Đèn Đ có sáng bình thường không?
Ta có cường độ dòng điện định mức của đèn là \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{3}{3} = 1A\)
Mà \({I_D} = {I_{2D}} = 0,4A < {I_{dm}}\)
\( \to \) Đèn sáng yếu hơn bình thường
Khối lượng bạc giải phóng ở catot sau 32 phút 10 giây?
Ta có: \(t = 32.60 + 10 = 1 930 s\)
Cường độ dòng điện qua bình điện phân: \(I=0,2A\)
Khối lượng bạc giải phóng ở catot sau 32 phút 10 giây là: \(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}.I.t = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{{108}}{1}.0,2.1930 = 0,432g\)
Số chỉ của vôn kế?
Ta có: mạch gồm \({R_1}nt(({R_2}nt{\rm{D)//(}}{R_3}nt{R_P}))\)\( \to {U_N} = {U_1} + {U_{2D3P}} = {I_1}.{R_1} + {U_{2D}} = 0,6.20 + 4,8 = 16,8V\)
Công suất của bộ nguồn?
Ta có: \({E_b} = 1,5n = 1,5.14 = 21V\)
\({P_{ng}} = {E_b}.I = 21.0,6 = 12,6W\)
Số pin của bộ nguồn?
Ta có: \({E_b} = 1,5n;{r_b} = 0,5n\)
\( \to {U_N} = {E_b} - I.{r_b} = 1,5n - 0,6.0,5n = 1,2n\)(1)
Mà mạch gồm \({R_1}nt(({R_2}nt{\rm{D)//(}}{R_3}nt{R_P}))\)\( \to {U_N} = {U_1} + {U_{2D3P}} = {I_1}.{R_1} + {U_{2D}} = 0,6.20 + 4,8 = 16,8V\)(2)
Từ (1) và (2) \( \to 1,2n = 16,8 \to n = 14\)
Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở của bình điện phân?
Ta có: mạch gồm \({R_1}nt(({R_2}nt{\rm{D)//(}}{R_3}nt{R_P}))\)
\( \to {I_1} = {I_{2D3P}} = I = 0,6A\)
Lại có: \({I_{2D3P}} = {I_{2D}} + {I_{3P}} \to {I_P} = {I_{3P}} = {I_{2D3P}} - {I_{2D}} = 0,6 - 0,4 = 0,2A\)
\({R_D} = \dfrac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{3^2}}}{3} = 3\Omega \)
\({R_{2D}} = {R_2} + {R_D} = 12\Omega \to {U_{2D}} = {I_{2D}}.{R_{2D}} = 0,4.12 = 4,8V\)
Mà \({U_{3P}} = {U_{2D}} = 4,8V \to {R_{3P}} = \dfrac{{{U_{3P}}}}{{{I_{3P}}}} = \dfrac{{4,8}}{{0,2}} = 24\Omega \)
\({R_{3P}} = {R_3} + {R_P} \to {R_P} = {R_{3P}} - {R_3} = 24 - 2 = 22\Omega \)
Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở của bình điện phân?
Ta có: mạch gồm \({R_1}nt(({R_2}nt{\rm{D)//(}}{R_3}nt{R_P}))\)
\( \to {I_1} = {I_{2D3P}} = I = 0,6A\)
Lại có: \({I_{2D3P}} = {I_{2D}} + {I_{3P}} \to {I_P} = {I_{3P}} = {I_{2D3P}} - {I_{2D}} = 0,6 - 0,4 = 0,2A\)
\({R_D} = \dfrac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{3^2}}}{3} = 3\Omega \)
\({R_{2D}} = {R_2} + {R_D} = 12\Omega \to {U_{2D}} = {I_{2D}}.{R_{2D}} = 0,4.12 = 4,8V\)
Mà \({U_{3P}} = {U_{2D}} = 4,8V \to {R_{3P}} = \dfrac{{{U_{3P}}}}{{{I_{3P}}}} = \dfrac{{4,8}}{{0,2}} = 24\Omega \)
\({R_{3P}} = {R_3} + {R_P} \to {R_P} = {R_{3P}} - {R_3} = 24 - 2 = 22\Omega \)
Một sợi dây đồng có điện trở \(74\Omega \) ở 500 C, có điện trở suất \(\alpha = {4,1.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\). Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là:
Áp dụng công thức \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\),
Ta có: \({R_1} = 74\Omega \) ở \({t_1} = {50^0}C\)
\(\begin{array}{l}{R_2} = {R_1}\left( {1 + \alpha \left( {t - {t_1}} \right)} \right)\\ = 74.\left( {1 + {{4,1.10}^{ - 3}}\left( {100 - 50} \right)} \right)\\ = 89,17\Omega \end{array}\)
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Ta có:
+ Hạt tải điện trong kim loại là electron.
+ Hạt tải điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm.
Một sợi dây bằng nhôm có điện trở \(135\Omega\) ở nhiệt độ 250C, điện trở của sợi dây đó ở 3000C là \(298\Omega\). Hệ số nhiệt điện trở của nhôm là:
Ta có: \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\),
+ \({R_1} = 135\Omega \) ở \({t_1} = {25^0}C\)
+ \({R_2} = 298\Omega \) ở \({t_2} = {300^0}C\)
Mặt khác, ta có: \({R_2} = {R_1}\left( {1 + \alpha \left( {{t_2} - {t_1}} \right)} \right)\)
\(\begin{array}{l} \leftrightarrow 298 = 135\left( {1 + \alpha \left( {300 - 25} \right)} \right)\\ \to \alpha = {4,4.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\end{array}\)
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số \({\alpha _T} = 65\left( {\mu V/K} \right)\) được đặt trong không khí ở 250C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2370C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là:
Ta có, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó:
\(\begin{array}{l}E = {\alpha _T}\left( {{T_2} - {T_1}} \right)\\ = {65.10^{ - 6}}\left( {237 - 25} \right)\\ = 0,01378V = 13,78mV\end{array}\)
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số \({\alpha _T} = 48\left( {\mu V/K} \right)\)được đặt trong không khí ở 280C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là:
Ta có, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt:
\(\begin{array}{l}E = {\alpha _T}\left( {{T_2} - {T_1}} \right)\\ \leftrightarrow {6.10^{ - 3}} = {48.10^{ - 6}}\left( {{T_2} - {T_1}} \right)\\ \to {T_2} - {T_1} = 125\\ \to {t_2} - {t_1} = 125\\ \to {t_2} = {t_1} + 125 = 28 + 125 = {153^0}C\end{array}\)
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.
Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm.
Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc vào:
A,B,C – sai vì điện trở suất của vật dẫn là điện trở tính trên một đơn vị chiều dài vật dẫn (1m) \( \to \)điện trở suất không phụ thuộc vào chiều dài và tiết diện vật dẫn
D- đúng vì điện trở suất phụ thuộc vào bản chất của vật dẫn và thay đổi theo nhiệt độ (điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ theo biểu thức \(\rho = {\rho _0}(1 + \alpha .\Delta t)\)với \(\Delta t\) là độ biến thiên nhiệt độ)
Phát biểu nào dưới đây không đúng với kim loại?
A- đúng vì điện trở suất của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng tuân theo biểu thứ: \(\rho = {\rho _0}(1 + \alpha .\Delta t)\) với \(\Delta t\) là độ biến thiên nhiệt độ
B- sai vì hạt tải điện trong kim loại là electron tự do
C- đúng vì khi nhiệt độ không đổi, dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm
D- đúng vì mật độ hạt tải điện trong kim loại không đổi, không phụ thuộc vào nhiệt độ nhưng vận tốc của các hạt tải điện thì tăng khi nhiệt độ tăng
Một dây bạch kim ở \({20^0}C\) có điện trở suất \({\rho _0} = {10,6.10^{ - 8}}\Omega m\). Tính điện trở suất \(\rho \) của dây dẫn này ở \({500^0}C\). Biết hệ số nhiệt điện trở của bạch kim là \(\alpha = {\rm{ }}{3,9.10^{ - 3}}{K^{ - 1}}\).
Ta có: \(\rho = {\rho _0}(1 + \alpha .\Delta t) = {10,6.10^{ - 8}}{\rm{(}}1 + {3,9.10^{ - 3}}(500 - 20){\rm{)}} = {3,044.10^{ - 7}}\Omega m\)
Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt nhiệt điện động \({\alpha _T} = 65\mu V/K\) đặt trong không khí ở \({20^0}C\), còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ \({232^0}C\). Suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện khi đó là:
Ta có: \(E = {\alpha _T}\left( {{T_2} - {T_1}} \right) = {65.10^{ - 6}}(232 - 20) = 0,01378V = 13,78mV\)
Đương lượng điện hóa của niken \(k{\rm{ }} = {\rm{ }}{0,3.10^{ - 3}}g/C\). Một điện lượng \(2C\) chạy qua bình điện phân có anôt bằng niken thì khối lượng của niken bám vào catôt là:
Ta có: khối lượng niken bám vào catot là \({\rm{m }} = {\rm{ k}}{\rm{.q = }}{0,3.10^{ - 3}}.2 = {6.10^{ - 4}}g\)
Đương lượng điện hóa của đồng là \(k{\rm{ }} = {\rm{ }}{3,3.10^{ - 7}}kg/C\). Muốn cho trên catôt của bình điện phân chứa dung dịch \(CuS{O_4}\), với cực dương bằng đồng xuất hiện \(16,5{\rm{ }}g\) đồng thì điện lượng chạy qua bình phải là:
Ta có \({\rm{m }} = {\rm{ k}}{\rm{.q }} \to {\rm{q = }}\dfrac{m}{k} = \dfrac{{16,5}}{{{\rm{ }}{{3,3.10}^{ - 7}}{{.10}^3}}} = {5.10^4}(C)\)
Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường là:
A- sai vì ở điều kiện thường các electron không tự bứt khỏi các phân tử khí được
B- sai vì sự ion hóa chất khí không phải do va chạm mà cần có tác nhân ion hóa có năng lượng cao như ngọn lửa ga, tia tử ngoại…
C- đúng vì những tác nhân ion hóa đưa vào trong chất khí có năng lượng cao (như ngọn lửa ga, tia tử ngoại..) sẽ ion hóa chất khí, tách phân tử khí trung hòa thành ion dương và electron tự do; electron tự do lại có thể kết hợp với các phân tử khí trung hòa thành ion âm. Các hạt điện tích này (ion dương, electron tự do, ion âm) chính là các hạt tải điện trong chất khí.
D- sai vì ở điều kiện thường các phân tử khí đều ở trạng thái trung hòa điện, do đó trong chất khí ở điều kiện thường không có các hạt tải điện