Bài tập về lipit
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là
Các loại dầu ăn như dầu lạc, dầu cọ, dầu vừng, dầu ô-liu, ... có thành phần chính là các chất béo (là những chất béo không no, tốt cho cơ thể).
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng xà phòng hóa diễn ra ở bước 2, đây là phản ứng thuận nghịch.
(b) Sau bước 3, các chất trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 2, phải dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp và thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn, phản ứng mới thực hiện được.
(d) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
Số phát biểu đúng là
Phát biểu (a) sai vì phản ứng xà phòng hóa là phản ứng một chiều.
Phát biểu (b) đúng vì: sau bước 3, các chất trong ống nghiệm tách thành hai lớp, bên trên có một lớp dày đóng bánh màu trắng. Lọc, ép lớp này ta sẽ thu được xà phòng.
Phát biểu (c) đúng vì đây là phản ứng thủy phân nên cần duy trì nước thì phản ứng mới xảy ra.
Phát biểu (d) đúng vì muối natri của axit béo không tan trong dung dịch NaCl bão hòa.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mối ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
Triolein là (C17H33COO)3C3H5 ⟹ Chất béo không no, có chứa liên kết C=C
⟹ Triolein phản ứng được với dung dịch Br2 (phản ứng cộng vào C=C), dung dịch NaOH (phản ứng thủy phân)
⟹ 2 phản ứng xảy ra
Thủy phân chất béo triglixerit X trong dung dịch NaOH người ta thu được xà phòng là hỗn hợp 2 muối natri oleat, natri panmitat theo tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
Theo đề bài: \({n_{{C_{17}}{H_{33}}COON{\rm{a}}}}:{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\rm{a}}}} = 2:1\) nên chất béo được tạo nên từ 2 gốc C17H33COO- và 1 gốc C15H31COO-
→ X là (C17H33COO)2(C15H31COO)C3H5
Mà gốc C17H33- là gốc hiđrocacbon không no, có chứa 1 π; C15H31- là gốc hiđrocacbon no, không chứa π
→ X có chứa 2 π (gốc hiđrocacbon); 3 π (của COO) và không có vòng
→ Độ bất bão hòa k = π + vòng = (2 + 3) + 0 = 5
Đốt cháy hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) ta có mối liên hệ:
\({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow a = \frac{{b - c}}{{5 - 1}} \Leftrightarrow b - c = 4{\rm{a}}\)
Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là
X là (C17H33COO)(C17H35COO)(C15H31COO)C3H5
→ MX = 860
Đặc điểm chung của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là
Đặc điểm chung của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuân nghịch
Ống dẫn nước từ các chậu rửa bát rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào một thời gian sau sẽ hết tắc là do:
Bản chất hóa học của dầu mỡ là triglixerit (RCOO)3C3H5 không tan trong nước.
Sử dụng NaOH chính là tạo phản ứng xà phòng hóa và sản phẩm là glixerol và muối hữu cơ đều là chất dễ tan trong nước → dễ bị rửa trôi.
Axit cacboxylic nào sau đây là axit béo?
Axit stearic là C17H35COOH là một axit béo.
Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Khi đó quan sát được hiện tượng nào sau đây ?
- Khi chưa đun nóng thì không có phản ứng giữa chất béo và NaOH. Mặt khác, chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên miếng mỡ nổi lên trên.
- Khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thì tristearin bị thủy phân theo phản ứng hóa học:
\({({C_{17}}{H_{35}}COO)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \overset{t^o}{\rightarrow} 3{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}} + {C_3}{H_5}{(OH)_3}\)
Phản ứng tạo thành muối natri stearat tan trong nước nên thu được hỗn hợp đồng nhất.
Vậy hiện tượng của thí nghiệm là: Miếng mỡ nổi; sau đó tan dần.
Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Khi đó quan sát được hiện tượng nào sau đây ?
- Khi chưa đun nóng thì không có phản ứng giữa chất béo và NaOH. Mặt khác, chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên miếng mỡ nổi lên trên.
- Khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thì tristearin bị thủy phân theo phản ứng hóa học:
\({({C_{17}}{H_{35}}COO)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \overset{t^o}{\rightarrow} 3{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}} + {C_3}{H_5}{(OH)_3}\)
Phản ứng tạo thành muối natri stearat tan trong nước nên thu được hỗn hợp đồng nhất.
Vậy hiện tượng của thí nghiệm là: Miếng mỡ nổi; sau đó tan dần.