Giáo án Ngữ văn 12 Bài Thực hành chữa lỗi lâp luận trong văn nghị luận mới nhất

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Thực hành chữa lỗi lâp luận trong văn nghị luận - Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 52. Làm văn: THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG

VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức : Giúp HS:Củng cố kĩ năng tự phát hiện và chữa những lỗi thường gặp khi lập luận.

2. Kĩ năng : Nâng cao kĩ năng tạo các đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

3. Tư duy,thái độ : Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.

B. Phương tiện

+ GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học

+ HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương pháp

- Thảo luận theo nhóm để phát hiện lỗi.

- Phát huy khả năng làm việc độc lập của từng cá nhân, kết hợp với khả năng hợp tác, giao tiếp của các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm.

- Thảo luận để tổng hợp các ý kiến về cách sửa lỗi, nhằm giúp HS tự lựa chọn và điều chỉnh cách sửa lỗi sao cho hiệu quả nhất.

- Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh để tìm ra những phương án, những kết luận xác đáng nhất.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

Sĩ số: …………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Văn nghị luận nói chung rất phong phú và đa dạng . Người viết thường mắc phải những lỗi diễn đạt do : thiếu kĩ năng diễn đạt , lập luận về luận điểm và luận cứ …Bài học hôm nay sẽ giúp các em khắc phục những lỗi lập luận đó.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

- GV yêu cầu một HS nhắc lại những lỗi lập luận thường gặp (đã tìm hiểu trong bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận).

- HS trình bày Ghi nhớ.

- GV hướng dẫn HS chia nhóm HS (hai bàn thành một nhóm) thảo luận phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn và thực hành chữa lại đoạn văn để lập luận chặt chẽ, lôgíc và có sức thuyết phục.

+ Nhóm 1: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn a và chữa lỗi.

+ Nhóm 2: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn b và chữa lỗi.

+ Nhóm 3: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn cd rồi chữa lỗi.

+ Nhóm 4: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn e và chữa lỗi.

+ Nhóm 5: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn g và chữa lỗi.

+ Nhóm 6: phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong các đoạn văn h và chữa lỗi.

- Các nhóm thảo luận trên cơ sở mỗi thành viên đã soạn bài, thống nhất ý kiến, ghi vào bảng phụ trong thời gian 10 phút.

- Sau khi thảo luận, GV mời từng đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận; các nhóm khác có thể bổ sung ý kiến.

- GV căn cứ vào kết quả trên bảng phụ của các nhóm và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

- GV có thể cho điểm trực tiếp những nhóm làm việc tích cực và có kết quả tốt.

- HS tự bổ sung vào bài soạn của mình.

1. Đoạn văn a:

- Lỗi lập luận: Ví dụ đưa ra không phù hợp với nội dung của câu trước đó, không làm toát lên được ý “tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người”.

- Gợi ý sửa lỗi: Giá trị quan trọng nhất của VHDG là giá trị nhận thức ... vừa tác động mạnh mẽ đế tâm hồn con người. Ví dụ như câu: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Câu ca dao cho người đọc thấy sự ý thức của người phụ nữ về vẻ đẹp, về giá trị của mình. Đồng thời, người đọc cũng thấy được nỗi đau về thân phận bị phụ thuộc và hạnh phúc bấp bênh ở họ. Họ đáng trân trọng và cũng đáng thương.

2. Đoạn văn b:

- Lỗi lập luận: Nội dung câu kết không phù hợp với các câu trên.

- Sửa lỗi: bỏ đi câu cuối.

3. Đoạn văn c:

- Lỗi lập luận: Các câu văn diễn đạt ý rời rạc, không phù hợp với nhau, thiếu mạch lạc.

- Sửa lại: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đã cho ta thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Trong cái đói gay gắt, họ đạ biết nương tựa vào nhau, chia sẻ cho nhau. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

4. Đoạn văn d:

- Lỗi lập luận: Câu 3 và 4 có nội dung không phù hợp với nhau.

- Sửa lỗi: Nếu ai đã từng đi ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thìêm ả dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Chính vì thế XQ đã ví tình yêu của mình như những con sóng để nói lên tình yêu của mình.

5. Đoạn văn e:

- Lỗi lập luận:Câu chốt đầu đoạn đúng nhưng các câu sau không tập trung làm sáng rõ được, hơn nữa còn mắc lỗi khác ngoài lỗi lập luận.

- Sửa lỗi: Lòng thương người của ND bao trùm lên toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều”. ND viết truyện thơ này như có “máu chảy trên đầu ngọn bút” (Mộng Liên Đường Chủ nhân). Đó chính là nỗi xót xa vô hạn trước kiếp hồng nhan bạc mệnh mà tiêu biểu là Thúy Kiều. Chính vì thế mà nhà thơ Tố HỮu đã khái quát rất đúng khi viết: Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều’.

6. Đoạn văn g:

- Lỗi lập luận:

+ Câu trích dẫn đưa ra không phù hợp với ý kiến đưa ra: “Hình ảnh những thế hệ cây xà nu cũng gợi lên sự tiếp nối của thế hệ những người dân Xô Man”không phù hợp với trích dẫn: “Có những cây non vừa lớn...lông vũ”.

+ Có những câu tối nghĩa.

- Sửa lỗi: Cây xà nu là một cây họ thông ..ở Tây Nguyên. Xà nu là loài cây gỗ quý và đặc biệt có sức sốngrất mãnh liệt. Rừng xà nu là biểu tượng cho người dân Xô Man. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu gợi lên sự nối tiếp của các thế hệ người dân nơi đây trong cuộc chiến không cân sức với kẻ thù hung bạo là đế quốc Mĩ.

7. Đoạn văn h:

- Lỗi lập luận: Đưa ra những câu có ý nghĩa không ăn nhập với nhau: “Các tác phẩm VHDG đề hướng con người tới “chân, thiện, mĩ”. Không một ai là không biết đến truyn cổ tích “Tấm Cám”; ...

- Sửa lỗi: Chính vì ra đời từ rất sớm và gắn liền với cuộc sống nhân dân lao động nên VHDG có giá trị trong việc bảo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân, hướng tới cái “chân, thiện, mĩ”. Qua nhiều tác phẩm, ta đều thấy nhân dân luôn luôn khát khao cho cái thiện thắng cái ác, ở hiền gặp lành. Không những thế, văn học dân gian còn có rất nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc trên các thể loại. Ta thử tìm hểu điều ấy qua truyện cổ tích “Tấm Cám”.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố:

- Phát hiện những lỗi sai và thực hành sửa lỗi; rút kinh nghiệm cho việc viết văn của bản thân.

5. Dặn dò:

- Chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.

Giáo án Ngữ văn 12 Bài Thực hành chữa lỗi lâp luận trong văn nghị luận - Mẫu giáo án số 2

Tiết thứ: 52

THỰC HÀNH CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

-Phát hiện và sữa chữa các lỗi lập luận trong bài văn nghị luận.

-Có khả năng chủ động tạo các lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

-Thực hành-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Soạn giáo án.

* Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổnđịnh lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung kiến thức

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK.

Đọc bài tập 1- tìm lỗi sai và sửa lại cho đúng.

- Đọc bài tập 2, tìm nguyên nhân rồi sửa chữa lại cho đúng.

Đọc bài tập 3, học sinh sửa chữa Đề xuất cách sửa khác - chỉ ra nguyên nhân.

Đọc đoạn văn.

- Yêu cầu học sinh theo dõi, suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân viết sai. Sau đó đề xuất cách sửa.

1. Bài tập 1(Sgk).

a. Nguyên nhân dẫn đến lập luận sai.

Ví dụ đưa ra không phù hợp với nội dung câu đưa ra trước đó, không toát lên được ý "tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người".

b. Sửa lại là: Gía trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức Văn học dân gian chứa đựng một khối lượng kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội: những câu tục ngữ, ca dao, vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Ví dụ như câu ca dao sau:

"Thân em như tấm lựa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

2. Bài tập 2:

a. Nguyên nhân:

Nội dung câu kết không phù hợp với nội dung các câu bên trên.

b. Sửa lại là: Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc, lạc quan, yêu đời. Anh còn rất thèm người. Anh thèm người tới mức tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên Sa Pa dù chỉ là một vài phút.

3. Bài tập 3:

a. Nguyên nhân:

Các câu diễn ý rất rời rạc, không phù hợp với nhau. Đó là sự lắp ghép thiếu mạch lạc.

b. Sửa lại là:

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã cho ta thấy sức mạnh của tình người, trong hoang cảnh khó khăn của cuộc sống. Trong cái đói gay gắt, họ vân biết nương tựa vào nhau, chia sẻ với nhau. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo của tác phẩm.

4. Bài tập 4:

a. Nguyên nhân:

Câu 3 và 4 có nội dung không phù hợp với nhau.

b. Sửa lại là:

Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn đã phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh kì diệu cảu những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng lúc thì sôi sục, dữ dội. Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu cảu mình như những con sóng "Dữ dội và dịu êm - ồn ào và lặng lẽ" Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.

4. Củng cố- Dặn dò.

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 53: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ 1

(Thi chung theo đề của Sở giáo dục)