Câu 1 Trắc nghiệm

Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập.

Câu 2 Trắc nghiệm

Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra chủ trương chia Ấn Độ thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakixtan dựa trên cơ sở nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tháng 4-1947, thực dân Anh đã thương lượng với Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ, đề ra phương án độc lập cho Ấn Độ, được gọi là “phương án Maobáttơn”. Theo phương án này, Ấn Độ sẽ bị chia thành hai nước tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo.

Câu 3 Trắc nghiệm

Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào thời gian nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận độc lập hoàn toàn của Ấn Độ. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

Câu 4 Trắc nghiệm

Cuộc cách mạng nào đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn dân và bắt đầu xuất khẩu?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Nhờ thành tựu của cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho gần 1 tỉ người và bắt đầu xuất khẩu.

Câu 5 Trắc nghiệm

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ XX đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Câu 6 Trắc nghiệm

Năm 1972, trong hoạt động ngoại giao của Ấn Độ đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ngày 7-1-1972 Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Câu 7 Trắc nghiệm

Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau khi giành được độc lập, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ là hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc

Câu 8 Trắc nghiệm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nhượng bộ của thực dân Anh đối với Ấn Độ thông qua “phương án Maobáttơn” là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã đe dọa trực tiếp đến nền thống trị của người Anh ở đây. Do đó, thực dân Anh buộc phải có sự nhượng bộ, thay đổi hình thức thống trị mới phù hợp hơn.

Câu 9 Trắc nghiệm

Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra và thực hiện đã mang lại cho Ấn Độ quyền lợi gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Mặc dù đất nước bị chia cắt nhưng phương án Maobáttơn đã đưa tới một bước tiến lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ là từ chỗ là một vùng thuộc địa chịu sự quản lý trực tiếp của thực dân Anh, Ấn Độ đã giành được quyền tự trị.

Câu 10 Trắc nghiệm

Phương án Maobáttơn phản ánh sự thay đổi như thế nào trong chính sách thống trị của thực dân Anh?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Phương án Maobáttơn là sự thay đổi hình thức thống trị của thực dân Anh từ cai trị trực tiếp (thực dân kiểu cũ) sang cai trị gián tiếp (thực dân kiểu mới) nhằm xoa dịu những mâu thuẫn trong xã hội Ấn Độ, duy trì quyền lợi của người Anh tại đây.

Câu 11 Trắc nghiệm

Điểm giống nhau giữa phong trào giành độc lập của Ấn Độ và Xingapo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Điểm giống nhau giữa phong trào giành độc lập của Ấn Độ và Xingapo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là đấu tranh từ thấp đến cao, từ tự trị đi đến độc lập hoàn toàn.

Cụ thể ở Ấn Độ:

- Tự trị: tính từ thời gian thực dân Anh thực hiện phương án Maobatton.

- Từ tự trị đến độc lập hoàn toàn: cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ sau “phương án Maobáttơn” đến năm 1950.

Câu 12 Trắc nghiệm

Sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949) là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949) là phương pháp đấu tranh. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của cách mạng Ấn Độ là bất bạo động, đấu tranh chính trị- hòa bình. Còn cách mạng Trung Quốc lại tiến hành đấu tranh vũ trang.

Câu 13 Trắc nghiệm

Tính đến năm 2016, Ấn Độ đứng thứ mấy trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu gạo trên thế giới?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Năm 2016, Ấn Độ đã vượt Thái Lan, vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng 10,2 triệu tấn. Trong khi Thái Lan đạt 9,8 triệu tấn.

Câu 14 Trắc nghiệm

Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu rực rỡ của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước đó là ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể vận dụng bài học này vào công cuộc đổi mới của mình. Ửng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất sẽ giúp Việt Nam nâng cao được năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Câu 15 Trắc nghiệm

Con đường đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ…

- Kết quả, thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn”. Ngày 15- 8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.

- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 - 1950. Ngày 26 - 1 - 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa.

=> Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra từ đòi quyền tự trị đến đòi quyền độc lập hoàn toàn. Đồng thời cùng phát triển từ thấp đến cao, từ đòi tự do phát triển kinh tế, văn hóa đến mức đòi độc lập.

Câu 16 Trắc nghiệm

Năm 1950, nhân dân Ấn Độ giành được độc lập từ thực dân nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Năm 1950, nhân dân Ấn Độ giành được độc lập từ thực dân Anh.

Câu 17 Trắc nghiệm

Năm 1995, Ấn Độ trở thành trước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới là do

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Năm 1995, Ấn Độ trở thành trước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới là do Ấn Độ đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.