Chọn câu sai
A- đúng vì ở điều kiện thường các phân tử khí đều ở trạng thái trung hòa điện, do đó trong chất khí ở điều kiện thường không có các hạt tải điện (không khí là điện môi)
B,C- đúng vì những tác nhân ion hóa đưa vào trong chất khí có năng lượng cao (như ngọn lửa ga, tia tử ngoại..) sẽ ion hóa chất khí, tách phân tử khí trung hòa thành ion dương và electron tự do; electron tự do lại có thể kết hợp với các phân tử khí trung hòa thành ion âm. Các hạt điện tích này (ion dương, electron tự do, ion âm) chính là các hạt tải điện trong chất khí.
D- sai vì ở điều kiện thường các phân tử khí đều ở trạng thái trung hòa điện, do đó trong chất khí ở điều kiện thường không có các hạt tải điện (không khí là điện môi). Khi những tác nhân ion hóa đưa vào trong chất khí có năng lượng cao (như ngọn lửa ga, tia tử ngoại..) sẽ ion hóa chất khí, tách phân tử khí trung hòa thành ion dương và electron tự do; electron tự do lại có thể kết hợp với các phân tử khí trung hòa thành ion âm. Các hạt điện tích này (ion dương, electron tự do, ion âm) chính là các hạt tải điện trong chất khí. Khi nhiệt độ hạ đến dưới \({0^0}C\)các chất khí càng không dẫn điện.
Cho mạch điện như hình vẽ:
Ba nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 6\Omega \). Bình điện phân chứa dung dịch \(CuS{O_4}\) với cực dương bằng đồng và có điện trở \({R_p} = 0,5\Omega \). Sau một thời gian điện phân \(386\) giây, người ta thấy khối lượng của bên cực làm catot tăng lên \(0,636\) gam.
Xác định cường độ dòng điện qua bình điện phân và qua từng điện trở?
Ta có: \(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}.I.t \to I = \dfrac{{m.F.n}}{{A.t}}\)
Thay số: \({I_{tm}} = \dfrac{{0,636.96500.2}}{{64.386}} = 5A\)
Vì bình điện phân mắc nối tiếp\({R_{12}}\)\( \to {I_p} = {I_{12}} = {I_{tm}} = 5A\)
Lại có: \({R_{12}} = \dfrac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \dfrac{{2.6}}{{2 + 6}} = 1,5\Omega \)
\( \to {U_{12}} = {R_{12}}.{I_{12}} = 1,5.5 = 7,5V\)
\( \to {U_1} = {U_2} = {U_{12}} = 7,5V\)
\( \to {I_1} = \dfrac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \dfrac{{7,5}}{2} = 3,75A\)
\( \to {I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{7,5}}{6} = 1,25A\)
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(1,5V\) và điện trở trong \(0,5\Omega \). Mạch ngoài gồm các điện trở \({R_1} = 20\Omega ,{R_2} = 9\Omega ,{R_3} = 2\Omega \), đèn Đ loại \(3V - 3W\), \({R_p}\) là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\), có cực dương làm bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế \({A_1}\) chỉ \(0,6A\), ampe kế \({A_2}\) chỉ \(0,4A\). Tính:
Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở của bình điện phân?
Ta có: mạch gồm \({R_1}nt(({R_2}nt{\rm{D)//(}}{R_3}nt{R_P}))\)
\( \to {I_1} = {I_{2D3P}} = I = 0,6A\)
Lại có: \({I_{2D3P}} = {I_{2D}} + {I_{3P}} \to {I_P} = {I_{3P}} = {I_{2D3P}} - {I_{2D}} = 0,6 - 0,4 = 0,2A\)
\({R_D} = \dfrac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{3^2}}}{3} = 3\Omega \)
\({R_{2D}} = {R_2} + {R_D} = 12\Omega \to {U_{2D}} = {I_{2D}}.{R_{2D}} = 0,4.12 = 4,8V\)
Mà \({U_{3P}} = {U_{2D}} = 4,8V \to {R_{3P}} = \dfrac{{{U_{3P}}}}{{{I_{3P}}}} = \dfrac{{4,8}}{{0,2}} = 24\Omega \)
\({R_{3P}} = {R_3} + {R_P} \to {R_P} = {R_{3P}} - {R_3} = 24 - 2 = 22\Omega \)
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(1,5V\) và điện trở trong \(0,5\Omega \). Mạch ngoài gồm các điện trở \({R_1} = 20\Omega ,{R_2} = 9\Omega ,{R_3} = 2\Omega \), đèn Đ loại \(3V - 3W\), \({R_p}\) là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\), có cực dương làm bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế \({A_1}\) chỉ \(0,6A\), ampe kế \({A_2}\) chỉ \(0,4A\). Tính:
Số pin của bộ nguồn?
Ta có: \({E_b} = 1,5n;{r_b} = 0,5n\)
\( \to {U_N} = {E_b} - I.{r_b} = 1,5n - 0,6.0,5n = 1,2n\)(1)
Mà mạch gồm \({R_1}nt(({R_2}nt{\rm{D)//(}}{R_3}nt{R_P}))\)\( \to {U_N} = {U_1} + {U_{2D3P}} = {I_1}.{R_1} + {U_{2D}} = 0,6.20 + 4,8 = 16,8V\)(2)
Từ (1) và (2) \( \to 1,2n = 16,8 \to n = 14\)
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(1,5V\) và điện trở trong \(0,5\Omega \). Mạch ngoài gồm các điện trở \({R_1} = 20\Omega ,{R_2} = 9\Omega ,{R_3} = 2\Omega \), đèn Đ loại \(3V - 3W\), \({R_p}\) là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\), có cực dương làm bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế \({A_1}\) chỉ \(0,6A\), ampe kế \({A_2}\) chỉ \(0,4A\). Tính:
Công suất của bộ nguồn?
Ta có: \({E_b} = 1,5n = 1,5.14 = 21V\)
\({P_{ng}} = {E_b}.I = 21.0,6 = 12,6W\)
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(1,5V\) và điện trở trong \(0,5\Omega \). Mạch ngoài gồm các điện trở \({R_1} = 20\Omega ,{R_2} = 9\Omega ,{R_3} = 2\Omega \), đèn Đ loại \(3V - 3W\), \({R_p}\) là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\), có cực dương làm bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế \({A_1}\) chỉ \(0,6A\), ampe kế \({A_2}\) chỉ \(0,4A\). Tính:
Số chỉ của vôn kế?
Ta có: mạch gồm \({R_1}nt(({R_2}nt{\rm{D)//(}}{R_3}nt{R_P}))\)\( \to {U_N} = {U_1} + {U_{2D3P}} = {I_1}.{R_1} + {U_{2D}} = 0,6.20 + 4,8 = 16,8V\)
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(1,5V\) và điện trở trong \(0,5\Omega \). Mạch ngoài gồm các điện trở \({R_1} = 20\Omega ,{R_2} = 9\Omega ,{R_3} = 2\Omega \), đèn Đ loại \(3V - 3W\), \({R_p}\) là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\), có cực dương làm bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế \({A_1}\) chỉ \(0,6A\), ampe kế \({A_2}\) chỉ \(0,4A\). Tính:
Khối lượng bạc giải phóng ở catot sau 32 phút 10 giây?
Ta có: \(t = 32.60 + 10 = 1 930 s\)
Cường độ dòng điện qua bình điện phân: \(I=0,2A\)
Khối lượng bạc giải phóng ở catot sau 32 phút 10 giây là: \(m = \dfrac{1}{F}.\dfrac{A}{n}.I.t = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{{108}}{1}.0,2.1930 = 0,432g\)
Cho mạch điện như hình vẽ
Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động \(1,5V\) và điện trở trong \(0,5\Omega \). Mạch ngoài gồm các điện trở \({R_1} = 20\Omega ,{R_2} = 9\Omega ,{R_3} = 2\Omega \), đèn Đ loại \(3V - 3W\), \({R_p}\) là bình điện phân đựng dung dịch \(AgN{O_3}\), có cực dương làm bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế \({A_1}\) chỉ \(0,6A\), ampe kế \({A_2}\) chỉ \(0,4A\). Tính:
Đèn Đ có sáng bình thường không?
Ta có cường độ dòng điện định mức của đèn là \({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{3}{3} = 1A\)
Mà \({I_D} = {I_{2D}} = 0,4A < {I_{dm}}\)
\( \to \) Đèn sáng yếu hơn bình thường