Giáo án Ngữ văn 12 Bài Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 73. Đọc thêm. MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
Ma Văn Kháng
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Ma Văn Kháng,một trong số những cây bút có sức sáng tạo dồi dào trong đời sống văn học hiện nay.
- Những nét lớn về nội dung của trích đoạn.( Vẻ đẹp giản dị ,hồn hậu của người phụ nữ Việt Nam, sức mạnh của những giá trị văn hoá truyền thống)và một nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Tư duy, thái độ
- Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống.
B. Phương tiện
GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
HS: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp:Phát vấn, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Sĩ số: ……………………………………
2. Kiểm tra bài cũ
- Khái niệm hàm ý? Tác dụng của hàm ý? Nêu ví dụ.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Sau 1975, đất nước ta bước vào một thời kỳ mới, xây dựng và phát triển.Hoàn cảnh xã hội và con người cũng có những thay đổi lớn Đặc biệt, vào những năm 80, khi đất nước ta chuyển mình từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, những thay đổi trong tư tưởng và tâm lý con người Việt Nam càng thể hiện rõ nét. Tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”của nhà văn Ma Văn Kháng là một trong số những tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực này.Tìm hiểu tác phẩm, chúng ta sẽ rút ra cho mình những bài học có giá trị trong cuộc sống hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ? HS tự đọc SGK và rút ra những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng? -Nhấn mạnh vị trí của nhà văn trong văn học hiện đại. ? Nội dung cơ bản của tác phẩm? ? Vị trí đoạn trích? - GV có thể tóm lược những sự kiện chính ngay trước và sau đoạn trích. ?Hình ảnh chị Hoài qua những miêu tả trực tiếp và gián tiếp đã gợi cho em ấn tượng gì? Vì sao mọi người trong gia đình lại rất yêu quý chị Hoài? ?Em có cảm nhận gì vềtâm lý của mọi người, đặc biệt là chị Hoài và ông Bằng trong cảnh gặp gỡ? Theo em cuộc gặp gỡ nàyý nghĩa thế nào đối với ông Bằng giữa lúc gia đình đang có nhiều biến động? (Cần gợi ý thêm về nhân vật Cừ, lá thư của ông Bằng kể về Cừ) ? Em có cảm nhận gì về khung cảnh gia đình trong lễ cúng tất niên? Hình ảnh ông Bằng hiện lên như thế nào? ? Qua việc tạo dựng không khí này, theo em nhà văn muốn gửi gắm điều gì đến người đọc? - GV định hướng chủ đề của đoạn văn trên cơ sở phát hiện của HS về điều mà tác giả muốn nhắn gửi qua việc miêu tả không khí đầm ấm của gia đình ông Bằng. Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng Suy nghĩ về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam qua lễ cúng tất niên ở gia đình ông Bằng. |
I. Tiểu dẫn 1. Tác giả Ma Văn Kháng - Thuộc thế hệ những người cầm bút giàu nhiệt huyết với lí tưởng hào hùng của thời đại. Ông là một trong những nhà văn đi tiên phong, đóng vai trò quan trọng vào quá trình vận động và đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975. - Tác phẩm của ông bộc lộ sự nhạy cảm của nhà văn trước bao vấn đề mới mẻ, gợi nhiều suy ngẫm về xã hội và con người trên đất nước ta sau chiến tranh. - Sức sáng tạo dồi dào, vốn sống phong phú, đa dạng; tạo nhiều hình tượng độc đáo, giàu cá tính. 2. Tác phẩm - Tác phẩm thể hiện sự tinh nhạy của nhà văn về những biến động, thay đổi trong tư tưởng và tâm lí con người Việt Nam chuyển từ kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường. - Văn bản thuộc chương II của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn: Ông Bằng và mọi người đang rất buồn vì Cừbỏ xí nghiệp và có tin là đã vượt biên. Ông viết thư cho chị Hoài và chị đã lên thăm gia đình vào buổi chiều tất niên. II. Đọc và bình chú đoạn trích 1. Hình ảnh chị Hoài - Qua miêu tả trực tiếp (diện mạo, ngôn ngữ) và gián tiếp (trong hồi ức của mọi người), nhà văn đã tạo ra ở người đọc một ấn tượng đầy thiện cảm về một vẻ đẹp giản dị, hồn hậu. - Với tâm hồn nhân hậu và lối sống nghĩa tình, thuỷ chung, chị đã chinh phục trái tim những người trong gia đình chồng cũ. - Chị là một hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam bất chấp những biến động xã hội. 2. Cuộc gặp gỡ cảm động và lễ đón tất niên ấm cúng *Cuộc gặp gỡ: - Cảnh gặp gỡ vừa vui mừmg vừa xót thương.Nó xoa dịu niềm cô đơn và tiếp thêm niềm tin cho ông Bằng trong cảnh ngộ gia đình hiện tại. * Lễ cúng tất niên: - Không khí trang nghiêm, lời khấn thành kính, bữa cơm tất niên tươm tất được chuẩn bị chu đáo, sự vui vẻ, hân hoan của mọi người làm nên cái ấm áp của tình cảm gia đình. - Ông Bằng hiện lên như là sự đại diện cho nề nếp, kỷ cương trong gia đình => Tất cả như toát lên một sức sống vững bền của tình cảm gia đình, tình cảm cộng đồng. 3. Chủ đề: Đoạn văn là sự khẳng định mạnh mẽ sức mạnh của những giá trị tinh thần mà tình cảm gia đình, cộng đồng đã tạo dựng trong mỗi con người. HS trao đổi tự do, liên hệ đến phong tục này tronggia đình mình. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Nhân vật chị Hoài để lại cho em những suy nghĩ gì?
- Tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài như thế nào trong cảnh gặp lại?
5. Dặn dò
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm: “Một người Hà Nội” - Nguyễn Khải.
****************************
Giáo án Ngữ văn 12 Bài Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) – Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ: 73
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
(Trích)
Ma Văn Kháng)
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Hiểu được diễn biến tâm lí của các nhân vật, nhất là chị Hoài và ông Bằng trong một buổi cúng tất niên chiều ba mươi Tết. Từ đó thấy được sự quan sát tinh tế và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng, tâm lí con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên : Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:+Bài Chiếc thuyền ngoài xa.
+Trả lời những câu hỏi phần hướng dẫn đọc thêm bài Mùa lá rụng trong vườn (trích).
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:Sau năm 1985. xã hội nước ta chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị. Là nhà văn có cảm quan hiện thực nhạy bén, sự quan sát tinh tường. Ma Văn Kháng đã thể hiện những vấn đề nóng bỏng của xã hội trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
-Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Học sinh đọc tiểu dẫn Sgk tóm tắt những nét chính. -Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản đoạn trích. Bài tập 1: Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quý chị? Học sinh làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp. Bài tập 2: a. Phân tích diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp gỡ trước giờ cúng tất niên. Học sinh làm việc cá nhântrình bày suy nghĩ của mình trước lớp. b. Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyêng thống văn hoá riêng của dân tộc ta? -Giáo viên gợi dẫn: Tìm những chi tiết miêu tả về khung cảnh ngày tếtcử chỉlời khấn của ông Bằng trong đoạn văn cuối -Học sinh suy nghĩtrình bày cảm nghĩ của mình trước lớp. -Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự viêt uôrng kết. |
I. Tìm hiểu kái quát về tác phẩmtác giả. 1. Tác giả. Ma Văn Kháng, tên khai sinh Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa Hà Nội, là người đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật. Ông được tặng Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001. Tác phẩm chính Sgk. 2. Mùa lá rụng trong vườn. -Truyện đươc tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Thông qua câu chuyện xảy ra tring gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trong những cơn địa chấn từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. II. Đọc-hiểu văn bản và đoạn trích. 1. Nhân vật chị Hoài. -Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: "người thon gọn trong cái áo lông chần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi". -Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xửq, uan hệ với mọi người. Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ riêng, lo toan riêng, mọi thứ vấn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị. Bởi vì "người phụ nữ tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này" (biết chuyện cô Phượng đã chuyển công tác, nhận được thư bố chồng cũ, sợ ông buồn nên phải lên ngay; chu đáoxởi lởi chuẩn bị quà, hỏi thăm tất cả mọi người lớn, bé; sự thành tâm của chị trước bàn thờ tổ tiên chiều 30 tết…). Trong tiềm thức mỗi người "vẫn sống động một chị Hoài đẹp ngườiđẹp nết". -Nhân vật chị Hoài là mấu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống quý giá trước những "cơn địa chấn" xã hội. 2. Cảnh sum họp trước giờ cúng tất niên. -Ông Bằng: "nghe thấy xôn xao tin Hoài lên", "ông sững khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc oà", "giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con?" Nỗi vui mừng, xúc động không giấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quý mến. -Chị Hoài: "gần như không chủ động được mình lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản…kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa". Tiếng gọi của chị nghẹ ngào trong tiếng nấc "ông!". -Cảnh gặp gỡ vui mừng nhuốm một nỗi tiếc thương đau buồn, ê nhức cả tim gan. -Khung cảnh tết: khói hương, mân cỗ thịnh soạn "vào cái buổi đât nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh…" mọi người trong gia đình tề tựu quây quần…Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết. -Ông Bằng "soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước bàn thờ", "Thoáng cái ông Bằng nhưng quên hết xung quanh và bản thể. Dân lên trong ông cái cảm giác thiêng liêng rát đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà…Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vần hằng sống cùng con cháu. Con vẫn hằng nghe đâu đấy lời giáo huấn…". -Những hình ảnh sống động gieo vào lòng người đọc niềm xúc động rưng rưng, để rồi "nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất". -Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiêntrước những người đã mất trong lễ cúng tất niên chiêu 30 tết, điều đó đã trở thành một nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thuỷ chung". Dù cuộc sống hiện đại muôn sự đổi thay cùng sự thay đổi của những cách nghĩ, cách sống, những quan niệm mới, nét đẹp truyền thống văn hoá ấy vẫn đang và rất cần được gìn giữ trân trọng. III. Tổng kết. -Tổng kết giá trị đoạn trích dựa trên hai mặt: +Giá trị nội dung tư tưởng. +Giá trị nghệ thuật. |
4. Củng cố:-Nắm giá trị nội dungnghệ thuật của tác phẩm.
5. Dặn dò:-Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
-Xem phim và so sánh sự khác biệt giữa tác phẩm văn học và nghệ thuật điện ảnh.
-Tiết sau học Đọc thêmMột người Hà Nội.