Phát biểu nào sau đây là đúng?
Phát biểu đúng là: Dòng điện trong điốt chân không chỉ theo một chiều từ anốt đến catốt
Câu nào dưới đây nói về mối liên hệ của cường độ dòng điện IA chạy qua đèn điôt chân không với hiệu điện thế UAK giữa anôt A và catôt K là không đúng ?
Phát biểu không đúng: Khi catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao, thì \({I_{A}} \ne 0\) với mọi giá trị của UAK
Chọn B.
Câu nào dưới đây nói về bản chất tia catôt trong ống tia catôt là đúng ?
Bản chất của tia catot trong ống tia catot là chùm electron phát ra từ catot.
Dòng điện trong chân không là:
Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron
Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì
Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0
Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của:
Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của các electron phát ra từ catốt
Người ta kết luận tia catốt là dòng hạt điện tích âm vì:
Người ta kết luận tia catốt là dòng hạt điện tích âm vì khi rọi bào vật nào, nó làm cho vật đó tích điện âm
Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:
Ta có: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t} \to N = \frac{{It}}{{\left| e \right|}} = \frac{{{{10}^{ - 3}}.1}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{25.10^{15}}\)
Hiệu điện thế giữa anot và catot của một súng electron là 2500V. Tốc đô của electron mà súng phát ra là bao nhiêu? Coi vận tốc của electron khi vừa bứt ra khỏi catốt bằng không.
Ta có: Động năng của e khi đến anot:
\({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2} = \left| e \right|U \to v = \sqrt {\frac{{2\left| e \right|U}}{m}} = \sqrt {\frac{{2.1,{{6.10}^{ - 19}}.2500}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}}}} = 2,{97.10^7}m/s\)
Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Động năng của các electron tại anot?
Động năng của electron tại anot: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2} = \left| e \right|U = 1,{6.10^{ - 19}}.200 = 3,{2.10^{ - 17}}J\)
Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Lực tác dụng lên electron khi nó di chuyển từ catốt đến anot?
Lực điện tác dụng lên các electron: \(F = \left| e \right|E = \left| e \right|\frac{U}{d} = 1,{6.10^{ - 19}}\frac{{200}}{{{{10.10}^{ - 3}}}} = 3,{2.10^{ - 15}}N\)
Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Thời gian electron di chuyển đến anot?
Lực điện tác dụng lên các electron: \(F = \left| e \right|E = \left| e \right|\frac{U}{d} = 1,{6.10^{ - 19}}\frac{{200}}{{{{10.10}^{ - 3}}}} = 3,{2.10^{ - 15}}N\)
Thời gian chuyển động của các electron: \(t = \frac{v}{a} = \sqrt {\frac{{2{\rm{d}}}}{a}} = \sqrt {\frac{{2{\rm{d}}}}{{\frac{F}{m}}}} \sqrt {\frac{{{{2.10.10}^{ - 3}}}}{{\frac{{3,{{2.10}^{ - 15}}}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}}}}}} \approx 2,{4.10^{ - 9}}s\)
Catốt của một diốt chân không có diện tích mặt ngoài 10mm2. Dòng bão hòa 10mA. Số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của catot trong 1 giây là?
Ta có: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{N\left| e \right|}}{t} \to N = \frac{{It}}{{\left| e \right|}} = \frac{{{{10.10}^{ - 3}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 6,{25.10^{16}}electron\)
=> Số electron phát xạ từ một đơn vị diện tích của catot trong 1 giây là:
\(n = \frac{N}{S} = \frac{{6,{{25.10}^{16}}}}{{{{10.10}^{ - 6}}}} = 6,{25.10^{21}}electron/{m^2}\)
Đặc tuyến vôn ampe của một điốt chân không biểu diễn bởi hệ thức \(I = aU + b{U^2}(a = 0,15mA/V;b = 0,005mA/{V^2})\). $I$ là cường độ dòng điện qua điốt, $U$ là hiệu điện thế giữa A và K. Điốt mắc vào một nguồn có $E = 120V; r = 0$ nối tiếp với điện trở \(R = 20k\Omega\). Cường độ dòng điện qua điot có giá trị là:
Gọi R0 là điện trở của điot
Ta có: U = IR0
\(I = aU + b{U^2} = aI{R_0} + b{(I{R_0})^2} = \frac{{1 - a{R_0}}}{{bR_0^2}}\)
Mặt khác, theo định luật Ôm, ta có:
\(I = \frac{E}{{R + {R_0}}}\)
\(\begin{array}{l} \to \frac{{1 - a{R_0}}}{{bR_0^2}} = \frac{E}{{R + {R_0}}} \leftrightarrow (R + {R_0})(1 - a{R_0}) = EbR_0^2\\ \leftrightarrow (Eb + a)R_0^2 + (aR - 1){R_0} - R = 0\\ \to \left[ \begin{array}{l}{R_0} = 4000\Omega \\{R_0} = - \frac{{20000}}{3}(loai)\end{array} \right.\end{array}\)
=> Cường độ dòng điện: \(I = \frac{E}{{R + {R_0}}} = \frac{{120}}{{{{20.10}^3} + 4000}} = {5.10^{ - 3}}A\)
Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau \(10mm\) Hiệu điện thế giữa hai cực là \(200V\). Bỏ qua vận tốc của electron tại catot. Tính:
a) Động năng và vận tốc của các electron tại anot.
b) Lực tác dụng lên electron khi nó di chuyển từ catot đến anot.
c) Thời gian electron di chuyển đến anot.
d) Trong thời gian \(20s\) có \(1,{25.10^{18}}\) electron đến được anot. Tính cường độ dòng điện trong mạch đèn.
a) Động năng của electron tại anot:
\(\begin{array}{l}A = \Delta {{\rm{W}}_d} \Leftrightarrow A = {{\rm{W}}_{dA}} - {{\rm{W}}_{dK}} \Leftrightarrow A = {{\rm{W}}_{dA}}\\ \Leftrightarrow \frac{1}{2}m{v^2} = \left| e \right|U = 1,{6.10^{ - 19}}.200 = 3,{2.10^{ - 17}}J\end{array}\)
Vận tốc của elctron tại anot là:
\(\begin{array}{l}
{{\rm{W}}_{dA}} = \frac{1}{2}m{v^2} = 3,{2.10^{ - 17}}J\\
\Rightarrow v = \sqrt {\frac{{2{W_{dA}}}}{m}} = 8,{4.10^6}\left( {m/s} \right)
\end{array}\)
b) Lực tác dụng lên electron khi nó di chuyển từ anot đến catot:
\(\begin{array}{l}
{F_d} = \left| e \right|E = \left| q \right|.\frac{U}{d}\\
\,\,\,\,\,\, = 1,{6.10^{ - 19}}.\frac{{200}}{{{{10.10}^{ - 3}}}} = 3,{2.10^{ - 15}}N
\end{array}\)
c) Gia tốc của electron:
\(a = \frac{{{F_d}}}{m} = \frac{{3,{{2.10}^{ - 15}}}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}}}\)
Thời gian electron di chuyển đến anot là:
\(s = \frac{{a{t^2}}}{2} \Rightarrow t = \sqrt {\frac{{2d}}{a}} = 2,{4.10^{ - 9}}s\)
d) Cường độ dòng điện trong mạch:
\(I = \frac{q}{t} = \frac{{N.\left| e \right|}}{t} = \frac{{1,{{25.10}^{18}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{{20}} = 0,01A\)
Câu nào dưới đây nói về điều kiện để có dòng điện chạy qua đèn điôt chân không là đúng ?
Điều kiện để có dòng điện chạy qua đèn diot chân không là: Nung nóng catôt K bằng dòng điện, đồng thời đặt hiệu điện thế UAK có giá trị dương giữa anôt A và catôt K của đèn.