế quốc (Nga, Nhật, Anh, Pháp, Đức,...) đã biến Trung Quốc thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, ốm yếu, què quặt, lạc hậu. Thanh niên Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX tìm đường cứu vong cho dân tộc.

Bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thủng mà thầy lang bốc thuốc với hai vị "không thể thiếu" là rễ mía kinh sương ba năm và một đôi dế đủ đực- cái, một thang thuốc quái đản đã dẫn đến cái chết oan uổng của người bố thân yêu.

Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.

Bác Hồ thời trẻ thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc.

?Nêu xuất xứ của truyện ngắn?

?Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn?

Gọi HS tóm tắt tác phẩm. Thống kê hệ thống nhân vật.

?Qua tìm hiểu cốt truyện và tìm hiểu phần hướng dẫn học bài, em hãy cho biết cần làm rõ những nội dung gì của truyện ngắn Thuốc ?

GV gợi ý HS tìm hiểu văn bản qua các câu hỏi Hướng dẫn học bài ở SGK.

GV thuyết trình về tên truyện và mục đích sáng tác truyện của Lỗ Tấn để HS khắc sâu hơn ý nghĩa nhan đề Thuốc. (lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa)

? Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa như thế nào?

Đây là truyện ngắn hàm súc, cô đọng, có nhiều lớp nghĩa.

- Bánh bao tẩm máu người là câu chuyện có thật vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ, đình đốn.

- Lên án gay gắt chế độ gia trưởng nặng nề , đặt ra vấn đề để cho thế hệ trẻ quyền độc lập suy nghĩ và quyết định tương lai của mình.

?Nhân vật Hạ Du không hiện ra trực tiếp mà thông qua lời của những nhân vật nào? Phân tích đặc điểm tính cách của những nhân vật đó?

Hết tiết 76, chuyển sang tiết 77

Sĩ số: ............................................

? Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào?

GV chú ý lưu ý cho HS về không gian và thời gian nghệ thuật của truyện để thấy mạch suy tư lạc quan của tác giả.

? Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du có ý nghĩa gì?

GV thuyết giảng phần này để HS khắc sâu nghệ thuật viết truyện của Lỗ Tấn.

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ để củng cố bài học.

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

-Vì sao Thuốc là truyện ngắn mang kích thước truyện dài ?

- Viết một đoạn văn cảm nhận của anh/chị về một hình ảnh biểu tượng trong truyện (vòng hoa trên mộ Hạ Du, con đường mòn, chiếc bánh bao tẩm máu, con quạ...)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Lỗ Tấn (1881-1936)

- Tên thật...Lỗ Tấn là bút danh (lấy từ họ mẹ và chữ Tấn hành), quê...

- Là nhà văn cách mạng vô sản tiêu biểu của văn học hiện đại.

- Là một trong những người tiên phong trăn trở tìm đường „cứu vong“ cho dân tộc.

- Ông đã nhiều lần đổi nghề để tìm đường cống hiến cho tương lai của dân tộc: khai mỏ, hàng hải, nghề y, cuối cùng ông chuyển sang nghề viết văn để thức tỉnh quốc dân đồng bào =>Con đường gian nan chọn nghề mang đậm dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.

- Được tôn vinh là „linh hồn của dân tộc“- biểu tượng tâm hồn cao đẹp của người Trung Hoa.

- Được đề cử làm ứng viên Giải thưởng Nô-ben về văn học nhưng ông từ chối.

Sáng tác gồm 3 tập truyện ngắn, 16 tập tạp văn, 75 bài thơ,…

Þ Là nhà văn hiện thực xuất sắc Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ. Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới.

2. Tác phẩm: Thuốc

a. Xuất xứ: Được đăng trên tạp chí „Tân thanh niên“ 1919. Sau đó in trong tập „Gào thét“, xuất bản năm 1923.

b. Hoàn cảnh sáng tác: Viết ngày 25/4/1919- ngày bùng nổ phong trào học sinh sinh viên Bắc Kinh, mở đầu cuộc vận động cứu vong Trung Hoa khỏi diệt vong, thường gọi là Ngũ Tứ.

c. Cốt truyện: Vẽ sơ đồ.

d. Chủ đề:

- Ca ngợi ý chí và tinh thần cách mạng của người chiến sĩ Hạ Du và nói lên nỗi cô đơn của người làm cách mạng.

- Phê phán niềm tin ngu muội của quần chúng.

- Mỉa mai sự thối nát của bộ máy thống trị.

II. Đọc hiểu văn bản

1.Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và ý nghĩa nhan đề truyện Thuốc

Thuốc (chiếc bánh bao tẩm máu người) có nhiều tầng ý nghĩa:

- Thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu (nghĩa đen)

- Đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc, phải tìm một thứ thuốc khác.

- Đối với cách mạng Trung Quốc: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

2. Nhân vật đám đông

* Nhóm 1:

- Ông bà Hoa; mua bánh bao tẩm máu Hạ Du để chữa bệnh cho con.

- Mẹ Hạ Du : Cho con là giặc.

=> Ngu muội nhưng đáng thương

* Nhóm 2 :

- Cả Khang- tên đao phủ : lấy máu Hạ Du tẩm bánh bao để bán.

- Lão Nghĩa- đề lao, mắt cá chép : lấy áo Hạ Du, đánh Hạ Du hai bạt tai.

- Cụ Ba Hạ : tố giác cháu để được lĩnh thưởng 20 lạng bạc trắng.

- Thanh niên 21 tuổi và một số người khác : cho Hạ Du là điên, là giặc.

=> Không chỉ dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm, mê muội, lạc hậu, mà còn phản động.

Thái độ của tác giả : ghê tởm, chế giễu.

3. Hình tượng người cách mạng Hạ Du

- Là một thanh niên cách mạng sớm giác ngộ, có lí tưởng cách mạng rõ ràng : lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập.

- Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm và không ai ủng hộ.

à xa rời quần chúng nhân dân của những người làm cách mạng là căn bệnh cần chữa trị.

4. Vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm lạc quan của tác giả

- Câu hỏi của bà mẹHạ Du : Thế này là thế nào ? à vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui có người hiểu con mình và hàm chứa đòi hỏi phải có một câu trả lời.

- Vòng hoa tưởng niệm, bày tỏ sự cảm phục và nối bước người đã khuất.

5. Tính dân tộc và sắc thái mới mẻ của truyện

- Sự cô đọng, súc tích truyền thống Trung Hoa : Tả mà không tả, không tả mà tả.

- Sắc thái mới mẻ của truyện :

+ Tên tác phẩm, một sự chú ý nghệ thuật, một sự lựa chọn thâm thuý của tác giả. Thuốc chứa đựng nhiều lớp ý nghĩa.

+ Kết cấu tác phẩm : dung di, trầm lắng và sâu sắc.

+ Cốt truyện đơn giản : tìm thuốc, mua thuốc, uống thuốc.

+ Thời gian có sự vận động : mùa thu sang mùa xuânà lạc quan của tác giả vào tiền đồ cách mạng.

+ Không gian truyện dung dị, rất hiện thực : trầm lắng, tĩnh lặng, chất chứa nỗi niềm.

III. Tổng kết : Ghi nhớ : (SGK)

HS suy nghĩ, trả lời :

Cô đọng, súc tích : cốt truyện giản dị, nhân vật ít, chủ đề lớn, hàm ý sâu xa. Như bức tranh thủy mặc đen trắng hai màu, không gian nghệ thuật trầm lặng, u ám, nặng nề, một đêm thu, sáng thu, một sáng thanh minh mùa xuân lạnh lẽo. Thời gian từ mùa thu trảm quyếtvà chết bệnh đến mùa xuân thanh minh, hứa hẹn một vòng hoa trắng, hoa hồng. Những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt là vị thuốc kì quái : chiếc bánh bao tẩm máu người cách mạng.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Ý nghĩa và mối quan hệ giữa tiêu đề và hình ảnh bánh bao tẩm máu người.

- Hình tượng nhân vật Hạ Du .

- Vòng hoa trên mộ Hạ Du.

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.

5. Dặn dò

- Xem lại nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài mới: Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận.

****************************************

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Thuốc (Lỗ Tấn) – Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ: 76-77

THUỐC

(Lỗ Tấn)

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

-Hiểu được thuốc l;à hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người Trung Hoa vào đầu thế kỉ XX. Lúc này Cách mạng đã nhóm lên, nhưng nhân dân vẫn coi là Cách mạng "làm giặc" (AQ chính truyện) và mua máu người Cách mạng để chữa bệnh. Nhà văn này bày tỏ niềm tin vào tương lai, nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu Cách mạng và làm Cách mạng.

-Thấy được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của ngòi bút Lỗ Tấn.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Nội dung bài "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải?

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: Trong cuộc đời mình, Lỗ Tấn đã từng nhiều lần chuyển nghề để rồi cuối cùng ông chọn nghề viết văn. Với mong muốn dùng văn học để chữa bệnh cho quốc dân, tác phẩm của Lỗ Tấn thường dồn nén, hàm súc, nhiều lớp nghĩa. Truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn sáng tác thang 5/1919 là một tác phẩm như thế. Hình tượng nghệ thuật cô đúc, khía qiát; không gian, thời gian có điểm riêng biệt là hình ản còng hoa ở phần kết thúc của truyện mở ra nhiều liên tưởng cho người đọc làm nên giá trị nhân đạo tích cực của tác phẩm.

Thuốc gợi lên ở người đọc những suy nghĩ gì? Những hàm ý sâu xa gì? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu tác phẩm.

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

-Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.

Bài tập 1: Đọc mục tiểu dẫn và giới thiệu tóm tắt những nét chính về Lỗ Tấn.

-Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc?

-Con đường gian nan để chọn ngành nghệ của Lỗ Tấn?

-Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn?

Học sinh làm việc cá nhân, tóm tắt và trình bày.

Bài tập 2: Tác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Học sinh đọc tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để trình bày.

-Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản.

Bài tập 1: Anh (chị)hãy đặt tiêu đề cho bốn phần của truyện ngắn.

Học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm, học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp.

Bài tập 2: Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa nhan đè truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người?

Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp.

Giáo viên gơi dẫn: nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn của nhan đề.

Câu hỏi gợi ý: Tại sao không phải là chiếc bánh boa tẩm máu người khác mà lại phải tẩm máu người Cách mạng Hạ Du?

Bài tập 3: Phân tíhc ý nghĩa về cuộc bàn luận trong quân trà về Hạ Du?

Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

Bài tập 4: Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian thì có biến triển. Từ mùa thu "trảm quyết" đến mùa xuân "thanh minh" đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du?

Học sinh làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.

Hoạt động 3: Tổng kết.

Nhận xét đánh giá cung về giả trị nghệ thuật của tác phẩm.

Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp.

I. Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả.

-Lỗ Tấn (1981-1936) tên thật là Chu Thu Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.

-Ông là nhà văn Cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kí XX. "Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn" (Quách Mạt Nhược).

-Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghệ để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ làm nghệ khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Cong đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.

-Quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộn sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn "ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ".

-Tác phẩm chính: AQ chính truyện (kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao.

2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc.

-Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tướng bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. "Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp không có cửa sổ" (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc

II. Đọc-hiểu văn bản.

1. Bố cục.

-Phần 1: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Thuốc).

-Phần 2: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình đập không sao cầm nổi, đưa tay vuôt ngực, lại một cơn ho (uống thuốc).

-Phần 3: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên "giặc" Hạ Du (bàn về thuốc).

-Phần 4: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanhminh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn (hậu quả của thuốc).

2. Ý nhĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu.

-Thuốc, nguyen văn là Dược (trong từ nghép Dược phẩm), phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quóc thời bấy giờ "ngu muội và hèn nhát", nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấm đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn "lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa". Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc (Trương Chính), Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là Đơn thuốc (Phan Khải). Nhan đề truyện có nhiều ý nghĩa.

-Tầng nghĩa ngoài cùng là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao. Một phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bi bệnh phù thũng với hai vị "không thể thiếu" là rễ cây nứa kinh sương ba năm và một đôi dế đử con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ.

-"Bánh bao tẩm màu người", nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất-nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao.Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là "tiên dược" để cứu mạng thằng con "mười đời độc đinh" đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó-đó là thứ thuốc mê tín.

-Trong truỵện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đay là thứ thuíoc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bài là một thứ thuốc độc.

-Người Trung Quốc cần phảu tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cia nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ.

-Chiêc bánh bao-liều thuốc dộc hại được pha chế bằng máu của người Cách mạng-một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông dân…Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, Cả Khang…) lại dửng dưng, mua máu người Cách mạng để chữa bệnh…Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hy sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ Cách mạng và làm cho Cách mạng gắn bó với quần chúng.

3. ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du.

-Chủ đề bàn luận của những ngời trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của "thứ thuốc đặc biệt"-chiếc bắnh bao tẩm máu người.

-Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyến sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.

-Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đong song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn có một người có tên kèm thoe đặc điểm (cậu Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm ("người tóc hoa râm", "anh chàng hai mươi tuổi").

Những lời bàn luận đã cho ta thấy:

+Bộ mặt tàn bạo thô lỗ của Cả Khang.

+Bộ mặt lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời.

+Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.

4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý ngiã của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du.

-Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa thu, mùa xuân có ý nghĩa không tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao tẩm màu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà…Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quan trà và nới đương phố là nơ tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tiết Thanh minh-mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc gieo mầm.

-Vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của "chiếc bánh bao tẩm máu". Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu , tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới-chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ Cách mạng, phải hiểu rõ "ý nghĩa của sự hy sinh" của những người Cách mạng.

Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đè tư tưởng tác phẩm được thể hiện trọn vẹn, nhừo đó mà không khí của truyện vốn rất u guồn tăm tối song điều mà tác giả đưa dến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.

III. Tổng kết.

-Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được bệnh tật của mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội.

4. Củng cố: Nắm: -Tác giả và hoàn cảnh ra đời cảu tác phẩm.

-Nhan đề tác phẩm.

-Bi kịch của Hạ Du và sự mê muội của quần chúng.

-Những hình ảnh, chi tiết gaìu giá trị nghệ thuật.

-Thời gian và không gian nghệ thuật.

5. Dặn dò: -Tìm thêm một số tác phẩm của Lỗ Tấn.

-Suy nghĩ của em về những căn bệnh mà nhà văn phanh phui ra trong các tác phẩm của mình đề tìm phương thuốc chạy chữa.

-Tiết sau học Làm văn.