Chọn phương án sai. Nguyên nhân gây ra sự nhiễm điện của các vật
Ta có, sự nhiễm điện của các vật do 3 nguyên nhân là:
- Nhiễm điện do cọ xát
- Nhiễm điện do tiếp xúc
- Nhiễm điện do hưởng ứng
=> Phương án D - sai
Cách nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện
Trong các cách trên, cách làm thước nhựa nhiễm điện là: Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần (Nhiễm điện do cọ xát)
Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện âm. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
Ta có, khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu tức là trung hòa về điện
Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?
Hướng dẫn giải:
A – Do từ tính
B – Lực hấp dẫn
C – Do hiện tượng mao dẫn
Hãy chọn phát biểu sai: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
Ta có, biểu thức của định luật Cu-lông: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Nhận thấy, (F) phụ thuộc vào tích \(\left| {{q_1}{q_2}} \right|\) (độ lớn của hai điện tích) và \(r\) (khoảng cách giữa hai điện tích)
=> Lực tương tác (F) giữa hai điện tích điểm trong không khí tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích, tỉ lệ thuận với tích của hai điện tích
Ta suy ra phương án A – sai
Đồ thị nào trong các đồ thị dưới đây có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách giữa chúng?
Ta có, lực tương tác giữa hai điện tích điểm: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) hay \(F = \dfrac{A}{{{r^2}}}\)
=> Đồ thị \(F\left( r \right)\) có dạng đường hypebol (đồ thị D: Khi r tiến đến 0 thì F tiến tới \(\infty \), khi r tiến đến \(\infty \) thì F tiến tới 0)
Hãy chọn phương án đúng nhất: Dấu của các điện tích trên hình là:
Ta có, 2 điện tích đẩy nhau, lực \({F_{21}}\) và \({F_{12}}\) cùng phương, ngược chiều nhau
=> \({q_1},{q_2}\) cùng dấu hay tích \({q_1}.{q_2} > 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}{q_1},{q_2} > 0\\{q_1},{q_2} < 0\end{array} \right.\)
=> Cả B và C đều đúng
Cho các yếu tố sau:
I- Độ lớn của các điện tích
II- Dấu của các điện tích
III- Bản chất của điện môi
IV- Khoảng cách giữa hai điện tích
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
Ta có, biểu thức của định luật Cu-lông: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
=> Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào:
+ Độ lớn của các điện tích (q1, q2)
+ Bản chất của điện môi (ε)
+ Khoảng cách giữa hai điện tích (r)
Và độ lớn của lực tương tác không phụ thuộc vào dấu của các điện tích.
Nếu tăng khoảng cách giữa 2 điện tích điểm lên 2 lần và giảm độ lớn của mỗi điện tích điểm xuống 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ:
Ta có lực tương tác giữa hai điện tích q1 và q2 là: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
+ Khi tăng r lên 2 lần : \(r' = 2r\)
+ Mỗi điện tích q1, q2 cũng giảm 2 lần: \(\left\{ \begin{array}{l}{q_1}' = \dfrac{{{q_1}}}{2}\\{q_2}' = \dfrac{{{q_2}}}{2}\end{array} \right.\)
=> Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng khi đó: \(F' = k\dfrac{{\left| {{q_1}'{q_2}'} \right|}}{{r{'^2}}} = k\dfrac{{\left| {\dfrac{{{q_1}{q_2}}}{4}} \right|}}{{{{\left( {2r} \right)}^2}}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{16{r^2}}} = \dfrac{F}{{16}}\)
=> Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm xuống 16 lần
Có hai điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\), chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng.
Ta có: Tương tác giữa 2 điện tích là tương tác hút khi \({q_1}{q_2} < 0\)
Chọn phát biểu sai.
Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không
Ta có:
Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không là:
\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\) => tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Đặt cố định hai điện tích điểm q1 = 0,4 µC và q2 = 0,2 µC trong môi trường điện môi đồng chất, cách nhau một đoạn r. Nếu lực tương tác tĩnh điện giữa chúng là 0,9 N và hằng số điện môi là 2 thì r bằng
Ta có:
\(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} \Leftrightarrow 0,9 = {9.10^9}.\dfrac{{\left| {0,{{4.10}^{ - 6}}.0,{{2.10}^{ - 6}}} \right|}}{{2{{\rm{r}}^2}}}\\ => r = 0,02m\)
Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r, trong chân không. Lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tỉ lệ với
Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} \Rightarrow F \sim \frac{1}{{{r^2}}}\)
Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi chỉ dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau. Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào dưới đây ?
Từ hình, ta thấy hai quả cầu đẩy nhau
=> chúng tích diện cùng dấu
Đồ thị nào trong các đồ thị dưới đây có thể biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách giữa chúng?
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm được xác định bởi công thức: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Hay \(F = \dfrac{A}{{{r^2}}}\)
+ Khi \(r \to \infty \Rightarrow F \to 0\)
+ Khi \(r \to 0 \Rightarrow F \to \infty \)
\( \Rightarrow \) Đồ thị \(F\left( r \right)\) có dạng đường hypebol \( \Rightarrow \) Hình 4.
Khi tăng độ lớn của mỗi điện tích điểm lên 2 lần và tăng khoảng cách giữa chúng 4 lần thì lực tương tác điện giữa chúng
Lực tương tác điện giữa hai điện tích là: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
Tăng độ lớn mỗi điện tích lên 2 lần và tăng khoảng cách lên 4 lần, lực tương tác điện giữa chúng là:
\(F' = k\dfrac{{\left| {2{q_1}2{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{{\left( {4r} \right)}^2}}} = \dfrac{F}{4}\)
Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích lên gấp đôi và khoảng cách giữa hai điện tích cũng tăng lên gấp đôi thì độ lớn lực tương tác giữa chúng
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\\F' = k\dfrac{{\left| {2{q_1}.2{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{{\left( {2r} \right)}^2}}}\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{F}{{F'}} = 1\)
Sự nhiễm điện của các vật do bao nhiêu nguyên nhân?
Sự nhiễm điện của các vật do 3 nguyên nhân là:
- Nhiễm điện do cọ xát
- Nhiễm điện do tiếp xúc
- Nhiễm điện do hưởng ứng
Khi cọ xát thước nhựa vào miếng vải len hoặc dạ, sau đó ta đưa thước nhựa lại gần các mẩu giấy vụn. Có hiện tượng gì xảy ra?
Khi cọ xát một thước nhựa vào vải len, ta thấy thước nhựa có thể hút được các vật nhẹ như giấy.
Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, ta thấy hai đầu thanh kim loại được nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện?
Đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, thì hai đầu thanh kim loại được nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu với điện tích quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu.