Giáo án Ngữ văn 12 Bài Ông già và biển cả(Ơ-nít Hê-minh-uê) – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 82-83. Đọc văn.ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Trích)
Hê-minh-uê
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của nhân vật cá kiếm - kì phùng địch thủ của ông.
- Làm quen với nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hêminhuê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Tư duy, thái độ
- Bài học về lối viết: chống lối viết hoa mỹ mà rỗng tuếch.
B. Phương tiện
GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
HS: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi.
C. Phương pháp
- Hướng dẫn HS tìm phần nổi- có nghĩa là những hình ảnh, chi tiết tả thực cuộc săn bắt cá, cuộc đấu tranh giữa hai "nhân vật" chính trong diễn biến căng thẳng tới đích; những độc thoại nội tâm hướng tới đối thoại biểu hiện quan hệ đặc biệt của người đi săn với đối thủ của mình.
- Căn cứ trên lớp nghĩa thứ nhất ấy, khuyến khích sự liên tưởng, đồng sáng tạo của HS để tìm ra phần chìm, lớp nghĩa hàm ẩn, khiến cho hai nhân vật chính trở thành những biểu tượng.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Sĩ số: ………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ
Số phận con người – Sô-lô-khốp
Câu hỏi:
- Vì sao Xô-cô-lốp quyết định nhận bé Va-ni-a làm con? Cuộc sống và tình cảm của anh từ đó thay đổi như thế nào?
- Từ số phận và sự thay đổi trong cuộc đời của nhân vật Xô-cô-lốp, nhận xét về tính cách con người Nga?
- Cảm nhận của em về nhân vật bé Va-ni-a?
- Việc đan xen những đoạn trữ tình ngoại đề theo em có cần thiết không? Nó có tác dụng gì cho câu chuyện?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Thiên nhiên và con người, con người và hiện thực, con người và ước mơ… đó là những vấn đề mà nhiều nhà văn đã đặt ra trong những tác phẩm của mình. Điều này cũng được thể hiện trong áng văn bất hủ của Hê-minh-uê: Ông già và biển cả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 82 |
|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ? Cho biết những nét chính về tác giả? Diễn giảng thêm về nguyên lí “tảng băng trôi”. Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả”. ?Em có nhận xét gì về cốt truyện và nhân vật? ?Cho biết vị trí đoạn trích và nội dung đoạn trích? GV gọi HS đọc văn bản và nhận xét cách đọc. ?Cuộc đấu sức giữa ông lão và con cá kiếm diễn ra vào thời gian nào? Phong độ của ông lão lúc đó ra sao? ?Hình ảnh những chiếc vòng lượn của con cá gợi lên điều gì? ? Cách tiếp xúc của ông lão và con cá kiếm có gì đặc biệt? Hết tiết 82, chuyển sang tiết 83 Sĩ số: …………………… ? Nhận xét gì về diễn biến hành động gợi lên diễn biến về cách cảm nhận ? ?Những lời chuyện trò của ông lão với con cá kiếm nói lên điều gì? GV cho HS thảo luận. Rút ra nhận xét. Kết luận: đối thoại, độc thoại là một trong những thủ pháp nghệ thuật chính để xây dựng tác phẩm. ?Hình ảnh con cá hàm chứa ý nghĩa gì? Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV dành thời gian hướng dẫn HS luyện tập theo SGK. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mỹ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, được tặng giải Noben 1954. - Từng viết báo, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới. - Đóng góp lớn trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới. - Là người đề xướng nguyên lí tảng băng trôi. - Các tác phẩm: Mặt trời vẫn mọc (1926) Giã từ vũ khí(1929) Chuông nguyện hồn ai (1940) 2. Tác phẩm a. Tóm tắt: SGK b. Một số điểm cần lưu ý - “Ông già và biển cả” tiêu biểu cho nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra. Tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”. - Cốt truỵên không li kì, mà đơn giản chỉ có một hành động chính bao trùm: hành động săn đuổi cá. - Nhân vật: ít- cuộc sống con người xuất hiện trong kí ức ông lão- cách xây dựng nhân vật chu yếu là độc thoại nội tâm. => Tác phẩm mang không khí biểu tượng, tiếp cận gần với thơ và anh hùng ca. * Tóm lại: Nét độc đáo của tác phẩm là nghệ thuật biểu tượng ẩn dụ, được biểu hiện qua lối so sánh ngầm. 3. Đoạn trích - Vị trí đoạn trích: nằm ở phần cuối truyện. - Nội dung: kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cuộc đấu tranh giữa ông lão và con cá kiếm - Thời điểm: mặt trời mọc lên lần thứ ba. - Phong độ: lão mệt thấu xương, mồ hôi ướt đẫm. - Tư thế: đơn độc. - Hình ảnh chiếc vòng lượn của con cá kiếm lặp đi lặp lại: + Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: ước lượng khoảng cách bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay. + Vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng mãnh liệt của con cá: dũng cảm, kiên cường không kém ông lão. + Ông lão chỉ gián tiếp cảm nhận con cá qua vòng lượn. 2. Cảm nhận của ông lão về con cá kiếm - Từ xa đến gần “đến vòng thứ ba….” ngày càng mãnh liệt và trực tiếp. - Cảm nhận gián tiếp (qua sợi dây qua mũi lao) - Bộ phận => toàn thể: ngày càng lộ dần: nhìn thấy từng bộ phận trước khi nhìn thấy cả con cá. Diễn biến càng lúc càng mãnh liệt và đau đớn. 3. Mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm - Sự cảm nhận của ông lão về con cá bằng thị giác và xúc giác. - Lời đối thoại của ông lão với con cá kiếm cho thấy không chỉ là sự cảm nhậnmà cao hơn nữa là sự cảm thông: + Không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim. + Không chỉ đơn thuần là người đi săn và con mồi. => Lời lẽ và ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành “nhân vật”, càng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ông lão bằng việc hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình. 4. Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng - Vẻ đẹp con cá, thái độ của người đi săn và con mồi hàm chứa ý nghĩa: Con cá là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người theo đuổi trong cuộc đời. - Hình ảnh đẹp đẽ của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh (lần xuất hiện cuối cùng) đến khi bị kéo vào sát thuyền, có sự khác biệt: đó là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt và vì thế nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước. III. Tổng kết Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập 1. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trực tiếp của nhân vật, cho thấy mối quan hệ khác thường giữa người đi săn và vật bị săn đuổi. Trước mắt ông lão, con cá giống như một con người, một đối thủ đáng nể, một người bạn tâm tình. 2. Tham khảo tựa đề tiếng Anhvà nêu lên suy nghĩ. |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố: Nguyên lí “tảng băng trôi” và đóng góp của Hê-minh-uê đối với văn học.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới : Diễn đạt trong văn nghị luận.
***********************************
Giáo án Ngữ văn 12 Bài Ông già và biển cả(Ơ-nít Hê-minh-uê) – Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ: 82-83
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
(Trích)
Hê-minh-uê
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Bước đầu nắm được nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-ming-uê, qua đó hiểu được sự tin tưởng và nghị lực, vào sức mịnh tin thần và niềm kiêu hãnh vê con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của nhà văn.
-Khám phá nghệ thuật kể chuyên độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn kể chuyện và lời văn miêu tả cảnh vật, miêu tả đối thoại và độc thoại nội tâm.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:Tóm tắt đoạn trích Số phận con người và cho biết Sô-lô-cốp nghic gì về số phận con người?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961) được xem là một trong hai nhà văn vĩ đại nhất nước Mĩ thế kỉ XX. Hê-ming-uê đề xuất nguyên lí "tảng băng trôi" đối với tác phẩm nghệ thuật: một phần nổi bảy phần chìm. Đây là một cách viết hàm súc, dồn nén nhiều lớp nghĩa. Tiểu thuyêt Ông già và biển cả tiểu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi". Phhàn nổi của ngôn từ khồn nhiều, song phần chìm của nó rất lớn bởi nó gợi lên nhiều từng ý nghĩa mà người đọc rút ra được theo thể nghiệm. Đoạn văn trích nói về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều từng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình thượng con cá kiếm.
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1: Đọc hiểu tiểu dẫn. Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc phần tiểu dẫn. Bài tập: Nêu những ý chính về Hê-minh-uê, tiểu thuyết Ông già và biển cả, vị trí đoạn trích học. Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản đoạn trích. Học sinh đọc ở nhà, đến lớp tóm tắt theo yêu cầu của Giáo viên. Giáo viên yêu cầu học sinh lướt nhanh và tóm tắt đoạn trích, sau đó nêu một số câu hỏi và hướng dẫn thảo luận. Câu hỏi 1: Xan-ti-a-gô là một con người như thế nào? Nhận xét khái quát về hai hình tượng nổi bật trong đoạn trích: ông lão và con cá kiếm. Câu hỏi 2: Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá (thời điểm, phong độ, tư thể,…)? Câu hỏi 3: Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể. Câu hỏi 4: Hãy phát hiện thêm mọt lớp nghĩa mới: phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đổi tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đổi thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó nhận xét về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm. Câu hỏi 5: So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng? Câu hỏi 6: Hãy rút ra ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích. Học sinh thảo luận và trình bày. Giáo viên yêu câu học sinh đọc lại đoạn trích và thảo luận: Câu hỏi: Ngoài việc miêu trả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sử dụng loại ngôn nhữ này có tác dụng gì khi noi lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm? Học sinh làm việc cá nhân với văn bản rồi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. -Hoạt động 5: Tổng kết. Giáo viên tóm tắt lại bài học. Bài tập: Hãy rút ra những nhận xét, đánh giá chung về đoạn trích. Học sinh tự viết phần tổng kết. |
I. Vài nét chung. 1. Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961): -Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới. -Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940). -Truyện ngằn cỉa Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiểm thấy. Mục đích của nhà văn là "viêt một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người". 2. Ông già và biển cả (The old nam and the sea.. -Được xuất bản đầu tiên trên tạp chi Đời sống. -Tác phẩm gây được tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben. -Tóm tắt tác phẩm Sgk. -Tác phẩm tiểu biểu cho lối viết "tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (tác giả nói rằng tác phẩn lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi). 3. Đoạn trích. -Đoạn trích nằm ở cuối truyện. -Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm. II. Đọc hiểu văn bản đoạn trích. 1. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm. -Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngay hai đem ông ra khơi đánh cá. Khung cảnh trời biển mênh mông chỉ mọt mình ông lão. Khi thì ông trò chuyện với mây nước, khi thì đuổi theo con cá lớn, khi thì đương ềâu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá. Cuối cùng kiệt sức, vào đến bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Câu chuyện đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa. Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn dũng cảm của ngườ lao động trong mot xã hội vô hình, thể hiện thành ccong và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi thêo đuổi ước mơ sáng tạo rồi trình bày nó trước mắt người đời… -Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đổi lập: +Con cá kiếm mắc câu bắt đàu những vòng lượn "vòng tròn rất lớn", "con cá đã quay tròn". Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng. Những vòng lượn được nhắc lại rất nhieưù lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy. +Ông lão ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn dộc, "mệt thấu xương", "hoa mắt", vẫn kiên nhẫn vừa thông cảm với con cá nhưng phải khuất phục nó. +Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đổi thủ đều dốc sức tấn công và dộc sức chống trả. Cảm thấy chóng mặt và choáng váng nhưng ông lão vẫn ngoan cường "ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được" lão nói. Ông lão cảm thấy "một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây mà lão đang níu bằng cả hai tay". Lão hiểu con cá cũng đang ngoan cường chống trả. Lão biết con ca sẽ nhảy lên, lão mong cho điều đó đừng xay ra "đừng nhảy, cá" lão nói, nhưng lão cũng hiểu "những cú nhảy để nó hít thở không khí". Ông lão nương vào gió chờ "lượt tới nó lượn ra, ta sẽ nghỉ". "Đến vòng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá". Lão không thể tin nổi vào độ dài của nó "không" lão nói, "nó không thể lớn như thế được". Những vòng lượn của con cá hẹp dần. Nó đã yếu đi nhưng nó vẫn không khuất phục, lão nghĩ: "Tao chưa bao giời thấy ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày". Ông lão cũng đã rất mệt, có thể sụp xuống bất kì lúc nào. Nhưng ông lão luôn nhủ "mình sẽ cố thêm lần nữa". Dồn hết mọi đau đớn và những gì còn lại của sức lục và lòng kiêu hãnh, lão mang ra để đương đầu với cơn hấp hối của con cá. Ông lão nhấc cao ngọn giáo phóng xuống sườn con cá "cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lê ấn sâu rồi dồn hết trọng lực lên cán dao". Đây là đòng đánh quyết định cuối cùng để tiêu diệt con cá. Lão rất tiếc khi phải giết nó, nhưng vẫn phải giết nó. +Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy, cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đổi thủ của nhau. +Nhà văn miểu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đè cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thục hiện bằng ước mơ của mình. 2. Nội dung tư tưởng của đoạn trích. -Hình tượng con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của ngườ kể chuyện, đặc biệt là những lời trò chuyện của ông lão với con cá, ta thấy ông lão coi nó như một con người. Chính thái độ đặc biệt, khác thường này đã khiến con cá thành "nhân vật" chính thứ hai bên cạnh ông lão, ngang hàng với ông. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên, tiểu biểu cho vẻ đẹp, tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con gnười ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời. 3. Nghệ thuật đoạn trích. Đặc diểm ngôn ngữ kẻ chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: "lão nghĩ…", "lão nói…". -Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc. -Lời phát biểu trực tiếp của ông lão: đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm: "Đừng nhảy, cá", láo nói. "Đừng nhảy". "Cá ơi", ông lão nói "cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?". "Mày đừng giết tao, cá à", ông lão nghĩ "mày có quyền làm thế". "Tao chưa thừng thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày người anh em ạ". -Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp: +Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc. +Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người. +Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó, thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó. +Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. +Ý nghĩa biểu thượng của con cá kiếm. +Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình. III. Tổng kết. Đoạn văn tiểu biểu cho phng cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn đôc trưqớc thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình đề đạt được ước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn trích tiêu biểu cho nguyên li "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê. |
4. Củng cố: -Nắm nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
5. Dặn dò: -Tên tác phẩm nguyên văn tiếng Anh: the old man and the sea. Các bản dịch của Việt Nam đều bổ sung thêm một định ngữ "Ông gì và biển cả". Nêu dịch đúng nguyên văn chỉ là: "Ông già và biển". Anh (chị) thích lối dịch nào hơn? Vì sao?
-Tiết sau học Làm văn.