Nitric acid
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là :
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
$\begin{align}& {{\overset{+8/3}{\mathop{Fe}}\,}_{3}}{{O}_{4}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & 3.|3\overset{+8/3}{\mathop{Fe\,}}\,\,\to \,\,3\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+1e \\ & 1.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\,O \\ \end{align}$
=> phương trình phản ứng: 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
=> tổng hệ số cân bằng là: 3 + 28 + 9 + 1 + 14 = 55
Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có :
Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có : hoá trị IV, số oxi hoá +5.
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
Coi Fe và S ban đầu có trong chất có số oxi hóa là 0
$\begin{align}& {{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{O}_{4}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & \,\,1.|{{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+\,\,2\overset{+6}{\mathop{S}}\,\,\,+\,\,15e \\ & 5.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align}$
=> PTHH: FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O
=> hệ số của HNO3 là 8
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng sau là :
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
$\begin{align}& \overset{+2}{\mathop{Fe}}\,O\text{ }+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3~}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & 3.|\overset{+2}{\mathop{Fe}}\,\,\,\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+\,\,1e \\ & 1.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align}$
=> PTHH: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
=> trong 10 phân tử HNO3 phản ứng, có 1 phân tử là chất oxi hóa tạo NO, 9 phân tử làm môi trường tạo muối Fe(NO3)3
Các tính chất hoá học của HNO3 là :
Các tính chất hoá học của HNO3 là : tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.
Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O
Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là
$\begin{align}& \overset{0}{\mathop{Al\text{ }}}\,+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Al}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{\overset{0}{\mathop{N}}\,}_{2}}+\text{ }{{\overset{+1}{\mathop{N}}\,}_{2}}O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & 44.|\overset{0}{\mathop{Al}}\,\,\,\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Al}}\,\,\,+\,3e \\ &3.|10\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\,44e\,\,\to \,\,{{\overset{+1}{\mathop{3N}}\,}_{2}}O\,\,+\,\,2{{\overset{0}{\mathop{N}}\,}_{2}} \\ \end{align}$
=> PTHH: 44Al + 162HNO3 → 44Al(NO3)3 + 6N2 + 9N2O + 81H2O
Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 mà HNO3 chỉ thể hiện tính axit là :
HNO3 chỉ thể hiện tính axit là không có phản ứng oxi hóa – khử => các chất đều đã đạt số oxi hóa tối đa
Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :
Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích 1 : 3
Khi cho kim loại Fe phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường ?
Khí sinh ra là NO2 => cần dung dịch kiềm để hấp thụ => nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.
Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau :
NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) → HNO3 + NaHSO4
Phản ứng trên xảy ra là vì :
Vì HNO3 dễ bay hơi => làm giảm lượng HNO3 trong bình => phản ứng làm tăng lượng HNO3 (chiều thuận)
Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô
(b) bông có tẩm nước
(c) bông có tẩm nước vôi trong
(d) bông có tẩm giấm ăn
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm.
2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội
Al, Fe là những kim loại bị thụ động với HNO3 đặc nguội
HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A đúng
B loại CuO, CaCO3
C loại CaO
D loại Fe2O3
HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A loại vì HNO3 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với Fe(OH)2 và FeO
B loại vì HNO3 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với FeCO3
C đúng
D loại vì HNO3 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với FeS