Giáo án Ngữ văn 12 Bài Đọc thêm: Bác ơi!, Tự do – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 41. Đọc thêm:
BÁC ƠI!
Tố Hữu
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức : Qua bài học giúp HS: Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
2. Kĩ năng :Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu
3. Tư duy, thái độ :Hiểu hơn về con người Hồ Chí Minh với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp.
B. Phương tiện
+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+ HS : SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C. Phương pháp:Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Sĩ số: ……………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết hình tượng tiếng đàn trong bài thơ “ Đàn ghi-ta của Lor-ca” mang ý nghĩa ẩn dụ gì?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Đã có rất nhiều người làm thơ về Bác Hồ nhưng có lẽ sáng tác nhiều nhất, hay nhất, sâu sắc và cảm động nhất là nhà thơ Tố Hữu: Sáng tháng năm, Hồ Chí Minh, Theo chân Bác, Bác ơi... Trong đó, “Bác ơi” là bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng của nhà thơ mà còn là tiếng lòng của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam – trong giờ khắc Bác đi xa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ?Tố Hữu có đóng góp như thế nào với đề tài viết về Bác? ?Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV đọc diễn cảm bài thơ. ?Tìm bố cục bài thơ? (Theo câu hỏi SGK) Hướng dẫn HS tìm hiểu 4 khổ thơ đầu ? Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời được thể hiện như thế nào? (Cảnh vật? Lòng người?) Giữa cảnh vật và con người có gì tương đồng? ?Hình tượng Bác Hồ được thể hiện như thế nào? (GV gợi mở: về tình thương yêu, lý tưởng, lẽ sống...) Nhận xét, khái quát ý Hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ cuối ?Hãy cho biết cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi? Nhận xét, khái quát ý. Yêu cầu HS đọc lại bài thơ, tổng hợp kiến thức để đưa ra nhận xét chung. |
I. Tiểu dẫn: - Tác giả: + Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác nhiều nhất, có nhiều tác phẩm hay, sâu sắc và cảm động về Bác Hồ. + Đó là tấm lòng của mọi người Việt Nam hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. - Hoàn cảnh ra đời: Ngày 02/9/1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bác ơi”. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời. - Lòng người: + Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác. + Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi” - Cảnh vật: + Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...) + Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người. - Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu “ Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa”® Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác Þ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người. 2. Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ. - Giàu tình yêu thương đối với mọi người. - Giàu đức hy sinh. - Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. Þ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi 3. Ba khổ cuối:Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi: - Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ - Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu. - Yêu Bác® quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng. Þ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam. III. Tổng kết: - Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam - Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài đọc thêm: “Tự do” ( P. Ê-luy-a).
Đọc thêm:TỰ DO
P. Ê-luy-a
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức : Hiểu được bài thơ là khát vọng tự do mãnh liệt không chỉ của cá nhân nhà thơ mà còn là của nhân dân Pháp khi bị phát xít Đức xâm lược trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
- Nắm được các biện pháp nghệ thuật cơ bản của bài thơ: điệp khúc, kết cấu vòng tròn, nhân cách hóa ... góp phần diễn tả cảm xúc dào dạt, tuôn trào.
2. Kĩ năng: Phân tích thơ theo đặc trưng thể loại.
3. Tư duy, thái độ:Vun đắp tình yêu tự do, nhận thức tự do của mỗi cá nhân phải luôn gắn với tự do của tổ quốc, dân tộc.
B. Phương tiện :
GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
HS: SGK, Vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp: Học sinh soạn trước trả lời các câu hỏi GV phân công. Trên lớp HS trình bày, lớp phát biểu thảo luận; Giáo viên kết luận vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Tự Do là một đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát, thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại. Đề tài Tự Do trở thành thánh ca của cuộc kháng chiến chống phát xít Đức trong thế chiến thứ 2, và bài thơ Tự Do của nhà thơ Pôn Ê-luy-a đã trở thành tiếng lòng đồng vọng của hàng triệu con tim nước Pháp đang rên xiết vì bị mất nước.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới |
I. Tiểu dẫn |
||
1. Dựa vào TD, em hãy tóm lược những nét cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm? 2. Nhận xét phần trả lời của hs, nhấn mạnh nội dung chính. 3. Lưu ý hs: nguyên tác bài thơ có 21 khổ thơ (không kể dòng cuối cùng: Tự Do), không vần, không dấu chấm câu- trừ dòng cuối cùng. Bản dịch có 12 khổ thơ. |
HS (đã đọc TD ở nhà) phát biểu. - Nêu được các nét lớn về tác giả. - Nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ. |
1. Tác giả - Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp. - Từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít. - Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, mang đậm hơi thở của thời đại 2. Bài thơ "Tự do" - Được viết vào mùa hè 1941, trong lúc nước Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược, in trong tập "Thơ ca và chân lý, 1942" (1942). - Bài thơ được coi là kiệt tác, là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp. |
|
* Tổ chức đọc văn bản |
II. Đọc hiểu văn bản |
||
1. Hướng dẫn cách đọc: giọng tha thiết, cảm xúc; nhấn giọng ở câu kết mỗi khổ thơ. 2. Gọi 1 hs đọc bài thơ |
HS đọc. |
||
* Thảo luận làm rõ giá trị văn bản |
|||
1. Bài thơ điệp cấu trúc "Trên ... trên ... Tôi viết tên em". "Em" ở đây nên hiểu như thế nào? Đây có phải là một bài thơ tình yêu không ? Từ đó khái quát chủ đề của bài thơ ? 2. Tổ chức các nhóm trình bày trả lời câu hỏi được phân công. 3. Nhận xét.Gợi ý hs phát biểu bổ sung (nếu cần). Kết luận các nội dung chính. GV: Hình ảnh thơ giản dị lấy từ cuộc sống nhưng vẫn rất sâu xa. GV hướng dẫn tổng kết. |
* NHÓM 1 (C1 Sgk) - Xác định từ TỰ DO- chủ đề nhất quán và xuyên suốt các khổ thơ. * NHÓM 2:(câu 2 sgk)Tìm hiểu câu kết mỗi khổ thơ, cách lặp từ (trên ...trên) và nhạc điệu bài thơ. *NHÓM 3 (C3 sgk): Xác định từ "trên" trong bài thơ ở trường hợp nào chỉ không gian, trường hợp nào chỉ thời gian. Nêu ý nghĩa? * NHÓM 1 (C1sgk): Nhà thơ viết tên em (Tự Do) lên đâu ? Liệt kê các hình ảnh trong bài thơ. (Hữu hình: Viết trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan). (Vô hình: Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh...) |
1.Chủ đề bài thơ - Em = Tự do (Tự do nhân hóa thành em- cách nói tha thiết, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng, sâu xa). Chủ đề: Khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị xâm lăng. 2. Những điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật a. Kết cấu bài thơ - Lặp kết cấu, cú pháp với tần số cao. - Điệp từ "trên" theo kiểu "xoáy tròn". - Kết cấu vòng tròn "Tự Do" ® Hiệu quả: Mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ của những nô lệ rên xiết dưới ách phát xít. b. Không gian, thời gian biểu hiện Tự Do và cách thức liên tưởng - Từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian: + Chỉ địa điểm - không gian (tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu) . Địa điểm cụ thể (khổ 1,2) hoặc trên những điạ điểm khác thường hơn (hiện vật, sách sử- khổ 3). => Tình cảm gắn bó, khát khao tự do của tác giả và cũng là của mọi người. . Địa điểm trừu tượng, mơ hồ, mang tính chất vô hình (khổ 4,5,6). => Cảm xúc bức bách, khao khát khôn cùng đối với tự do. -Cách thức liên tưởng: ngẫu hứng (Tự Do được viết mọi nơi, mọi lúc). * Khát vọng Tự Do hoá thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi con người. c. Đại từ nhân xưng "tôi": - "tôi": tác giả.đa chủ thể. độc giả. => Đáp ứng được khát vọng của tất cả mọi người. Nó trở thành thánh ca của cuộc chiến chống phát-xít. - Động từ "viết"(11khổ)=> "gọi" (khổ cuối): tính chất phát triển của hành động, hành động của mỗi con người để hướng tới tự do. III. Kết luận: Tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ.
5.Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
****************************************
Giáo án Ngữ văn 12 Bài Đọc thêm: Bác ơi!, Tự do – Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ: 41
Đọc thêm:
BÁC ƠI(TỐ HỮU)
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Hiểu, phân tích, cảm thụ được nỗi đau đớn của nhân vật trữ tình trước sự ra đi đột ngột của Bác qua những hình ảnh thơ giản dị gần gũi với tâm hồn thơ Việt Nam.Đó cũng là tấm lòng chung của cả dân tộc.
B. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.
1. Tố Hữu và những sáng tác về Bác Hồ:
-Tố Hữu là nhà thơ có nhiều sáng tác nhất, hay nhấtcảm động nhất về Bác Hồ. Ông đã nói hộ cho bao tấm lòng người con Việt Nam đối với lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
-Bài thơ ra đời ít ngày sau khi Bác mất -Là tiếng khóc đau thương ngọt ngào của nhà thơvà cũng là của cả dân tộc.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:
2.Tìm hiểu bài thơ.
a. Bốn khổ thơ đầu: Giọng nghẹn ngào, thương tiếc, ngậm ngùi -> khái quát nỗi đau chung của cả đất nước, cả vũ trụ, cỏ cây và con người.
- Nỗi đau đớn được nhà thơ hình tượng hoá bởi một nhân vật cụ thể " con chạy về thăm Bác " -> Với hình tượng này nhà thơ có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúcvới rất nhiều cung bậc khác nhau. Hình tượng thơ mang tính khái quát cho hàng triệu con tim Việt Nam đối với Bác
b. Sáu khổ thơ tiếp theo:
- Khắc hoạ hình tượng Bác Hồ trên nhiều khía cạnh:
+ Về lí tưởng và lẽ sống của Người: "ôm cả non sông …,tự do cho mỗi đời nô lệ…" Đó là lí tưởng sống cao đẹp của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc.
c. Ba khổ thơ còn lại:
- Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của một cá nhân mà mà là tiếng lòng, cảm xúc củamột dân tộc Việt Nam.Tiếc thương đau xót trước sự ra đi của Bác nhưng lời thơ không bi luỵ vì tác giả khẳng định sức sống bất diệt của trái tim Hồ Chí Minh
TỰDO
(P Ê- LUY- A)
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh phân tích được hình thức nghệ thuật đặc sắc độc đáo thể hiện khát vọng tự do của tác giả đồng thời cũng là của nhân dân Pháp qua bài thơ.Nhận thức sức mạnh và giá trị của tự do chân chính.
B.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
*Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn, tìm hiểu văn bản:
1. Những nét chung:
-Tác giả PÊ-luy-a (1895- 1952) là thơ Pháp tham gia nhiều hoạt động chính trị chống chiến tranh chống phát xít , chống đế quốc. Ông sáng tác hơn 60 thi phẩm …
-Bài thơ ra đời trong thời kỳ nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược. Nguyên văn bài thơ không có vần, không có dấu chấm câu.
2. Tác phẩm:
-Cảm nhận chung về bài thơ: Là bài thơ hay, bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do. Được thể hiện bởi hình thức nghệ thuật đặc biệt với tầng lớp hình ảnh từ ngữ lặp lại chồng lên nhau nối tiếp nhau.
+ Nghệ thuật:
-Tạo câu trùng điệp " tôi viết tên em "
-Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn…
-Địa điểm mang tính trừu tượng
+ Nội dung: Tình yêu tự do cháy bỏng mãnh liệt…
*Giáo viên củng cố, hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
*Dặn dò: Tiết sau học làm văn "Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận".