Quy luật di truyền liên kết giới tính
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST
Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST mang gen quy định giới tính và có thể mang cả gen quy định tính trạng thường.
Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng?
A- sai, vì ở một cơ thể thì tất cả các tế bào có chung một kiểu gen và NST giới tính có ở cả nhóm tế bào sinh dục và nhóm tế bào xô ma ( sinh dưỡng)
B- sai, NST giới tính có chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường → hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính
C- Đúng, vì giới XX không có Y.
D- sai, vì động vật có vú thì con đực có bộ NST XY ; cái là XX nên các gen nằm trên NST X sẽ được truyền cho cả XX và XY
Khi nói về gen trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng?
A- sai vì trên NST giới tính X còn các tính trạng quy định tính trạng thường nên mới có hiện tượng các tính trạng thường liên kết với giới tính.
Nhiễm sắc thể giới tính không có đặc điểm là
Ý C sai vì một số loài có NST giới tính đặc biệt như châu chấu XO là con đực
Ở người XY là con trai NST X và Y không tương đồng về cấu trúc.
Có bao nhiêu đặc điểm là của bệnh do gen trội trên NST X gây ra?
(1) Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.
(2) Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.
(3) Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.
(4) Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh.
Bệnh do gen trội trên X
- Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh → (2).
- (4) sai vì nếu mẹ dị hợp thì chỉ có các con trai nhận gen trội mới bị bệnh.
- Bệnh do đột biến trội nên biểu hiện ở nam và nữ với tỉ lệ bằng nhau
Các bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền theo quy luật nào?
Các bệnh mù màu, máu khó đông là do các gen lặn, nằm trên NST giới tính X qui định
→ cơ chế di truyền là di truyền liên kết với giới tính
Ở nguời, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tình trạng máu đông bình thường. Một gia đình có bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây là đúng?
Một gia đình có bố và con trai đều mắc bệnh máu khó đông XhY → con trai nhận Xh của mẹ, mẹ bình thường → mẹ có kiểu gen XHXh.
Trong quy luật di truyền liên kết với giới tính, phép lai thuận nghịch cho kết quả?
Trong quy luật di truyền liên kết với giới tính, phép lai thuận nghịch cho kết quả tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới
Sự di truyền của các tính trạng chỉ do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định có đặc điểm gì?
NST Y không quyết định giới đực hay cái, ví dụ ở gà XY là gà mái nhưng ở ruồi giấm XY lại là ruồi đực.
Tuy nhiên Y quyết định giới là đồng giao tử hay dị giao tử.
Nếu gen trên Y thì sẽ chỉ được truyền cho giới dị giao tử mà thôi.
Ở ruồi giấm, gen Hbr có ba alen khác nhau gồm Hbr1, Hbr2, Hbr3 nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y qui định sản xuất một protein liên quan đến màu sắc mắt. Số lượng alen Hbr tối đa mà một cá thể ruồi đực bình thường có thể có trong hệ gen ở một tế bào sinh dưỡng là:
Ruồi đực bình thường là XY, do đó chỉ có thể mang 1 alen Hbr.
Ở mèo, kiểu gen DD quy định màu lông đen; dd quy định màu lông hung; Dd quy định màu lông tam thể. Gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Nhận định nào sau đây là đúng?
Phát biểu đúng là A, vì ở mèo đực có bộ NST XY nên không thể có màu lông tam thể (XDXd).
Ý B sai vì con mèo đực lông đen luôn có kiểu gen XDY, đây không phải là KG đồng hợp
Ý C, chưa đúng vì còn phụ thuộc vào tần số của các alen trong quần thể, kiểu giao phối.
Ý D sai vì, vẫn xuất hiện mèo đực màu đen.
Ở tằm, gen A quy định trứng màu trắng, gen a quy định trứng màu xám. Phép lai nào sau đây có thể phân biệt được con đực và con cái ở giai đoạn trứng?
Phép lai A có thể phân biệt được con đực và con cái ở giai đoạn trứng:
${X^a}{X^a}\times {X^A}Y$ $ \to $ ${X^A}{X^a}:{X^a}Y$
→ trứng màu trắng là con đực, trứng màu xám là con cái.
Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình đời con giống nhau ở cả hai giới?
Phép lai A: ${X^a}{X^a} \times {X^A}{Y^a} \to {X^A}{X^a}:{X^a}{Y^a}$ → phân ly kiểu hình khác nhau ở 2 giới.
Phép lai B:${X^A}{X^a} \times {X^a}{Y^a} \to {X^A}{X^a}:{X^a}{X^a}:{X^A}{Y^a}:{X^a}{Y^a}$ phân ly kiểu hình ở 2 giới là 1:1
Phép lai C: ${X^A}{X^a} \times {X^A}{Y^a} \to {X^A}{X^A}:{X^A}{X^a}:{X^A}{Y^a}:{X^a}{Y^a}$ → phân ly kiểu hình khác nhau ở 2 giới.
Phép lai D: ${X^A}{X^a} \times {X^a}{Y^A} \to {X^A}{X^a}:{X^a}{X^a}:{X^A}{Y^A}:{X^a}{Y^A}$ ở giới dị giao tử có 1 kiểu hình còn giới đồng giao tử có 2 kiểu hình.
Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% ruồi mắt đỏ : 25% ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?
Tỉ lệ phân li kiểu hình 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng
→ Bố mẹ dị hợp
→ Kiểu hình mắt trắng chỉ có ở ruồi giấm đực không xuất hiện ở ruồi giấm cái → gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X
→ Bố mẹ có kiểu gen XBXb × XBY
F1: Mắt trắng: XbY
Ở ruồi, cánh dài là trội so với cánh ngắn. Tiến hành phép lai ruồi cái cánh ngắn với ruồi đực cánh dài thuần chủng, người ta thu được F1 100% số cá thể có cánh dài. Tiếp tục cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 có 43 ruồi cánh dài và 14 ruồi cánh ngắn, trong đó ruồi cánh ngắn toàn là ruồi cái. Tiếp tục cho ruồi cái cánh dài với ruồi đực cánh dài ở F2 giao phối với nhau. Theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi cái cánh dài dị hợp ở F3 là:
A dài >> a ngắn
P ♀ cánh ngắn x ♂ cánh dài thuần chủng
F1: 100% cánh dài
F2: 3 dài : 1 ngắn(♀)
Do tính trạng ở 2 giới ở F2 khác nhau
→ alen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính
F2: giới cái : 1 dài : 1 ngắn
→ ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử
→ gen nằm trên vùng tương đồng cặp NST giới tính
→ ruồi đực F1: XaYA.
→ F1 x F1: XaYA x XAXa.
→ F2: XAYA : XaYA : XAXa : XaXa.
F2 dài x F2 dài: (XAYA : XaYA) x XAXa .
→ F3: ruồi cái cánh dài dị hợp XAXa = ¼ x ½ + ¼ x ½ = ¼
Màu lông của mèo được qui định bởi gen nằm trên NST X. XA là alen trội qui định lông màu da cam trội hoàn toàn so với Xa là alen qui định màu lông đen. Điều nào dưới đây là đúng về màu lông ở đời con của phép lai giữa mèo cái XAXa và mèo đực XAY?
Phép lai ${X^A}{X^a} \times {X^A}Y \to {X^A}{X^A}:{X^A}{X^a}:{X^a}Y:{X^A}Y$
KH: 100% mèo cái có lông màu cam, 1/2 số mèo đực có lông màu cam, 1/2 có lông màu đen.
Ở một loài chim, xét 4 cặp gen nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P:$AaBbDd{X^M}{X^m} \times aaBbdd{X^M}Y$. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ
Tỷ lệ con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ: $\frac{1}{2} \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = \frac{3}{{32}}$
Một gen có 2 alen (A: màu đỏ, a: màu trắng) trội lặn hoàn toàn đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Cho các cá thể mang các kiểu gen đó giao phối với nhau. Kết luận nào sau đây đúng:
1 gen có 2 alen mà có 5 kiểu gen trong quần thể → gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X ( nếu nằm trên vùng tương đồng sẽ có 6 kiểu gen), giới cái có 3 kiểu gen, giới đực có 2 kiểu gen.
- Số phép lai trong quần thể là: 2×3=6 phép lai → loại B, C
- Số phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 1 đỏ: 1 trắng là: 2 (${X^A}Y \times {X^a}{X^a};{X^a}Y \times {X^A}{X^a}$), số phép lai cho tỷ lệ 3 : 1 là 1.
Trong 1 quần thể, gen 1 có 3 alen, gen 2 có 5 alen. Cả 2 gen thuộc nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y. Gen 3 có 4 alen thuộc nhiễm sắc thể Y, không có alen trên X. Số loại giao tử và số kiểu gen nhiều nhất có thể có là:
Xét cặp XX: số loại giao tử X tối đa là: 3. 5 = 15
Số kiểu gen tối đa là: 15.16:2=120
Xét cặp XY: Số loại giao tử Y là: 4
Số kiểu gen của XY = số giao tử X . số giao tử Y = 15 . 4 = 60
→ Số giao tử là: 15+4 =19
→ Số kiểu gen: 120+60 = 180
Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng có máu đông bình thường nhưng có bố của chồng và bà ngoại của vợ bị bệnh. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu?
Quy ước gen: A – bình thường; a – bị bệnh.
Người chồng: bình thường có kiểu gen XAY
Người vợ:
Bà ngoại bị bệnh (XaXa) → mẹ vợ: XAXa × bố vợ: XAY → Người vợ: 1XAXA:1XAXa.
→ để họ sinh con bị bệnh thì người vợ phải có kiểu gen XAXa với xác suất 1/2.
Xét cặp vợ chồng: XAXa × XAY → XS họ sinh con đầu lòng không bị bệnh là: \(\left( {1 - \dfrac{1}{2} \times \dfrac{1}{2}X \times \dfrac{1}{2}Y} \right) = \dfrac{7}{8} = 87,5\% \)