Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài viết số 5 mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 69. Làm văn.TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
RA ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn có liên quan đến bài làm.
2. Kĩ năng
- Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và kỹ năng viết bài văn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng.
3. Tư duy, thái độ
- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn sau.
B. PHƯƠNG TIỆN
GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
HS: Bài làm của HS.
C. PHƯƠNG PHÁP
- HS chuẩn bị dàn ý bài viết (ở nhà).
- GV chấm chữa bài, chuẩn bị nhận xét chung và nhận xét cụ thể. Kết hợp thuyết trình, giảng giải và phát vấn của GV với ý kiến HS tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
Sĩ
2. Kiểm tra bài cũ:Không
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Các em đã học cách làm văn nghị luận một ý kiến bàn về văn họcvà đã có một bài viết cụ thể về kiểu bài này. Hôm nay, chúng ta cùng nhìn nhận lại kết quả làm bài của mình để rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành Giáo viên cho HS nhắc lại đề bài. GV tổ chức cho HS ôn lại cách phân tích đề + GV: Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì? Tổ chức xây dựng đáp án (dàn ý) GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 5 (GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn chỉnh dàn ý (đáp án) làm cơ sở để HS đối chiếu với bài viết của mình). Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết - GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét những ưu, khuyết điểm. Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết - GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. - Tùy theo loại lỗi mà học sinh mắc phải ở mỗi lớp mà giáo viên sẽ chọn và yêu cầu học sinh sửa lỗi Ra đề bài làm văn số 6 ở nhà - GV có thể vận dụng theo đề bài trong SGK hoặc tự ra đề cho phù với đối tượng học sinh. - GV ấn định thời gian sẽ thu bài. |
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trongVợ chồng A Phủ(Tô Hoài). I.Phân tích đề - Nội dung vấn đề. - Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính. - Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết. II. Dàn ý Mở bài :Giới thiệu tác giả, tác phẩm , hình ảnh Mị có sức sống tiềm tàng trong tâm hồn. Thân bài - Trước khi về làm dâu Mị là cô gái trẻ trung yêu đời - Những ngày làm dâu, Mị vô cùng đau khổ, cô có sự phản kháng : + Khóc + Định tự tử - Quen dần, nhẫn nhịn, cam chịu, sức sống bị huỷ hoại + Bị tê liệt + Sống lặng lẽ, âm thầm như cái bóng : cô không nói, không cười, mặt buồn rười rượi…, không thiết những gì xung quanh, giam mình trong căn buồng kín mít. - Sức sống tiềm tàng của Mị không lụi tắt dù bị chà đạp. Tác động của ngoại cảnh, không khí mùa xuân, tiếng sáo, ngày tết…lay tỉnh tâm hồn cô + Mị nhẩm theo lời bài hát + Cô nhớ lại những kí ức, những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc vẫn được gìn giữ trong đáy sâu tâm hồn + Mị đau khổ , thậm chí muốn chết đi để khỏi đối diện nhưng cô chợt nhận ra , cô còn trẻ, cô muốn đi chơi và cô chuẩn bị đi chơi. - Sức sống vừa trỗi dậy cũng là lúc bị dập tắt một cách tàn nhẫn bởi vòng dây trói của A Sử. Mị lại chìm sâu vào chai sạn + Mị không gắn bó gì cuộc sống xung quanh, như cái bóng vật vờ bên bếp lửa + Cô dửng dưng với chính mình + Cô thản nhiên trước nỗi đau của người khác. - Nhưng vẫn có một nguồn lửa sống âm thầm, leo lét cháy trong tim của Mị. Ngọn lửa ấy được thổi bùng lên nhờ dòng nước mắt trên má của A Phủ + Mị nhớ lại nỗi đau của chính mình + Mị thương cho người đàn ông bị trói và nhớ về người phụ nữ ngày trước bị trói đến chết + Cô căm phẫn, cô nhận ra tội ác của chúng + Cô nghĩ A Phủ sẽ chết thật phi lí + Sức sống trỗi dậy cùng với sự thức tỉnh tâm hồn : cô giải thoát cho A Phủ vàtự giải thoát mình Kết bài : Kết thúc vấn đề, đánh giá về sức sống tiềm tàng là nguồn sống đã giúp Mị hồi sinh và giành lấycuộc sống. III. Nhận xét, đánh giá bài viết Nội dung nhận xét, đánh giá: - Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa? - Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa? - Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp xếp hợp lí hay chưa hợp lí? - Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề hay không? - Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt… IV. Sửa chữa lỗi bài viết - Các lỗi thường gặp: + Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí. + Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý. + Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém. + Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp - Cách sửa lỗi: V. VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Bài làm ở nhà) Đề bài: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt. Gợi ý: Bài viết cần có những ý cơ bản sau: 1. Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. - Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được “khúc” của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống. - Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy. - Chứng minh: + Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con. 2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Điều đó có nghĩa là: - Từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại. - Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
GV tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm.
5. Dặn dò
- Làm bài văn về nhà.
- Chuẩn bị bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài viết số 5 – Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ: 69
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Nhận ra ưu và nhược trong bài viết của mình cả về kiến thức lẫn kỷ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
-Rèn luyện kỷ năng phân tích đề, lập dàn ý.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án-Chấm bài.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài theotrí nhớ. -Giáo viên ghi đề bài lên bảng. -Hướng dẫn học sinh phân tích đề. -Giáo viên định hướng, gạch chân những từ ngữ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu của đề. -Xây dựng dàn ý. |
I. Phân tích đề. - Nội dung: ý kiến về thơ của Xuân Diệu" Thơ là…". - Thể loại: Nghị luận về một vấn đề văn học. - Phương pháp: Giải thích, chứng minh và bình luận. - Phạm vi tư liệu: Thơ và những ý kiến về thơ. II. Xây dựng dàn ý. -Xem gợi ý ởtiết "Viết bài số 5". III. Nhận xét đánh giá bài viết. IV. Trả bài, vào điểm. |
4. Củng cố - Dặn dò: Tiết sau học Đọc văn "Chiếc thuyền ngoài xa".