Con lắc đơn
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Phát biểu nào sau đây với con lắc đơn dao động điều hòa là không đúng ?
Thế năng:
\({W_t} = mg{\rm{z}} = mgl(1 - c{\rm{os}}\alpha {\rm{)}}\)
(Chọn mốc thế năng khi vật ở vị trí cân bằng)
Động năng:
\({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)
Cơ năng:
\(W = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{S_0}^2 = \frac{1}{2}mgl{\alpha _0}^2\)
Ta suy ra:
A, C, D - đúng
B - sai
Một sợi dây nhẹ, không dãn, dài $100cm$ được buộc chặt vào hai điểm cố định $A$ và $B$ trên một đường thẳng nằm ngang cách nhau $60cm$. Một hạt cườm nhỏ, nặng, được xâu vào dây và có thể trượt không ma sát dọc theo dây. Ban đầu hạt cườm đứng yên tại vị trí cân bằng. Kéo hạt cườm lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông nhẹ cho nó dao động điều hòa trong mặt phẳng vuông góc với $AB$ và bỏ qua sức cản của không khí. Hạt cườm dao động với tần số góc có giá trị gần giá trị nào sau đây nhất?
Coi hạt cườm như con lắc đơn dao động điều hòa có chiều dài dây treo là HO = 40 cm
\(\omega = \sqrt {\dfrac{g}{l}} = \sqrt {\dfrac{{10}}{{0,4}}} = 5(rad/s)\)
Gần $4$ nhất nên chọn C
Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng chiều dài đang dao động điều hòa với cùng biên độ. Gọi \({m_1},{F_1}\) và \({m_2},{F_2}\) lần lượt là khối lượng, độ lớn lực kéo về cực đại của con lắc thứ nhất và con lắc thứ hai. Biết \({m_1} + {m_2} = 1,2\) kg và \(2{F_2} = 3{F_1}\). Giá trị của m1 là
Ta có, lực kéo về cực đại: \({F_{kv\max }} = m{\omega ^2}s_o\)
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{F_{1\max }} = {m_1}{\omega ^2}s_0\\{F_{2\max }} = {m_2}{\omega ^2}s_0\end{array} \right.\\ \Rightarrow \dfrac{{{F_{1\max }}}}{{{F_{2\max }}}} = \dfrac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \dfrac{2}{3}\\ \Rightarrow \dfrac{{{m_1}}}{{1,2 - {m_1}}} = \dfrac{2}{3}\\ \Rightarrow {m_1} = 0,48kg = 480g\end{array}\)
Một học sinh dùng bộ thí nghiệm con lắc đơn để làm thí nghiệm đo độ lớn gia tốc trọng trường g tại phòng thí nghiệm Vật lí trường THPT Kim Liên. Học sinh chọn chiều dài con lắc là 55 cm, cho con lắc dao động với biên độ góc nhỏ hơn 100 và đếm được 10 dao động trong thời gian 14,925 s. Bỏ qua lực cản của không khí. Giá trị của g gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chu kì của con lắc là:
\(T = \frac{t}{n} = \frac{{14,925}}{{10}} = 1,4925\,\,\left( s \right)\)
Lại có: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
\( \Rightarrow g = \frac{{4{\pi ^2}.l}}{{{T^2}}} = \frac{{4{\pi ^2}.0,55}}{{1,{{4925}^2}}} \approx 9,748\,\,\left( {m/{s^2}} \right)\)
Một học sinh thực hiện thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của chiều dài con lắc đơn với chu kì dao động kiểm chứng chu kì dao động. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh này vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của \(T^2\) vào chiều dài \(l\)) của con lắc như hình vẽ. Góc \({\rm{\alpha }}\) đo được trên hình bằng 76,10. Lấy \(\pi \approx 3,14\). Theo kết quả thí nghiệm của học sinh này thì gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm là
Ta có: \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \Rightarrow {T^2} = \dfrac{{4{\pi ^2}}}{g}l \Rightarrow \tan \alpha = \dfrac{{4{\pi ^2}}}{g} \Rightarrow g = \dfrac{{4{\pi ^2}}}{{\tan \alpha }} = 9,76\) (m/s2)
Trong thời gian ∆t, một con lắc đơn có chiều dài l thực hiện được 10 dao động điều hoà. Nếu tăng chiều dài thêm 36cm thì vẫn trong thời gian ∆t nó thực hiện được 8 dao động điều hoà. Chiều dài l có giá trị là
Khi chiều dài con lắc là l, chu kì của con lắc là:
$T=\frac{\Delta t}{10}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\Rightarrow l=\frac{{{g}^{2}}.\Delta t}{{{10}^{2}}.4{{\pi }^{2}}}\,\,\left( 1 \right)$
Khi chiều dài của con lắc tăng thêm 36 cm, chu kì của con lắc là:
${T}'=\frac{\Delta t}{8}=2\pi \sqrt{\frac{l+0,36}{g}}\Rightarrow l+0,36=\frac{{{g}^{2}}.\Delta t}{{{8}^{2}}.4{{\pi }^{2}}}\left( 2 \right)$
Từ (1) và (2) ta có:
$\frac{l}{l+0,36}=\frac{{{8}^{2}}}{{{10}^{2}}}\Rightarrow l=0,64\,\,\left( m \right)=64\,\,\left( cm \right)$
Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng khối lượng đang dao động điều hòa. Gọi \({l_1},{s_{01}},{F_1}\) và \({l_2},{s_{02}},{F_2}\) lần lượt là chiều dài, biên độ, độ lớn lực kéo về cực đại của con lắc thứ nhất và của con lắc thứ hai. Biết \(3{l_2} = 2{l_1};2{s_{02}} = 3{s_{01}}\). Tỉ số \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}}\) bằng
Ta có: \(\frac{{F_{1\max }^{}}}{{F_{2\max }^{}}} = \frac{{m\omega _1^2{S_{01}}}}{{m\omega _2^2{S_{02}}}} = \frac{{\frac{g}{{{\ell _1}}}.{S_{01}}}}{{\frac{g}{{{\ell _2}}}.{S_{02}}}} = \frac{{{S_{01}}.{\ell _2}}}{{{S_{02}}{\ell _1}}} = \frac{{{S_{01}}.\frac{{2{\ell _1}}}{3}}}{{\frac{{3{S_{01}}}}{2}{\ell _1}}} = \frac{4}{9}\)
Đề thi THPT QG - 2020
Một con lắc đơn có chiều dài 81 cm đang dao động điều hòa với biên độ góc \({8^0}\) tại nơi có \(g = 9,87m/{s^2}\,\,({\pi ^2} \approx 9,87)\). Chọn t = 0 khi vật nhỏ của con lắc ở vị trí biên. Quãng đường vật nhỏ đi được trong khoảng thời gian từ t = 0 đến t = 1,2 s là
+ Chu kì dao động của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,81}}{{9,87}}} = 1,8s\)
+ \(\Delta t = 1,2s = \frac{{2T}}{3} = \frac{T}{2} + \frac{T}{6}\)
Vẽ trên trục ta được:
\( \Rightarrow \) Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ \(t = 0\) đến \(t = 1,2s\) là: \(S = 2{S_0} + \frac{{{S_0}}}{2} = \frac{{5{S_0}}}{2}\)
Lại có: \({S_0} = l{\alpha _0} = 0,81.\frac{{8\pi }}{{180}}\)
Ta suy ra: \(S = 0,28274m = 28,3cm\)