Giáo án Ngữ văn 12 Bài Luật thơ (tiếp theo) mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Luật thơ (tiếp theo) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 30. Làm văn: LUẬT THƠ(Tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức : Giúp HS:Hiểu luật thơ của một số thể thơ truyên thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật.Qua các bài tập, hiểu thêm về một số đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng.

2. Kĩ năng : Làm thơ

3. Tư duy,thái độ : Yêu thích thơ

B. Phương tiện :

+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học

+ HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương pháp:

- Hướng dẫn HS quan sát vần, nhịp, phép hài thanh qua các vị dụ đã nêu trong SGK. Có thể dùng phát vấn, đối thoại để tiết học thêm sinh động.

- Bài tập có thể hướng dẫn ngay tại lớp, không cần yêu cầu HS làm trước ở nhà.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số: ………………………………

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tác giả Nguyễn Đình Thi có cảm xúc như thế nào về haimùa thu của đất nước?

- Hình ảnh con người, dân tộc Việt Nam trong chiến đấu được miêu tả như thế nào?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu , dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp , hài thanh…để thể hiện tâm tư tình cảm mà người viết muốn bày tỏ . Và một câu thơ hay, bài thơ hay được đánh giá tổng thể nhưng tuyệt đối phải hay về luật . Hãy cùng làm các bài tập để hiểu thêm về luật thơ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

*GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 1 :

- GV: Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanhtrong hai bài Mặt trăng và bài Sóng?

*GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 2 :

- GV: Sự đổi mới, sáng tạo của bài thơ trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống?

*GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 3 :

- GV: Đánh dấu mô hình âm luật bài thơ Mời trầu?

* GV : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập 4 :

- GV: Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong bài thơ?

1. Bài tập 1:

Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh (bài Mặt trăng và bài Sóng):

* Giống nhau: gieo vần cách

* Khác nhau:

Ngũ ngôn truyền thống

( Mặt trăng)

Thơ hiện đại:

năm chữ (Sóng)

- Vần: độc vận (bên, đen, lên, hèn)

- Ngắt nhịp lẻ: 2/3

- Hài thanh: Luân phiên ở tiếng 2 và 4

- Vần: 2 vần (thế, trẻ, em, lên)

- Nhịp chẵn: 3/2

- Thanh của tiếng thứ 2 và 4 linh hoạt

2. Bài tập 2:

Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:

* Gieo vần:

- Vần chân, vần cách: lòng - trong (giống thơ truyền thống)

- Vần lưng: lòng - không (sáng tạo)

- Nhiều vần ở các vị trí khác nhau: sông- sóng- trong lòng – không (3)- không (5)- trong (5)-trong (7)

→ sáng tạo

* Ngắt nhịp:

- Câu 1 : 2/5 → sáng tạo

- Câu 2, 3, 4: 4/3→giống thơ truyền thống

3. Bài tập 3:

Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu:

Quảcaunhonhỏ / miếngtrầuhôi

BTB

NàycủaXuânHương / mớiquệtrồi

TBTBv

Cóphảiduyênnhau / thìthắmlại

TBT

Đừngxanhnhưlá / bạcnhưvôi

BTBBv

4.Bài tập 4:

Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới:

* Gieo vần: sông - dòng: vần cách

* Nhịp: 4/3

* Hài thanh:

- Tiếng 2: gợn, thuyền, về, một: T – B – B – T

- Tiếng 4: giang, mái, lại, khô:B –T – T – B

- Tiếng 6: điệp, song, trăm, mấy: T – B – B – T

à Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn tứ tuyệt

HOẠT ĐỘNG 5. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

4. Củng cố:

- Sự khác nhau giữa thơ truyền thống và thơ hiện đại .

- Mối quan hệ giữa thơ hiện đại và truyền thống.

5. Dặn dò:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bịbài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm.

*********************************

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Luật thơ (tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ: 30

LUẬT THƠ

(Tiếp)

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh hiểu được các đặc điểm của các thể thơ phổ biến hiện nay trong thơ Việt Nam.Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào việc cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

-Phát vấn Đàm thoại - Nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: Ở tiết học trước ta đã hiểu thế nào là luật thơ của một thể thơ và những thể thơ chính của Việt Nam.Tiết học này sẽ tập trung đi vào việc tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ phổ biến hiên nay.

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

- Luật thơ là gì ? Yếu tố nào có vai trò quan trọng trong việc hình thành luật thơ Việt Nam ?

- Một số thể thơ phổ biến hiện nay?

-Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài thơ ngũ ngôn cách luật để so sánh với thể thơ 5 chữ hiện nay.

-Thơ 5 chữ có đặc điểm gì về số câu, số tiếng, vần thơ, ngắt nhịp?

- Giáo viên cung cấp một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và cho học sinh phân biệt với thơ 7 chữ hiện nay.

-Ví dụ: "Bánh trôi nước".

Giáo viên lấy ví dụ và yêu cầu học sinh xác định các loại vần.

Giáo viênphát vấn và yêu cầu học sinh xác định thanh điệu trong các thi liệu cho sẵn và nhận xét về sự phối hợp bằng trắc.

Giáo viên cung cấp một số thi liệu về thơ 8 tiếng và yêu cầu học sinh nhận xét về khổ thơ, vần, thanh điệu và nhịp điệu.

-Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.

-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi) và phân tích các đặc điểm của thể thơ tự do…

* Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh…được khái quát theo một kiểu mẫu ổn định.

I. Một số thể thơ phổ biến hiện nay:

1. Thể năm chữ.

a. Khổ thơ:

- Có thể có hoặc không có khổ,mỗi khổ có thể có từ 4 dòng trở lên.

-Số khổ trong bài có thểnhiều hoặc ít …

+ Ví dụ: Tiếng thu.

b. Vần thơ: đa dạng (gián cách,vần liền,vần giao nhau).

c. Hài thanh và ngắt nhịp:

- Thanh điệu: Tuy không giống thơ cổ song vẫn đảm bảo sự hài hoà về thanh điệu.

-Ví dụ: Trước sân anh thơ thẩn

Đăm đắm trông nhạn về

Mây chiều còn phiêu bạt

Lang thang trên đồi quê

(Tình quê - Hàn Mặc Tử)

-Nhịp điệu: Có thể ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn truyền thống (2-3) hoặc ngắt nhịp khác (3-2).

2. Thể bảy tiếng.

a. Khổ thơ: có thể chia khổ hoặc khôngmỗi khổ thường có 4 dòng3 lần điệp vần …

b. Vần:

- Mỗi khổ 1 vầnvần liền ở 2 dòng đầugián cách ở dòng 3và điệp lại ở dòng 4(gần với thơ thất ngôn tứ tuyệt).

c. Hài thanh và ngắt nhịp:

- Thanh điệu có sự đối xứng, hài hoà trong một dòng hoặc giữa hai dòng với nhau, sự hài hoà thanh điệu bằng- trắc thể hiện cố định ở các tiếng 2, 4. 6.

3. Thể tám tiếng:

a. Khổ thơ: Thơ 8 tiếng ít chia khổ.

b. Vần: Dùng vần chân là chủ yếu.

*Ví dụ: "Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi

Những đền xưa đổ nát dưới thời gian

Những sông vắng lê mình trong bóng tối.

Những tượng chàm lở lói rỉ rên than."

c. Hài thanh và ngắt nhịp:

- Thanh điệucó sự hài hòa bằng trắc, thể hiện ở các tiếng 3, 6, 8 của dòng thơ …

4. Thơ tự do:

a. Khổ thơ và dòng thơ: Phần lớn không chia khổ, nếu chia khổ thì không đều, dòng thơ không hạn định số tiếng …

b. Vần: Thơ tự do có thể có vần hoặc không có vần.

c. Hài thanh và ngắt nhịp:

-Thanh điệu không có luật nhưng vẫn nhịp nhàng, cân đối.

-Nhịp thơ: Không theo luật mà ngắt nhịp theo cảm xúc, ý nghĩa của mỗi dòng thơ và bài thơ.

4. Củng cố: Nắm: Luật thơ của một số thể thơ phổ biến của Việt Nam.

5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.