Giáo án Ngữ văn 12 Bài Đọc thêm: Một người Hà Nội mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Đọc thêm: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 74. Đọc thêm.MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

Nguyễn Khải

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội qua hình tượng nhân vật bà Hiền.

- Nắm được một số nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: cách kể chuyện, giọng văn, chất triết lý...

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3. Tư duy, thái độ

- Trân trọng vẻ đẹp thanh lịch của người Hà Nội.

B. Phương tiện

GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng.

HS : SGK, vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

- Đọc diễn cảm, phát vấn, thảo luận.

- Các hình thức trực quan như xem phim, ảnh tư liệu về Hà Nội

D. Tiến trình dạy học

1.Ổn định lớp

Sĩ số: ……………………………………….

2.Kiểm tra bài cũ

- Nhân vật chị Hoài để lại cho em những suy nghĩ gì?

- Tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài như thế nào trong cảnh gặp lại?

3.Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Nguyễn Khải là một trong những nhà văn Việt Nam hiện đại tiêu biểu nhất. Sau hơn nửa thế kỉ lao động sáng tạo, ông đã để lại những tác phẩm văn xuôi phong phú về thể loại , vừa mang tính thời sự nóng hổi, vừa có tầm khái quát cao thể hiện những vấn đề thiết thực của cuộc sống, nhiều vấn đề mang tính triết lí, đạo đức, nhân sinh sâu sắc, có ý nghĩa thời sự và tương lai.

Nguyễn Khải đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử,tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng An” qua tác phẩm Một người Hà Nội.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

? Nêu những nét chính về Nguyễn Khải?

? Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông.

? Tại sao Nguyễn Khải đặt tên cho tác phẩm là “Một người Hà Nội”?

? Nhân vật trung tâm của tác phẩm là ai?

? Nhân vật này được thể hiện qua cái nhìn của ai?

- Nhân vật cô Hiền được thể hiện qua sự khám phá của nhân vật “tôi”.

- Giới thiệu vài nét về cô Hiền.

? Nếp sống của cô Hiền thể hiện ở những mặt nào? Tìm chi tiết và nhận xét?

- Cách ăn ở, quản lý gia đình...

- Chọn bạn trăm năm là một ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ...

- Nghĩ đến việc nuôi dạy con chu đáo khác cách nghĩ của người cùng thời

? Cách dạy con của cô Hiền có gì đáng lưu ý?

“chúng mày là người Hà Nội…”

? Trước những biến động của thời cuộc, nếp sống cô Hiền có thay đổi không? ® Vậy cô Hiền là người như thế nào?

?Vì sao bà Hiền vẫn ở lại Hà Nội khi nhiều người đã tản cư?

- chỉ vì bà không thể rời xa Hà Nội.

?Từ đó cho thấy điều gì về nhân vật cô Hiền?

(GV diễn giảng về không khí ở Hà Nội sau hòa bình lập lại)

(GV giảng giải về hoàn cảnh đất nước những năm trước 1955, thời chống Pháp)

? Thái độ của cô Hiền trước niềm vui chiến thắng và cách cư xử của người chung quanh? Qua đó cho thấy cô Hiền là người như thế nào?

(GV diễn giảng về thời cuộc)

- không hài lòng trước ngôn ngữ ồn ào, xô bồ; nhận xét “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều…”

?Trong hoàn cảnh cả nước ra trận, thái độ của cô Hiền như thế nào khi các con tình nguyện ra chiến trường? Điều đó thể hiện qua những câu nói nào?

bằng lòng cho con ra trận, “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè...”

?Ta phát hiện ra điều gì trong nhân cách cô Hiền?

? Qua những gì vừa tìm hiểu, hãy cho biết vì sao tác giả gọi cô Hiền là “một người Hà Nội”?

? Theo em người Hà Nội phải có phong thái và cốt cách như thế nào? Người Hà Nội phải có phong thái, cốt cách: từ lối sống, cách nghĩ, cách nhìn nhận, cách ứng xử đều phải có chuẩn, cái quan trọng là phải luôn giữ gìn văn hóa đất kinh kì.

- Em có nhận xét gì vềnhân vật người kể chuyện trong tác phẩm?

- Tác phẩm đã có những thành công nào về mặt nghệ thuật?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

1. Hình ảnh cây si ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì?

2. Vì sao tác giả gọi cô Hiền là “hạt bụi vàng của Hà Nội”?

HS chia làm 4 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 câu.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Nguyễn Khải (1930-2008)

- Nhà văn được rèn luyện, trưởng thành trong quân ngũ.

- Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi VN từ sau cách mạng tháng 8/1945.

- Nhà văn luôn xông xáo, bám sát thời sự, khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm lý sâu sắc.

- Tác phẩm tiêu biểu (SGK)

2. Tác phẩm:“Một người Hà Nội

a. Hoàn cảnh ra đời:1960, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước, đổi mới của văn học.

b. Xuất xứ:

- Rút từ tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” (NXB Hà Nội 1995).

c. Nhan đề: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

- Là sự trình bày cảm nhận, cách nhìn, quan niệm về người Hà Nội của nhà văn.

- Định hướng tư tưởng của tác phẩm.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Hình tượng nhân vật cô Hiền

a. Lai lịch: gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình nề nếp, yêu văn chương.

b. Nếp sống:

- Hôn nhân: Nghiêm túc, thực tế

- Sinh con: Có ý thức trách nhiệm.

- Quản lý gia đình: Chủ động, tự tin trong vai trò của người mẹ, người vợ.

- Dạy con: Chú ý đến “văn hóa của người Hà Nội”

- Cách sinh hoạt: không thay đổi trước biến động của thời cuộc.

* Cô Hiền là người bản lĩnh, thức thời, khôn ngoan và sắc sảo.

c. Cách ứng xử trước thời cuộc:

- Trước 1955:Ở lại Hà Nội.

" Có tình yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội.

- Sau năm 1955: Nhận ra niềm vui hơi quá mức và có phần thỏa mãn của con người sau chiến thắng.

" Trầm tĩnh, từng trải và tỉnh táo

- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ: tôn trọng danh dự của con, bằng lòng cho con ra trận.

" Là người giàu lòng tự trọng, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

* Cô Hiền là người luôn có ý thức giữ gìn nền nếp gia phong, truyền thống của đất kinh kì, là một nhân cách sống biết tự trọng.

2. Nhân vật người kể chuyện

- Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.

- Có cái nhìn lịch lãm, sâu sắc.

- Cách kể chuyện vừa thân tình vừa hóm hỉnh nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân.

- Giọng kể: Chiêm nghiệm- triết lý.

- Ngôn ngữ: vừa giản dị vừa giàu ngụ ý và triết lý.

3. Nghệ thuật

- Nghệ thuật trần thuật:

+ Đặt một sự việc, một hiện tượng trước nhiều cách đánh giá.

+ Kể bằng đối thoại, bằng phân tích, bình luận.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa tính cách nhân vật qua lời kể và đối thoại.

- Chi tiết nghệ thuật đặc sắc: Hình ảnh cây si cổ thụ, hạt bụi vàng...

III. Luyện tập

1. Cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là biểu hiện của văn hóa Hà thành và cũng là biểu tượng của truyện ( cây si nghiêng đổ " cây si sống lại...)

2. “Hạt bụi vàng...” là hình ảnh đặt sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao... Nói lên phẩm chất đáng quý của nhân vật.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

+ Nhân vật cô Hiền được thể hiện với những nét tính cách gì?

+ Vì sao tác giả lại ví cô Hiền như “hạt bụi vàng” của Hà Nội?

+ Nhận xét về giọng kể của tác giả?

5. Dặn dò

- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.

- Chuẩn bị bài mới: Thực hành về hàm ý (tiếp).

*********************************

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Đọc thêm: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ: 74

Đọc thêm:

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

(Nguyễn Khải).

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

-Hiểu được nét đẹp cảu văn hoá "kinh dị" qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho "Người Hà Nội".

-Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật chị Hoài trong tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" của Ma Văn Kháng?

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: Chúng ta đã rất ấn tượng với vẻ đẹp của nhân vâth chị Hoài trong những trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Một người phụ nữ khác tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Tràng An, cho cốt cách người Hà Nội được gọi là "hại bụi vàng của Hà Nội" là cô Hiền-nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Một người Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Khải.

b. Triển khai bài dạy:

hoạt động thầy và trò

nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.

Bài tập: Đọc phần tiểu dẫn và tóm tắt quá trình sáng tác cùng các đề tài chính của Nguyễn Khải.

-Gợi dẫn: Chú ý các giai đoạn sáng tác. tác phẩm chính.

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọ-hiểu văn bản.

Bài tập 1:

a. Nhận xét về tính cách cô Hiền-nhân vật trung tâm của truyện, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong những thời đoạn cảu đất nước.

Học sinh suy nghĩ,phát biểu nhận xét bổ sung.

b.Vì sao tác giả cho cô Hiền là "một hạt bụi vàng" của Hà Nội?

Học sinh thảo luận, phát biểu. Giáo viên mở rộng: một so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tnhf ngoại đề của người kể chuyện. Bản sắc Hà Nội, văn hóa Hà Nội là chất vàng mười, là mỏ vàng trầm tíhc được bồi đắp, tích tụ từ biết bao hạt bụi vàng như bà Hiền.

Bài tập 2: Nêu cảm nghĩ về nhân vật "tôi", Dũng, những thanh niên Hà Nội và cả những người tạo nên "nhận xét không máy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội.

Giáo viên gợi ý:

-Là người yêu Hà Nội, am hiểu Hà Nội.

-Rất có ý thức khẳng định kinh nghiệm cá nhân.

-Gỏi quan sát, ưa triết luận.

Học sinh làm việc cá nhân, phát biểu cảm nghĩ.

Bài tập 3: Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?

Học sinh thảo luận và phát biểu tự do.

Bài tập 4: Nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm.

Học sinh thảo luận và phát biểu tự do. Giáo viên định hướng, nhận xét.

I. Khái quát về tác giả, tác phẩm.

-Tác giả: Nguyễn Khải (1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nôị nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi.

-Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, băt đầu được chú ý từ tiểu thuyết "Xung đột". Trước Cách mạng, sáng tác của Nuyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc (1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963), Chủ tịch huyện (1972),… và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966), Hoà vang (1967), Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970), Chiến sĩ (1973)…Sau năm 1975. sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội-chính trị có yính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con (1970), Gặp gỡ cuối năm (1982)…

-Một người Hà Nội: in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.

II. Đọc-hiểu văn bản.

1. Nhân vật cô Hiền.

a. Tính cách, phẩm chất.

-Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền. Cũng như người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giém quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượn xung quanh.

-Suy nghĩ và cách ứng xử của cô trong trong từng thời đoạn của đất nước:

+Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh:"vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều", theo cô "chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá"…Cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và "đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những điều đàm tểu của thiên hạ"…

+Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống "biết tự trọng, biết xấu hổ", biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: "tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn sống bám vào sự hy sinh của bạn. Nó dám đi cúng là biết tự trọng"…

+Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975. đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thi trường, cô Hiền vẫn là "một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn". Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

b. Cô hiền "một hạt bụi vàng" của Hà Nội.

-Nói đén hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quý báu.

-Cô Hiền kà một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu vào những cái tin hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiến sẽ hợp lại thành những "ánh vàng" chói sáng. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội.

2. Các nhân vật khác trong truyện.

-Nhân vật "tôi": Thấp thoáng sau những dòng chữ là nhân vật "tôi"-đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Trên những chặng đường ấy, nhân vật "tôi" đã có những quan sát tin tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc biệt là về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội. Ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hó của dân tộc. Nhân vật "tôi" mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một diểm nhìn trầm thuật chân thật, khách quan và đúng đắn, sâu sắc.

-Nhân vật Dũng: con trai đầu rất mực yêu quý của cô Hiền. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội, cùng với 600 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tin thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.

-Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên "nhận xét không mấy vui vẻ" của nhân vật "tôi" về Hà Nội. Đó là "ông bạn trẻ đạp xe như gió" đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi "tiên sư cái anh già"…, là những người mà nhân vật "tôi" quên đường phải hỏi thăm…Đó là những "hạt sạn của Hà Nội", làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An.Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.

3. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ".

-Hình ảnh…nói lên quy luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si.

-Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.

4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

-Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khía quát, triết lí. Vừa đậm tính đa thanh. Cai tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật "tôi"; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào…). Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" và nhân vật khác.

+Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật "tôi" đậm vẻ suy tư, chiêm nhiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát…).

4.. Củng cố: Nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, ghi nhớ Sgk.

5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.