Sự hấp phụ và vận chuyển vật chất trong cây
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên:
Con đường vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan: Đất → tế bào biểu bì (lông hút) → vỏ → Nội bì → trung trụ (mạch gỗ).
Nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào lông hút trước.
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.
Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
Tế bào mạch gỗ của cây gồm
Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống.
+ Quản bào là các tế bào dài hình con chỉ suốt, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau
+ Tế bào mạch ống: chỉ có ở thực vật hạt kín và một số hạt trần, là các tế bào ngắn, có vách 2 đầu đục lỗ
Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bàn nào?
Khoáng được hấp thụ bị động và chủ động.
Trong các đặc điểm sau :
(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
(5) Gồm những tế bào sống.
Bao nhiêu đặc điểm nói đúng về mạch gỗ?
Mạch gỗ có các đặc điểm (2), (3), (4)
(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.
3. Không cần tiêu tốn năng lượng.
4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
Quá trình hẩp thụ bị động ion khoáng theo hình thức khuếch tán, không cần tiêu tốn năng lượng.
Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:
Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa, nước được rễ đẩy lên.
Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng có đặc điểm nào?
1. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp của đất vào môi trường có nồng độ cao của tế bào rễ.
2. Cần năng lượng và chất hoạt tải (chất mang).
3. Chất tan đi từ nơi từ nơi có nồng độ cao, sang môi trường có nồng độ thấp là tế bào rễ.
4. Dù môi trường đất có nồng độ cao hay thấp so với tế bào lông hút, nhưng nếu là ion cần thiết, đều được tế bào lông hút hấp thụ chủ động.
Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao, cần được cung câp năng lượng, cần chất mang.
Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyên trong mạch rây?
Dịch mạch rây gồm chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, phitohormone...
Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
Cây cần vận chuyển ion ngược chiều gradient nồng độ → Hấp thụ chủ động.
Tại sao mạch gỗ là các tế bào chết?
Mạch gỗ là các tế bào chết sẽ:
- Tạo hệ thống ống rỗng có lực cản thấp giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch thuận lợi hơn.
- Thành tế bào gỗ được linhin hoá bền chức giúp chịu đựng áp suất lớp của nước trong thành mạch và chống rò rỉ ra ngoài.
Tại sao mạch rây phải là tế bào sống?
Các tế bào mạch rây mang chức năng vận chuyển các chất hữu cơ đến khắp cái cây để nuôi sống cây.
Bởi vì mang chức năng phân bố các chất nên nó phải là các tế bào sống vì nếu là tế bào sống thì dòng chất di chuyển trong nó không nhanh và mạnh như nước ở mạch gỗ để phù hợp với việc trao đổi chất dinh dưỡng một cách chậm ở các tế bào lân cận,
Việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá xuống rễ theo chiều trọng lực nên mạch rây không cần rỗng.
Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?
Dòng mạch gỗ luôn di chuyển từ rễ lên ngọn cây → mang theo thuốc nhuộm vàng lên ngọn cây.
Dòng mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đến khắp cái cây để nuôi sống cây → mang thuốc nhuộm đỏ đi khắp cây.
Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?
Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây qua mạch rây theo nguyên tắc khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp).
Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:
Thế năng nước của đất là quá thấp nên cây không thể hút được nước.
Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:
Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:
Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì rễ thiếu oxi, lông hút bị chết và cân bằng nước trong cây bị phá hủy
Phát biểu nào sau đây đúng?
1. Trời lạnh, sức hút nước của cây giảm.
2. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.
3. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.
4. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông do cây tiết kiệm nước vì hút được ít nước.
I, III, IV đúng. Sức hút nước của cây phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh,