Phản ứng cộng ankin
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Cho hỗn hợp but-1-in và hiđro dư qua xúc tác Pd/PbCO3 đun nóng, sản phẩm tạo ra là
CH≡C–CH2–CH3 + H2 $\xrightarrow{Pd/PbC{{O}_{3}}}$ CH2=CH–CH2–CH3
Cho phản ứng C2H2 + H2O → A. Chất A là
C2H2 + H2O $\xrightarrow{HgS{{O}_{4}},\,\,{{t}^{o}}}$ CH3–CHO
Cho propen, propin, đivinyl tác dụng với HCl (tỉ lệ 1 : 1), số sản phẩm thu được lần lượt là
Propen: CH2=CH-CH3 + HCl → CH3-CHCl-CH3 + CH2Cl-CH2-CH3
Propin: CH≡C-CH3 + HCl → CH2=CCl-CH3 + CHCl=CH-CH3 (có đphh)
=> propin thu được 3 sản phẩm
Đivinyl: CH2=CH-CH=CH2 có 2 kiểu cộng 1,2 và cộng 1,4 (xem lại lí thuyết ankađien)
CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH2=CH-CH2-CH2Cl + CH2=CH-CHCl-CH3
CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH3-CH=CH-CHCl (có đphh)
=> đivinyl thu được 4 sản phẩm
Khi cho brom hóa hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm một ankin và một anken cần vừa đủ 0,4 mol Br2. Thành phần phần trăm về số mol của ankin trong hỗn hợp là:
Gọi n anken = a mol, n ankin = b mol => a + b = 0,3 (1)
Ta có: nBr2 = nanken + 2. nankin
=> a + 2b = 0,4 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,2 mol; b = 0,1 mol
=> % n ankin = 0,1.100/0.3 = 33,33%
Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin. Cho hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thấy thể tích hỗn hợp giảm đi một nửa. Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,5 gam hỗn hợp X?
+) Vì thể tích hỗn hợp qua dung dịch Br2 giảm 1 nửa => nankan = nankin
=> đốt cháy hỗn hợp X thu được ${{n}_{C{{O}_{2}}}}=\text{ }{{n}_{{{H}_{2}}O}}=\text{ }x\text{ }mol$
+) Ta có: ${{m}_{X}}={{m}_{C}}+{{m}_{H}}=12.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=>\text{ }12x+2x=3,5~$
=> x = 0,25 mol
+) Bảo toàn O: $2.{{n}_{{{O}_{2}}}}=2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}=>\text{ }{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,375\text{ }mol$
=> V = 8,4 lít
Cho 28,2 gam hỗn hợp X gồm 3 ankin đồng đẳng kế tiếp qua một lượng dư H2 (to, Ni) để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thể tích thể tích khí H2 giảm 26,88 lít (đktc). CTPT của 3 ankin là
- Ta có: số mol khí giảm = số mol H2 tham gia phản ứng = 1,2
=> tổng số mol hỗn hợp = 1,2 / 2 = 0,6
=> \(\overline M \) = 28,2 / 0,6 = 47
=> \(\overline n \) = 3,5
=> Hỗn hợp có thể là C2H2, C3H4, C4H6 hoặc C3H4, C4H6, C5H8
Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H2 và H2 cho vào bình kín dung tích 8,96 lít (đktc) chứa bột Ni, nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với Y là 0,75. Số mol H2 tham gia phản ứng là:
nX = 0,4 mol
Ta có: \({d_{X/Y}} = \frac{{{{\overline M }_X}}}{{{{\overline M }_Y}}} = \frac{{{n_Y}}}{{{n_X}}} = \frac{{{n_Y}}}{{0,4}} = 0,75 \Rightarrow {n_Y} = 0,3{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} (mol)\)
=> \({n_{{H_2}}}\)phản ứng = ngiảm = nX – nY = 0,4 – 0,3 = 0,1 mol
Hỗn hợp X gồm ankin B và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung X với Ni xúc tác để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với CH4 là 1. Cho Y qua dung dịch Br2 dư thì khối lượng bình đựng sẽ:
Do phản ứng hoàn toàn, mà \({\overline M _Y}\)= 1.16 = 16 => H2 dư => ankin phản ứng hết, Y chỉ chứa ankan và H2 dư
Khối lượng bình brom tăng chính là khối lượng của hiđrocacbon không no => Bình không tăng
Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
Bảo toàn khối lượng ta có: mC2H2 + mH2 = mY = mZ + m
=> 0,06.26 + 0,04.2 = m + 0,02.0,5.32
=> m = 1,32 gam
Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2, 0,15 mol C2H4, 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng với Ni xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được số gam CO2 và H2O lần lượt là:
Đốt cháy Y cũng chính là đốt cháy X
- Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H2 + 2.nC2H4 + 2.nC2H6 = 2.0,1 + 2.0,15 + 2.0,2 = 0,9 mol
=> mCO2 = 39,6 gam
- Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = nC2H2 + 2.nC2H4 + 3.nC2H6 + nH2 = 1,3 mol => mH2O = 23,4 gam
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4, Và H2 với xúc tác Ni đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp Y (có tỉ khối so với H2 bằng 8). Đốt cháy hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp X trên, rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là
nY = 0,4 mol
${\overline M _Y}$= 8.2 = 16 => Y chứa H2 dư
Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn nên trong Y chứa C2H6 (a mol) và H2 dư (b mol)
=> a + b = 0,4 mol (1)
${\overline M _Y} = \frac{{30a + 2b}}{{a + b}} = 16$ (2)
Từ (1) và (2) => a = b = 0,2 mol
Đốt cháy X cũng thu được số mol CO2 và H2O như đốt cháy Y
Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2.nC2H6 = 2.0,2 = 0,4 mol
=> mCaCO3 = 0,4.100 = 40 gam
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nước brom thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
Coi C2H2 với H2 tác dụng với nhau tạo 4 chất : C2H2, C2H4, C2H6, H2 khi qua bình brom thì chỉ có C2H6 và H2 đi ra.
Bảo toàn khối lượng: mx = my = 10,8 + 0,2.16 = 2x + 26x => x = 0,5
Đốt cháy Y cũng như đốt cháy X =>\({n_{{O_2}}} = 2,5{n_{{C_2}{H_2}}} + {n_{{H_2}}} = 1,5\,\,mol\)
=>V = 3/2 . 22,4 = 33,6 lít
Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
Vinylaxetilen: CH2=CH-C≡CH phân tử có 3 liên kết π
∑nliên kết π = 3.0,1 = 0,3 mol; nX = 0,3 + 0,1 = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng: mX = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8 gam => mY = 5,8 gam
${{\bar{M}}_{Y}}=29\Rightarrow {{\mathrm{n}}_{\mathrm{Y}}}\mathrm{=}\frac{\mathrm{5,8}}{\mathrm{29}}\mathrm{=0,2}\mathrm{mol}$
=> nH2 phản ứng = nkhí giảm = nX – nY = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol
Bảo toàn liên kết π: nBr2 phản ứng = nliên kết π ban đầu – nH2 phản ứng = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
=> mBr2 = 0,1.160 = 16 gam
Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 12. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam. Công thức phân tử của X là
Gọi công thức phân tử của ankin X là CnH2n-2
=> mA = mH2 + mankin = 0,4.2 + 0,2.(14n – 2) = 2,8n + 0,4
Ta có : $\frac{{{{\bar M}_A}}}{{{{\bar M}_B}}} = \frac{{{n_B}}}{{{n_A}}}\,\, = > \,{n_B} = \frac{{{n_A}.{{\bar M}_A}}}{{{{\bar M}_B}}} = \frac{{{m_A}}}{{{{\bar M}_B}}} = \frac{{2,8n + 0,4}}{{2.12}}$
=> nH2 phản ứng = nkhí giảm = nA – nB = $0,6 - \frac{{2,8n + 0,4}}{{2.12}}$ (1)
Bảo toàn liên kết π: nπ trong A = nH2 phản ứng + nBr2 phản ứng
=> nH2 phản ứng = 0,2.2 – 0,05 = 0,35 mol (2)
Từ (1) và (2) => $0,6 - \frac{{2,8n + 0,4}}{{2.12}} = 0,35\,\, = > \,\,n = 2$
Vậy CTPT của ankin X là C2H2
Hỗn hợp X gồm một ankan và một ankin có tỷ lệ mol 1 : 1. Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) qua dung dịch Br2, thấy dung dịch mất màu, khối lượng dung dịch tăng 1,6 gam và khí thoát ra có tỷ khối so với H2 là 12,5. Vậy công thức của các chất trong hỗn hợp X là:
nankan = nankin = 0,1 mol
Khí thoát ra gồm ankan và ankin dư. Gọi nankin dư = a mol
\(\bar M = 12,5.2 = 25\) => ankan là CH4 (vì MCH4 = 16 < 25)
\(\bar M = \frac{{16.0,1 + {M_{ankin}}.a}}{{0,1 + a}} = 12,5.2 = 25\) (1)
Khối lượng dung dịch brom tăng = khối lượng ankin phản ứng => mankin phản ứng = 1,6 gam
=> Mankin.(0,1 – a) = 1,6 (2)
Từ (1) và (2) => M = 40; a = 0,06
=> ankin là C3H4
Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn 6,72 lít khí X với 4,48 lít H2 để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được khí Z có tỉ khối đối với CO2 bằng 1. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là (Các thể tích khí đo ở đkc)
Phản ứng cộng hiđro hoàn toàn và chỉ thu được 1 khí Z => Z là ankan; ankin B và H2 ban đầu đều hết
MZ = 44 => Z là C3H8 => ankan A là C3H8 và ankin B là C3H4
nH2 = 0,2 => nAnkin = 0,1
=> nankan = 0,3 – 0,1 = 0,2
Hỗn hợp ban đầu gồm 1 ankin, 1 anken, 1 ankan và H2 với áp suất 4 atm. Đun nóng bình với Ni xúc tác để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y là 3 atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với H2 lần lượt là 24 và x. Giá trị của x là
Theo bài ra, ta có: $\frac{{{P_X}}}{{{P_Y}}} = {\rm{ }}\frac{{{d_Y}}}{{{d_X}}} = {\rm{ }}\frac{{{M_Y}}}{{{M_X}}}$
Mà d(x)/H2 = 24 => MX = 48
=> MY = (4 . 48) / 3 = 64
=> dY/H2 = 64 : 2 = 32
Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung X trong bình kín, xúc tác Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dd Br2 a mol/l. Giá trị a là
C2H4 chứa 1 liên kết π; C2H2 chứa 2 liên kết π
=> ∑nliên kết π = 1.0,1 + 2.0,2 = 0,5 mol
nH2 phản ứng = nX – nY = 0,7 + 0,1 + 0,2 - 0,8 = 0,2 mol
Bảo toàn liên kết π: nH2 phản ứng + nBr2 phản ứng = nliên kết π ban đầu
=> nBr2 phản ứng = n liên kết π ban đầu – nH2 phản ứng = 0,5 – 0,2 = 0,3 mol
=> a = 0,3 / 0,1 = 3M
Cho 22,4 lít (đktc) hỗn hợp E gồm x mol C2H4, z mol C2H2, y mol H2 (dE/He = 3,6) qua bình đựng Ni nung nóng, sau một thời gian phản ứng thì thu được 15,68 lít hỗn hợp khí G (đktc). Dẫn toàn bộ khí G lội chậm vào bình đựng dung dịch brom dư thấy có 80 gam brom phản ứng. Giá trị x và y lần lượt là
nE = x + y + z = 1 (1)
\({\bar M_{E/He}} = \frac{{28x + 2y + 26z}}{{x + y + z}} = 3,6.4\,\,\,(2)\)
nG = 0,7 mol => nH2 phản ứng = nkhí giảm = nE – nG = 1 – 0,7 = 0,3 mol
n Br2 = 0,5 mol
∑nliên kết π = nC2H4 + 2.nC2H2 = x + 2z
Bảo toàn liên kết π: ∑nliên kết π = nH2 pư + nBr2 pư => x + 2z = 0,8 (3)
Từ (1), (2), (3) => x = 0,2 ; y = 0,5 ; z = 0,3
Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
Số mol hỗn hợp ban đầu = 0,35 + 0,65 = 1 mol
Khối lượng hỗn hợp ban đầu = 0,35. 26 + 0,65.2 = 10,4 gam
Số mol liên kết π = 0,35.2 = 0,7 mol
Bảo toàn khối lượng: mhh ban đầu = mhh X =10,4 gam => nX = 10,4/16 = 0,65 mol
n khí giảm = nH2 phản ứng = 0,35 mol
Ta có: n C2H2 dư = nAg2C2 = 0,05 mol
Bảo toàn liên kết π : n π trong Y = np ban đầu – nH2 – 2.nC2H2 dư = 0,7 – 0,35 – 0,05.2 = 0,25 mol
=> nBr2 pư với Y = nπ trong Y = 0,25 mol