Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài văn số 6 – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 81. Làm văn. TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức văn học và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài học.
- Nhận ra những ưu điểm, thiếu sót, nguyên nhân sinh ra những ưu điểm, thiếu sót trong bài làm của mình.
2. Kĩ năng
- Sửa chữa các lỗi cơ bản trong bài văn nghị luận.
3. Tư duy, thái độ
- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót trong các bài làm sắp tới.
B. PHƯƠNG TIỆN
GV : SGV, SGK. Tài liệu tham khảo…
HS : Bài viết của học sinh.
C. PHƯƠNG PHÁP
- GV: Lần lượt phát vấn học sinh để rút ra dàn y chung cho bài viết.
- HS: Cùng với giáo viên xây dựng dàn ý và sửa chữa lỗi sai.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổnđịnh lớp
Sĩ số : ……………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Muốn làm tốt bài văn nghị luận văn học, chúng ta cần luôn luôn chú ý về kiến thức và kĩ
năng trình bày. Hôm nay, hãy cùng nhau sửa chữa bài làm văn số 6 để có thể rút ra những
kinh nghiệm cho những bài làm văn sau được tốt hơn.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV tổ chức phân tích đề - GV: Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì? - GV: Hãy áp dụng để phân tích đề bài viết số 6. - HS nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích. - GV định hướng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu của đề. |
I. Phân tích đề Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt. Phân tích: - Nội dung vấn đề: Quan niệm của Nguyễn Thi - Thể loại: Nghị luận văn học. - Thao tác chính: chứng minh. - Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình . |
GV tổ chức xây dựng đáp án (dàn ý) |
II. Dàn ý |
Hướng dẫn học sinh phân tích câu nói: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc + GV: Con sông tượng trưng cho điều gì của gia đình? + GV: Khi tìm hiểu về con sông gia đình là ta tìm hiểu điều gì? + GV: Gia đình của Việt và Chiến có sự tiếp nối con sông ấy như thế nào? Chú Năm là con người như thế nào? + GV: Hình tượng mẹ Việt và Chiến hiện lên như thế nào? + GV: Những đứa con đã tiếp nối truyền thống gia đình ấy như thế nào? + GV: Chất anh hùng của Việt là gì? Tìm hiểu câu nói: Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". + GV: Em hiểu thế nào về câu nói này? + HS bàn luận chung và trả lời. |
Bài viết cần có những ý cơ bản sau: 1. Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. - Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc" của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống. - Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy. - Chứng minh: Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con, mà kết tinh ở hình tượng chú Năm: + Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa. + Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình). - Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống: + Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng. + Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và tranh đấu. + Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả. - Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống: + Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ. + So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má. + Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư. + Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù. + Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công. 2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Điều đó có nghĩa là: - Từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại. - Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương. |
Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết - GV phát bài cho HS. - GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài viết của HS. |
III. Nhận xét, đánh giá - Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa? - Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa? - Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp xếp hợp lí hay chưa hợp lí? - Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề hay không? - Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt,… |
Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết - GV nêu lên các lỗi mà HS thường gặp. - GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. - Ví dụ một số bài viết. |
IV. Sửa chữa lỗi Các lỗi thường gặp: - Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí. - Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý. - Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém. - Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp… |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
4. Củng cố
- Cách tìm, xây dựng hệ thống ý trong bài văn nghị luận nói chung và bài văn nghị luận văn học nói riêng.
- Chú ýcách trình bày diễn đạt đúng yêu cầu, theo hệ thống hợp lí.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Ông già và biển cả(Ơ-nít Hê-minh-uê).
********************************
Giáo án Ngữ văn 12 Bài Trả bài văn số 6 – Mẫu giáo án số 2
Tiết thứ: 81
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Nhận ra ưu, khuyết diểm bài của mình cả về kiến thức lẫn kỹ nănng viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
-Rèn luyện lỹ năng phân tíhc đề, lập dàn ý.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:Chép lại đề bài viết số 5 theo trí nhớ?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1: Phân tích đề. Bài tập: Khi phân tích một đề bài, cần phân tíhc những gì? Hãy áp dụng để phân tích đề bài viết số 6. Học sinh nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích. Giáo viên định hướng, gạch dưới những từ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu cụ thể. Hoạt động 2: Xây dựng đáp an (dàn ý). Bài tập: Hãy xây dựng dàn ỹ chi tiết cho đề bài số 6. Giáo viên nêu câu hỏi đẻ hướng dẫn học sinh hoàn chính dàn ý, làm cơ sở đề học sinh đối chiếu với bài viết của mình. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá bài viết. Giáo viên cho học sinh tự nhận xét và trao đổi bài đề nhận xét lẫn nhau. hv nhận xét những ưu, khuyết điểm. Hoạt động 4: Sữa chữa lỗi bài viết. Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sữa chữa, khắc phục. Hoạt động 5: Tổng kết, rút kinh nghiệm. Giáo viên tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm. |
I. Phân tích đề. Khi phân tích một đề bài cần phân tich: -Nội dung vấn đề. -Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính. -Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết. *Phân tích đề bài viết số 6 (chọn đề 1-Sgk). Đề: Trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc.Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Đình Thi, quả đã có một dòng sông trong truyền thống gia đình liên tục chảy từ lớp người đi trước: tổ tiên. ông cha, cho đến đời chị em Chiến Việt. *Phân tích: -Nội dung vấn đề: quan niệm của Nguyễn Đình Thi. -Thể loại nghị luận văn học. -Thao tác chính: chứng minh. -Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi. II. Xây dựng đáp án (dàn ý). -Dàn ý được xây dựng theo bao phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phầm thân bài cần xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm cần có các luận cứ luận chứng. -Dàn ý cho đề bài số 6 (đề bài trên). Nội dung: Xem lại phần giợi ý đáp án cho đề bài này ở tiết Viết bài làm văn số 6-Nghị luận văn học. III. Nhận xét, đánh giá bài viết. Nội dung nhận xét đánh giá: -Đã nhân thức đúng vấn đề nghị luận chưa? -Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa? -Hệ thông luận điểm đủ hay thiêu? Sắp xép hợp lí hay chưea hợp lí? -Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) co chặt chẽ, tiểu biểu, phù hợp với vấn đề hay không? -Những lỗi về kỹ năng diễn đạt… IV. Sữa lỗi bài viết. Các lối thường gặp: -Thiểu ý, thiếu trọng tâm. ý không rõ, sắp xép ý không hợp lí. -Sự kết hợp giữa các thao tác nghị luận chưa hài hoà, chưa phù hợp với từng ý. -Kỹ năng phân tích, cảm thụ còn kém. -Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diến đạt tối nghĩa, trùng lặp,… V. Tổng kết, rút kinh nghiệm. Nội dung tổng kết và rút kinh nghiệm dựa trên sơ sở chấm, chữa bài cụ thể. |
4. Củng cố:-Nắm nội dung bài học.
5. Dặn dò: -Một số đè tham khảo:
+Đề 1: Những ngịch lí và triết lí về cuộc đời và nghệ thuât trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.
+Đề 2: Phân tích những nét đẹp của người Hà Nội ở nhân vật cô Hiền. Vì sao tác giả chon cô Hiền là một "hạt bụi vàng" của Hà Nội.
-Yêu cầu:
+Lập dàn ý đại cương cho đè 1 và dàn ý chi tiết cho đề 2.
+Viêt thành lời văn một vài ý trong hai dnà ý đã lập được
-Tiết sau học Đọc văn "Ông già và biển cả".