Một cái chậu hình chữ nhật có đáy phẳng nằm ngang chứa đầy nước. Một người nhìn vào điểm giữa của mặt nước theo phương hợp với phương thẳng đứng một góc \({45^0}\) thì vừa vặn nhìn thấy một điểm nằm trên giao tuyến của thành chậu và đáy chậu. Tính độ sâu của chậu. Cho biết chiết suất của nước là \(n = \dfrac{4}{3}\), chiều dài của chậu là \(30cm\).
Ta có:
\(AB = 30cm\)
\(AH = \dfrac{{AB}}{2} = 15cm\)
Theo đề bài, ta có: \(r = {45^0}\)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\begin{array}{l}{n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\\ \Rightarrow \dfrac{4}{3}\sin i = 1.\sin {45^0}\\ \Rightarrow \sin i = \dfrac{{3\sqrt 2 }}{8}\end{array}\)
Từ hình, ta có:
\(\begin{array}{l}\sin i = \dfrac{{AH}}{{IA}} = \dfrac{{AH}}{{\sqrt {I{H^2} + A{H^2}} }} = \dfrac{{3\sqrt 2 }}{8}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{15}}{{\sqrt {{h^2} + {{15}^2}} }} = \dfrac{{3\sqrt 2 }}{8}\\ \Rightarrow h \approx 24cm\end{array}\)
Bể chứa nước có thành cao \(120cm\) và đáy phẳng dài \(160cm\). Độ cao mực nước trong bể là \(60cm\), chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}\). Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Độ dài của bóng đen tạo thành dưới đáy bể là:
Ta có, ánh nắng chiếu nghiêng một góc \({30^0}\) so với phương ngang
=> \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}{60^0}\)
Theo đầu bài, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}SA = 120cm\\KA = HI = 60cm\\AB = 160cm\end{array} \right.\)
Từ hình vẽ ta có:
\(\begin{array}{l}\tan i = \dfrac{{KI}}{{SK}}\\ \Rightarrow KI = 60.tan{60^0} = 60.\sqrt 3 = 60\sqrt 3 cm\end{array}\)
\({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} = \dfrac{{HR}}{{{\rm{IR}}}} = \dfrac{{HR}}{{\sqrt {H{R^2} + I{H^2}} }}\)
+ Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{\sin i}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}} = n\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\sin {{60}^0}}}{{\dfrac{{HR}}{{\sqrt {H{R^2} + H{I^2}} }}}} = \dfrac{4}{3}\\ \Rightarrow \dfrac{{HR}}{{\sqrt {H{R^2} + H{I^2}} }} = \dfrac{{3\sqrt 3 }}{8}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{H{R^2}}}{{H{R^2} + H{I^2}}} = \dfrac{{27}}{{64}}\\ \Rightarrow H{R^2} = \dfrac{{27}}{{37}}H{I^2}\\ \Rightarrow HR = \sqrt {\dfrac{{27}}{{37}}} .60 = 51,25cm\end{array}\)
Vậy vệt sáng ở dưới đáy bể là: \({\rm{AR}} = AH + HR = KI + HR = 60\sqrt 3 + 51,25 = 155,2cm\)
Mắt người và cá cùng cách mặt nước là \(40cm\), cùng nằm trên một mặt phẳng vuông góc với mặt nước. Biết chiết suất của nước là \(n = \dfrac{4}{3}\). Hỏi người thấy cá cách mình bao xa?
Khi người nhìn thấy cá thì tia sáng từ cá đến mắt người (hình vẽ)
+ Vì mắt nhìn xuống đáy chậu gần vuông góc nên góc r rất nhỏ
=> i cũng rất nhỏ
+ Gọi A là cá thật và A’ là ảnh của cá
Từ hình vẽ, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\tan i = \dfrac{{HI}}{{HA}} \approx \sin i \approx i\\{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = \dfrac{{HI}}{{HA'}} \approx {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \approx {\rm{r}}\end{array} \right.\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(n\sin i = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to \dfrac{{\sin i}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}} = \dfrac{1}{n} \leftrightarrow \dfrac{{HA'}}{{HA}} = \dfrac{1}{n} \to HA' = \dfrac{{HA}}{n} = \dfrac{{40}}{{\dfrac{4}{3}}} = 30cm\)
=> Người nhìn thấy cá cách mắt mình đoạn 40 + 30 = 70cm
Mắt người và cá cùng cách mặt nước là \(40cm\), cùng nằm trên một mặt phẳng vuông góc với mặt nước. Biết chiết suất của nước là \(n = \dfrac{4}{3}\). Cá thấy người cách mình bao nhiêu?
Khi cá nhìn thấy người thì tia sáng từ người đến mắt cá (hình vẽ)
+ Gọi M là mắt thật và M’ là ảnh của mắt người mà cá nhìn thấy
Từ hình vẽ, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\tan i = \dfrac{{HI}}{{HM}}\\{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = \dfrac{{HI}}{{HM'}}\end{array} \right.\)
Để nhìn rõ, thì góc r- bé lên i bé
i, r bé \( \to \left\{ \begin{array}{l}\tan i \approx \sin i \approx i\\{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} \approx {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \approx r\end{array} \right.\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\begin{array}{l}\sin i = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\\ \Rightarrow \dfrac{{\sin i}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}} = n \Leftrightarrow \dfrac{{HM'}}{{HM}} = n\\ \Rightarrow HM' = HM.n = 40.\dfrac{4}{3} = \dfrac{{160}}{3}cm\end{array}\)
=> Vậy con cá sẽ nhìn thấy mắt người cách mắt nó đoạn : \(40 + \dfrac{{160}}{3} \approx 93,33cm\)
Cho một khối thủy tinh dạng bán cầu có bán kính R, chiết suất \(n{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5\) . Chiếu thẳng góc tới mặt phẳng của bán cầu một tia sáng SI. Biết điểm tới I cách tâm O của khối bán cầu đoạn \(\dfrac{2}{{3\sqrt 3 }}R\). Tia ló ra khỏi bán cầu lệch với phương OJ một góc bằng bao nhiêu?
Ta có: tia sáng đi thẳng qua mặt phẳng AB của khối bán cầu, tới mặt cầu tại J với góc tới là i
Từ hình ta có: \(\sin i = \dfrac{{OI}}{{OJ}} = \dfrac{{\dfrac{2}{{3\sqrt 3 }}R}}{R} = \dfrac{2}{{3\sqrt 3 }}\)
Mặt khác, theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\begin{array}{l}n\sin i = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\\ \Leftrightarrow 1,5.\dfrac{2}{{3\sqrt 3 }} = {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\\ \Rightarrow r = {35,26^0}\end{array}\)
Một thợ lặn ở dưới nước nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao \(60^0\) so với đường chân trời. Biết chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}\). Độ cao thực của Mặt Trời so với đường chân trời là
+ Hướng của Mặt Trời mà người thợ lặn nhìn thấy là hướng của các tia sáng khúc xạ vào nước.
+ Ta có đường đi của các tia sáng như hình vẽ.
Do đó: r = 900 – 600 = 300
+ ĐLKX AS: sini = nsinr = (4/3)sin300 = 2/3
Suy ra: i ≈ 420
+ Độ cao thực của Mặt Trời so với đường chân trời: α = 900 – i = 480
Một cái máng nước sâu \(20 cm\) rộng \(10 cm\) có hai thành bên thẳng đứng. Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành \(A\) kéo dài tới đúng chân thành \(B\) đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao \(h\) thì bóng của thành \(A\) ngắn bớt đi \(2 cm\) so với trước. Biết chiết suất của nước là \(n = \dfrac{4}{3}\). \(h = ?\)
Ta có: \(\tan i = \dfrac{{CI'}}{{AA'}} = \dfrac{{CB}}{{AC}} = \dfrac{{10}}{{20}} = \dfrac{1}{2} \to i = 26,{57^0}\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\begin{array}{l}{n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\\ \Rightarrow {\rm{sinr}} = \dfrac{{{n_1}\sin i}}{{{n_2}}} = \dfrac{{1.sin26,{{57}^0}}}{{\dfrac{4}{3}}} = 0,335\\ \Rightarrow r = 19,{6^0}\\ \Rightarrow {\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = 0,356\end{array}\)
Mặt khác, từ hình ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\tan i = \dfrac{{I'B}}{h}\\{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = \dfrac{{I'B - DB}}{h}\end{array} \right.\\ \Rightarrow \dfrac{{\tan i}}{{{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}}}} = \dfrac{{I'B}}{{I'B - DB}} = \dfrac{{0,5}}{{0,356}} = 1,4\\ \Rightarrow I'B = 3,5.DB = 3,5.2 = 7cm\\ \Rightarrow h = \dfrac{{I'B}}{{\tan i}} = \dfrac{7}{{0,5}} = 14cm\end{array}\)
Tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 = 4/3 sang thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5. Góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới có giá trị là? Biết góc tới i = 300.
Ta có: \({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} = \dfrac{{{n_1}\sin i}}{{{n_2}}} = \dfrac{{\frac{4}{3}\sin {{30}^0}}}{{1,5}} = 0,444 \to r = {26,39^0}\)
\(D = i{\text{ }}-{\text{ }}r = {30^0} - {26,39^0} \approx {3,6^0}\)
Một cái máng nước sâu 30 cm rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài tới đúng chân thành B đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến một độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 7 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là n = \(\frac{4}{3}\). h = ?
Ta có: \(\tan i = \frac{{CI'}}{{AA'}} = \frac{{CB}}{{AC}} = \frac{{40}}{{30}} = \frac{4}{3} \to i = {53,1^0}\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to {\rm{sinr}} = \frac{{{n_1}\sin i}}{{{n_2}}} = \frac{{1.sin{{53,1}^0}}}{{\frac{4}{3}}} = 0,6 \to r = {36,87^0}\)
Mặt khác, từ hình ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\tan i = \frac{{I'B}}{h}\\{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = \frac{{I'B - DB}}{h}\end{array} \right. \to \frac{{\tan i}}{{{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}}}} = \frac{{I'B}}{{I'B - DB}} = \frac{{16}}{9} \to I'B = \frac{{16}}{7}DB = \frac{{16}}{7}.7 = 16cm\\ \to h = \frac{{I'B}}{{\tan i}} = 12cm\end{array}\)
h = 12 (cm).
Tính vận tốc của ánh sáng trong thủy tinh. Biết thủy tinh có chiết suất n = 1,6 và vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s.
Từ biểu thức mối liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng, ta có:
\(n = \frac{c}{v} \to v = \frac{c}{n} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{1,6}} = {1,875.10^8}m/s\)
Tính vận tốc của ánh sáng truyền trong môi trường nước. Biết tia sáng truyền từ không khí với góc tới là i = 600 thì góc khúc xạ trong nước là r = 400. Lấy vận tốc ánh sáng ngoài không khí c = 3.108 m/s.
Ta có:
+ \(n = \frac{c}{v}\)
+ \(\frac{{\sin i}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}} = n\)
\( \to v = \frac{c}{n} = \frac{{c{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}}{{\sin i}} = \frac{{{{3.10}^8}.\sin {{40}^0}}}{{\sin {{60}^0}}} = {2,23.10^8}m/s\)
Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất \(\sqrt 3 \) . Ta được hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới i = ?
Theo đầu bài, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{n_1} = 1\\{n_2} = \sqrt 3 \end{array} \right.\)
Gọi i’ là góc phản xạ, ta có: \(i' + r = {90^0} \to i + r = {90^0}\)
(Do góc phản xạ bằng góc tới)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
${n_1}\sin i = {n_2}\operatorname{s} {\text{inr}} \leftrightarrow 1.\sin i = \sqrt 3 \sin ({90^0} - i) = \sqrt 3 {\text{cos}}i \to \tan i = \sqrt 3 \to i = {60^0} = \dfrac{{60.\pi }}{{180}} = \dfrac{\pi }{3}\left( {ra{\text{d}}} \right)$
Một dây cọc dài được cắm thẳng đứng xuống một bể nước chiết suất \(\frac{4}{3}\). Phần cọc nhô ra ngoài mặt nước là 30cm, bóng của nó trên mặt nước dài 40cm và dưới đáy bể nước dài 190cm. Chiều sâu của lớp nước là:
Theo đầu bài, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{n_1} = 1\\{n_2} = \frac{4}{3}\end{array} \right.;C{\rm{D}} = 190cm;BI = CH = 40cm;AB = 30cm\)
Từ hình vẽ, ta có:
\(\begin{array}{l}\tan i = \frac{{BI}}{{AB}} = \frac{{40}}{{30}} = \frac{4}{3} \to i = 53,{1^0}\\\end{array}\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to {\rm{sinr}} = \frac{{{n_1}\sin i}}{{{n_2}}} = \frac{{1.\sin 53,1}}{{\frac{4}{3}}} = 0,6 \to r = 36,{87^0}\)
Mặt khác, từ hình ta có: \({\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = \frac{{HD}}{{IH}} = \frac{{C{\rm{D}} - CH}}{{IH}} \to IH = \frac{{C{\rm{D}} - CH}}{{{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}}}} = \frac{{190 - 40}}{{0,75}} = 200cm\)
Một người ngồi trên bờ hồ nhúng chân vào nước trong suốt. Biết chiết suất của nước là 4/3. Khoảng cách thực từ bàn chân người đó đến mặt nước là 36cm. Hỏi bàn chân người đó cách mặt nước bao nhiêu?
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_1} = \dfrac{4}{3}\\{n_2} =1 \end{array} \right.;HA = 36cm\)
Người nhìn thấy bàn chân => tia sáng đi từ bàn chân đi vào mắt người
Gọi:
+ A : là vị trí của bàn chân
+ A’: ảnh của bàn chân
=> Để nhìn rõ thì góc r, i rất nhỏ
\( \to \tan i \approx \sin i \approx i;{\rm{ }}{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} \approx {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \approx r\)
Từ hình, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\tan i = \frac{{HI}}{{HA}}\\{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = \frac{{HI}}{{HA'}}\end{array} \right.\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\begin{array}{l}\dfrac{{\sin i}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}} \approx \dfrac{{\tan i}}{{{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}}}} \leftrightarrow \dfrac{1}{{\dfrac{4}{3}}} = \dfrac{{\dfrac{{HI}}{{HA}}}}{{\dfrac{{HI}}{{HA'}}}} = \dfrac{{HA'}}{{HA}}\\ \to HA' = \dfrac{3}{4}HA = \dfrac{3}{4}.36 = 27cm\end{array}\)
Bàn chân người đó cách mặt nước 27cm
Một bản mặt song song có bề dày d = 10cm, chiết suất n = 1,5 đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia tới SI có góc tới 450. Khoảng cách giữa tia tới và tia ló:
Theo định luật luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \(1.\sin {45^0} = 1,5.{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{3} \to r = 28,{13^0}\)
- Tia tới và tia ló qua bản mặt song song luôn song song:
Từ hình, ta có:
\(IJ = \sqrt {I{K^2} + J{K^2}} \)
Lại có \(\left\{ \begin{array}{l}IK = d\\KJ = \tan r.IK = \tan r.d\end{array} \right.\)
Suy ra:
\(\begin{array}{l}IJ = \sqrt {I{K^2} + J{K^2}} = \sqrt {{d^2} + {{(d{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}})}^2}} \\ = \sqrt {{{10}^2} + {{\left( {10.\tan 28,{{13}^0}} \right)}^2}} = 11,34cm\end{array}\)
Xét tam giác IJH, có:
\(\sin \widehat {JIH} = \dfrac{{JH}}{{IJ}}\)
Lại có \(\widehat {JIH} = i - r\)
Ta suy ra: \(\sin \widehat {JIH} = \sin \left( {i - r} \right) = \dfrac{{JH}}{{IJ}}\)
\( \Rightarrow JH = IJsin(i - r) = 11,34.sin({45^0} - 28,{13^0}) \approx 3,3cm\)
Một tia sáng SI truyền từ bán trụ thủy tinh ra không khí như hình vẽ. Biết chiết suất của không khí n2 = 1, của thủy tinh \({n_1} = \sqrt 2 ;\alpha = {60^0}\)
Giữ nguyên góc tới, đưa khối thủy tinh vào trong nước. Góc khúc xạ r = ? biết chiết suất của nước là 4/3
Ta có:
\(\alpha = {60^0} \to i = {90^0} - {60^0} = {30^0}\)
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\begin{array}{l}{n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \leftrightarrow \sqrt 2 \sin {30^0} = \frac{4}{3}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\\ \to {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} = \frac{{3\sqrt 2 }}{8} \to {\rm{r}} = {32^0}\end{array}\)
Tia sáng đi không khí khi tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp hai lần góc khúc xạ?
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Theo đề bài: \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}2r\)
\(1\sin i = 1,5{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}\frac{i}{2} \leftrightarrow 2\sin \frac{i}{2}{\rm{cos}}\frac{i}{2} = 1,5.\sin \frac{i}{2}\) (1)
Do \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}2r\) nên \(i \ne 0\)
\( \to (1) \leftrightarrow 2c{\rm{os}}\frac{i}{2} = 1,5 \to c{\rm{os}}\frac{i}{2} = \frac{3}{4} \to \frac{i}{2} = 41,{4^0} \to i = 82,{8^0}\)
Một thợ lặn dưới nước nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao 600 so với đường chân trời. Độ cao thực của Mặt Trời (tạo một góc bao nhiêu độ so với đường chân trời) là bao nhiêu? Biết chiết suất của nước là 4/3
Ta có:
+ Góc tạo bởi Mặt Trời và phương ngang chính là góc của Mặt Trời so với đường chân trời
+ Vẽ hình ta được:
Từ hình, ta suy ra: Góc khúc xạ \(r = {90^0} - {60^0} = {30^0}\)
+ Vận dụng định luật khúc xạ, ta có:
\(\sin i = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \leftrightarrow \sin i = \frac{4}{3}\sin {30^0} \to \sin i = \frac{2}{3} \to i = 41,{8^0}\)
+ Góc mà Mặt Trời tạo với đường chân trời là: \(\alpha = {90^0} - 41,{8^0} \approx 48,{2^0}\)
Một tia sáng được chiếu đến điểm chính giữa của mặt trên một khối lập phương trong suốt, chiết suất n = 1,5. Xác định góc tới lớn nhất để tia khúc xạ còn gặp mặt đáy của khối lập phương?
Gọi độ dài cạnh hình lập phương là a
Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: \(1.\sin i = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}\)
Khi imax thì rmax
Ta có, rmax khi tia khúc xạ đến một đỉnh ở đáy của khối lập phương.
Từ hình vẽ, ta có:
\({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_{{\rm{max}}}} = \frac{{OA}}{{AI}} = \frac{{0,5{\rm{a}}\sqrt 2 }}{{\sqrt {{a^2} + {{(0,5{\rm{a}}\sqrt 2 )}^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
\( \to \sin {i_{{\rm{max}}}} = n{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_{{\rm{max}}}} = 1,5.\frac{1}{{\sqrt 3 }} \to {i_{{\rm{max}}}} = {60^0}\)
Một bể nước cao h = 80cm chứa đầy nước, một người đặt mắt nhìn xuống đáy bể theo phương gần vuông góc thấy đáy bể cách mắt mình 110cm. Hỏi người này đặt mắt cách mặt nước bao nhiêu? Biết chiết suất của nước là 4/3
Gọi A là đáy bể thật và A’ là ảnh của đáy chậu
Từ hình vẽ, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}\tan i = \frac{{HI}}{{HA}}\\{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{anr}} = \frac{{HI}}{{HA'}}\end{array} \right.\)
Vì mắt người nhìn xuống đáy chậu gần vuông góc nên góc i, r nhỏ
i, r nhỏ nên ta có:\(\tan i \approx \sin i \approx i;{\rm{ tanr}} \approx {\rm{sinr}} \approx r\)
+ Theo định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
\(\begin{array}{l}n\sin i = 1.{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}} \to \frac{{\sin i}}{{{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inr}}}} = \frac{1}{n} = \frac{{HA'}}{{HA}}\\ \to HA' = \frac{{HA}}{n} = \frac{{80}}{{\frac{4}{3}}} = 60cm\end{array}\)
Khoảng cách từ mặt nước tới ảnh của đáy chậu là
+ Khi người này nhìn vào chậu và thấy chậu cách mắt mình 110cm, khoảng cách này chính là khoảng cách từ mắt người quan sát đến ảnh A’ của đáy chậu
=> Khoảng cách từ mắt người đến mặt nước là: d = 110 - 60 = 50cm