Lao động và việc làm
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là
Hạn chế của nguồn lao động nước ta là thể lực, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là
Thế mạnh của lao động nước ta là
- Lao động cần cù, sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất phong phú đặc việt trong nông – lâm – ngư nghiệp.
- Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.
Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành
Ở nước ta, lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất: 57,3%.
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của
Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH đòi hỏi nhu cầu lao động cao trong các ngành CN –XD và dịch vụ.
=> Thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay.
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.
Người lao động nước ta có đức tính:
Người lao động nước ta có đức tính cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc.
Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ
- Văn hóa và giáo dục phát triển khiến tỉ lệ lao động đã qua đào tạo (dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ...) ngày càng tăng, trình độ văn hóa dân cư nâng cao.
- Mặt khác những thành tựu của ngành y tế cũng giúp con người nâng cao sức khỏe, thể lực của bản thân.
=> Nhờ những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế mà lao động nước ta được nâng cao trình độ chuyên môn - văn hóa và sức khỏe, thể lực.
Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do
Ngành nông – lâm – ngư nghiệp nước ta phát triển chủ yếu ở trình độ thấp, sử dụng máy móc thiết bị thô sơ lạc hậu
=> đòi hỏi nhiều lao động thủ công.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết từ năm 1995 đến năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nào sau đây không đúng?
Nhận xét: giai đoạn 1995 – 2007
- Tỉ trọng lao động nông – lâm – thủy sản lớn nhất và có xu hướng giảm (71,2% xuống 53,9%)
=> Nhận xét A đúng
- Tỉ trọng lao động CN –XD luôn nhỏ nhất và có xu hướng tăng nhanh
(11,4% lên 20%)
=> Nhận xét B đúng
Nhận xét D: “Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất” không đúng
- Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng (17,4% lên 26,1%).
=> Nhận xét C đúng.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta ?
Tỉ lệ lao động nhóm kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất (88,9% năm 2005)
=> Nhận xét: Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước là Sai.
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của
Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH ở nước ta hiện nay
=> Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NN; tăng tỉ trọng ngành CNXD và dịch vụ
=> Sự thay đổi cơ cấu KT -> kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.
Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì
Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến ở các khu vực thành thị, nông thôn nước ta
=> Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư.
=> Giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta.
Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện thuận lợi:
Lao động nước ta đông và chủ yếu la lao động phổ thông (chất lượng lao động còn thấp)
=> Thuận lợi phát triển những ngành kinh tế cần nhiều lao động.
VD> Công nghiệp chế biến, da giày…
Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do:
Nhờ phát huy tốt cơ chế nền kinh tế thị trường, đa dạng các hình thức sở hữu nên nước ta đã thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp (hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, TTCN...)
=> Góp phần tạo nhiều việc làm và thu hút đông đảo lao động làm việc trong các khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do
Nông thôn nước ta chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp
=> Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
=> thời gian nông nhàn kéo dài
- Mặt khác, ngành nghề phụ ở nông thôn kém phát triển.
Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế hiện nay, hướng chuyển dịch lao động hợp lí hơn cả là
Quá trình công nghiệp hóa với mục tiêu hàng đầu là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
=> Lao động khu vực N-L-NN được chuyển dịch sang công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển này.
Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là:
Lao động luôn gắn với vấn đề việc làm
=> Lao động tập trung đông ở các đô thị trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh
=> Dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm diễn ra phổ biến ở thành thị.
=> Đặt ra yêu cầu gay gắt trong giải quyết việc làm.
Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
Tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu do nền kinh tế phát triển còn chậm -> chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho lao động
=> Biện pháp hợp lý là đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị => Tạo ra nhiều việc làm cho lao động.
Cho bảng số liệu dưới đây:
Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng, năm 2015
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?
Nhận xét:
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị (2,39% > 0,84%)
=> Nhận xét A đúng.
- Ở thành thị, tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở ĐBSCL (1,56%, thấp nhất ở ĐNB (0,32%).
=> Nhận xét C đúng
- Ở nông thôn, tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở ĐBSCL (3,52%) và thấp nhất là ở ĐNB (0,82%).
=> Nhận xét D đúng.
- Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất (cả thành thị và nông thôn) là ở ĐBSCL chứ không phải BTB và duyên hải miền Trung.
=> Nhận xét B sai.
Ở nước ta, hướng giải quyết việc làm nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?
Xác định từ khóa “tập trung vào người lao động”
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động: cụ thể là tiến hành các biện pháp di cư lao động từ nơi có điều kiện khó khăn đến nơi mới có điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn, nhằm giải quyết việc làm cho lao động.
- Ngoài ra còn xuất khẩu lao động, di cư từ vùng Trung du miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên để phát triển sản xuất.
=> đây là hướng giải quyết chủ yếu tập trung vào người lao động.