Bài tập amin
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Khi đốt cháy a mol amin X no, mạch hở ta thu được x mol CO2; y mol H2O; z mol N2. Biểu thức đúng là
Amin X no, mạch hở có CTPT dạng CnH2n+2+kNk (k là số chức amin)
Bảo toàn nguyên tố ta có :
\({n_{C{O_2}}} = {n_C}\,\, \to \,\,x = \,na (mol)\)
\({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_H}}}{2}\,\, \to \,\,y = \,na + a + a. \dfrac{k}{2}\,\,\,mol;\,\)
\({n_{{N_2}}} = \dfrac{{{n_N}}}{2} \to \,\,\,z = a. \dfrac{k}{2}\,\,mol\)
→ y = x + a + z hay a = y – x – z
Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no, mạch hở, đơn chức X bằng một lượng khí oxi vừa đủ, thu được 8,96 lít khí CO2 và 9,9 gam H2O. CTPT của X là
Cách 1: lập tỉ lệ nc : nH
Theo giả thiết ta có
\({n_C} = {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{8,96}}{{22,4}} = 0,4\,\,mol;\,\,{n_H} = 2.{n_{{H_2}O}} = 2.\dfrac{{9,9}}{{18}} = 1,1\,\,mol;\,\,\)
→ nC : nH = 0,4 : 1,1 = 4 : 11
Dựa vào đáp án → CTPT của amin là C4H11N
Cách 2:
Vì amin no, mạch hở, đơn chức nên \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = 1,5{n_{a\min }}\)
\( \to {n_{a\min }} = \dfrac{{{n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}}}{{1,5}} = \dfrac{{0,55 - 0,4}}{{1,5}} = 0,1\,\,mol\)
→ Số C trong amin =\(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,4}}{{0,1}} = 4\)
Số H trong amin = \(\frac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,55.2}}{{0,1}} = 11\).
Vậy CTPT của X là C4H11N
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là
Cách 1 : lập tỉ lệ mol nC : nH : nN
Theo giả thiết ta có :
\(\begin{array}{l}{n_C} = {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{16,8}}{{22,4}} = 0,75\,\,mol;\,\,{n_H} = 2.{n_{{H_2}O}} = 2.\dfrac{{20,25}}{{18}} = 2,25\,\,mol;\,\,\\{n_N} = 2.{n_{{N_2}}} = 2.\dfrac{{2,8}}{{22,4}} = 0,25\,\,mol.\end{array}\)
\( \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_N} = 0,75:2,25:0,25 = 3:9:1\)
Vậy CTPT của X là C3H9N.
Cách 2 : bảo toàn nguyên tố N : \({n_X} = {n_N} = 2{n_{{N_2}}}\)
Đối với các amin đơn chức thì phân tử có một nguyên tử N :
Bảo toàn nguyên tử N : \({n_X} = {n_N} = 2{n_{{N_2}}} = 0,25\,\,mol\)
→ Số C trong amin =\(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,75}}{{0,25}} = 3\);
Số H trong amin = \(\dfrac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{2,25}}{{0,25}} = 9\)
Vậy CTPT của X là C3H9N
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
(CH3)2NH là amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1 và mạnh hơn amoniac
→ Chất có lực bazơ mạnh nhất là (CH3)2NH
Đốt cháy một hỗn hợp amin A cần V lít O2 (đktc) thu được N2 và 31,68 gam CO2 và 7,56 gam H2O. Giá trị V là
\({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{31,68}}{{44}} = 0,72\,\,mol;\,\,\,{n_{{H_2}O}} = \dfrac{{7,56}}{{18}}\)= 0,42 mol
Bảo toàn nguyên tử oxi ta có :\(2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} \to \,\,{n_{{O_2}}} = \dfrac{{2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}}}{2} = \dfrac{{2.0,72 + 0,42}}{2} = 0,93\,\,mol\)
\(\to \,\,{V_{{O_2}}} = 22,4.0,93 = 20,832\) lít
So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau : NH3, CH3NH2, (C2H5)2NH, C2H5NH2, (CH3)2NH ?
Gốc C2H5- đẩy e mạnh hơn gốc CH3- do đó lực bazơ của C2H5NH2 > CH3NH2 và (C2H5)2NH > (CH3)2NH
Do tính bazơ của amin bậc 2 mạnh hơn amin bậc 1 nên
→ thứ tự sắp xếp là : (C2H5)2NH > (CH3)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là :
\({n_C} = {n_{C{O_2}}} = \dfrac{{17,6}}{{44}} = 0,4\,\,mol;\,\,{n_H} = 2.{n_{{H_2}O}} = 2.\dfrac{{12,6}}{{18}} = 1,4\,\,mol\).
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với oxi suy ra :
\({n_{{O_2}\,(kk)}} = \dfrac{{2.{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}}}{2} = 0,75\,\,mol \Rightarrow {n_{{N_2}\,(kk)}} = 0,75.4 = 3\,\,mol.\,\)\( \to \,\,{n_{N\,(hchc)}} = 2.(\dfrac{{69,44}}{{22,4}} - 3) = 0,2\,mol\, \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_N} = 0,4:1,4:0,2 = 2:7:1.\)
Căn cứ vào các phương án ta thấy công thức của X là C2H5NH2.
Đốt cháy hoàn toàn amin X bằng oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình chứa dungdịch Ca(OH)2 dư thấy có 4 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 3,2 gam và có 0,448 lít khí (đktc) thoát ra khỏi bình. X có CTPT là
Nito không bị hấp thụ bởi Ca(OH)2 => khí thoát ra khỏi bình là khí N2
Bảo toàn nguyên tử N : \({n_{N\,\,(trong\,\,X)}} = 2{n_{{N_2}}} = \frac{{0,448}}{{22,4}}\, = 0,02\,mol\)
mkết tủa = \({m_{CaC{{\rm{O}}_3}}} = \dfrac{4}{{100}} = 0,04\,\,mol\,\, \to \,\,{n_{C{O_2}}} = 0,04\,\,mol\)
mbình tăng = \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 3,2\,\,gam\,\, \to \,\,{m_{{H_2}O}} = 3,2 - 0,04.44 = 1,44\,\,gam\,\, \to \,\,{n_{{H_2}O}} = 0,08\,\,mol\)
→ nC : nH : nN = 0,04 : 0,16 : 0,04 = 1 : 4 : 1
=> CTĐGN của X là CH4N
=> CTPT của X là C2H8N2
Cho các chất : (1) C6H5NH2, (2) (C6H5)3N, (3) (C6H5)2NH, (4) NH3 (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là
Vì gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2
NH3 không có gốc đẩy hay hút e
→ thứ tự sắp xếp theo lực bazơ giảm là (4), (1), (3), (2)
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, mạch hở đơn chức cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). CTPT của amin là
\({n_{{O_2}}} = \dfrac{{10,08}}{{22,4}} = 0,45\,\,mol\)
Gọi số mol của CO2, H2O và N2 lần lượt là a, b, c mol
Bảo toàn nguyên tố oxi : \(2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} = 2{n_{{O_2}}}\)→ 2a + b = 0,9 (1)
Bảo toàn khối lượng : mamin = mC + mH + mN → 12a + 2b + 28c = 6,2 (2)
Vì đốt cháy amin no, mạch hở, đơn chức nên ta có :
\({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = 1,5{n_{a\min }}\)và \({n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{a\min }}\)→ \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = 3{n_{{N_2}}}\)
→ b – a = 3c (3)
Từ (1), (2) và (3) → \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,2\\b = 0,5\\c = 0,1\end{array} \right.\)
→ nC : nH : nN = 0,2 : 0,5.2 : 0,1.2 = 1 : 5 : 1
→ công thức phân tử của amin là CH3NH2
Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất ?
Gốc C6H5CH2- là gốc đẩy e yếu
Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của C6H5NH2 yếu hơn p-CH3C6H4NH2
(C6H5)2NH có 2 gốc C6H5- hút e nên lực bazơ của (C6H5)2NH yếu hơn C6H5NH2
→ Chất có tính bazơ yếu nhất là (C6H5)2NH
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là :
Sơ đồ phản ứng :
\(\begin{align}&\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{C}_{\overline{n}}}{{H}_{2\overline{n}\,+\,3}}N\,\,\xrightarrow{{{O}_{2}},\,{{t}^{o}}}\,\,\overline{n}C{{O}_{2}}\,\,\,+\,\,\,\,\dfrac{2\overline{n}\,+3}{2}\,{{H}_{2}}O\,\,\,\,+\,\,\,\,\,\dfrac{1}{2}\,{{N}_{2}} \\ & mol:\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \\ \end{align}\)
Ta có: \(0,2\overline{n}\,=\,0,1.\dfrac{2\overline{n}\,+\,3}{2}\,\Rightarrow \,\overline{n}\,=\,1,5.\)
Vậy công thức phân tử của 2 amin là CH5N và C2H7N.
Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e
(2) C6H5NH2 có nhóm C6H5- hút e
(3) p-NO2C6H4NH2 :
Vì NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2 yếu hơn C6H5NH2 → (3) < (2)
(4) p-CH3C6H4NH2
Vì CH3- (gốc đẩy e) đính vào vòng nên p-CH3C6H4- hút e yếu hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-CH3C6H4NH2 mạnh hơn C6H5NH2 → (2) < (4)
(5) CH3NH2 có nhóm đẩy e
(6) (CH3)2NH có 2 nhóm CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2 → (5) < (6)
→ thứ tự sắp xếp là : 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6
Có hai amin bậc một gồm A (đồng đẳng của anilin) và B (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam amin A sinh ra khí CO2, hơi H2O và 336 cm3 khí N2 (đktc). Khi đốt cháy amin B thấy ${{V}_{C{{O}_{2}}}}:{{V}_{{{H}_{2}}O}}=2:3$. Biết rằng tên của A có tiếp đầu ngữ “para”. Công thức cấu tạo của A, B lần lượt là :
A là đồng đẳng của anilin nên công thức của A là CnH2n-7NH2, (n ≥ 7, nguyên)
B là đồng đẳng của metylamin nên công thức của B là CmH2m+1NH2, (m ≥ 2, nguyên).
Ta có: \({{n}_{A}}=2.{{n}_{{{N}_{2}}}}=2.0,015=0,03\,mol\Rightarrow {{M}_{A}}=14n+9=\dfrac{3,21}{0,03}=107\,gam/mol\,\Rightarrow n=7.\)
Sơ đồ phản ứng :
\({{C}_{m}}{{H}_{2m+1}}N{{H}_{2}}\,\xrightarrow{{{O}_{2}},\,{{t}^{o}}}\,mC{{O}_{2}}+\dfrac{2m+3}{2}{{H}_{2}}O+\dfrac{1}{2}{{N}_{2}}\)
\({{V}_{C{{O}_{2}}}}:{{V}_{{{H}_{2}}O}}=2:3\Rightarrow m=3\)
CTCT phù hợp của A, B lần lượt là :
Dãy các chất sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là
Sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng : các chất xếp sau có tính bazơ mạnh hơn chất trước
A, B sai vì đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e nên tính bazơ mạnh hơn etylamin chỉ có 1 gốc C2H5- đẩy e
C sai vì NH3 không có gốc đẩy hay hút e nên tính bazơ mạnh hơn p-nitroanilin có gốc p-NO2C6H4 hút e
D đúng vì
p-nitroanilin có gốc NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-
→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2 yếu hơn C6H5NH2
đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e nên tính bazơ mạnh hơn etylamin chỉ có 1 gốc C2H5- đẩy e
Hỗn hợp X gồm ba amin đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam X thu được 16,2 gam H2O, 13,44 lít CO2 (đktc) và V lít khí N2 (đktc). Ba amin trên có công thức phân tử lần lượt là :
Theo giả thiết ta có:
$\begin{array}{l}{n_{{H_2}O}} = 0,9\,\,mol\,\,;\,\,{n_{C{O_2}}} = 0,6\,\,mol\,\,;\,\,{n_N} = \frac{{11,8 - 0,9.2 - 0,6.12}}{{14}} = 0,2\,\,mol\\ \Rightarrow {n_C}:{n_H}:{n_N} = 0,6:1,8:0,2 = 3:9:1.\end{array}$
Vậy công thức phân tử trung bình của ba amin là C3H9N thuộc dạng CnH2n+3N, suy ra ba amin thuộc loại amin no đơn chức và phải có ít nhất một amin có số C lớn hơn 3.
Cho 5 chất : (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) KOH, (4) C6H5NH2, (5) (CH3)2NH. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là
(1) NH3 không có gốc đẩy hay hút e
(2) CH3NH2 có gốc CH3- đẩy e → (2) > (1)
(3) KOH là bazơ mạnh nên có tính bazơ mạnh nhất trong các chất
(4) C6H5NH2 có gốc C6H5- hút e → (1) > (4)
(5) (CH3)2NH có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn CH3NH2 → (5) > (2)
→ thứ tự sắp xếp theo chiều giảm dần là : (3), (5), (2), (1), (4)
Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là :
Đặt CTPT trung bình của 2 amin là \({C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 3}}N\).
Theo giả thiết suy ra : \(14\bar n + 17 = 2.17,833 \Rightarrow \bar n = \frac{4}{3}\).
Quy đổi hỗn hợp O3, O2 thành O, theo định luật bảo toàn khối lượng ta có .
Sơ đồ phản ứng :
\(2{{C}_{{\bar{n}}}}{{H}_{2\bar{n}+3}}N\xrightarrow{{{t}^{o}}}2\bar{n}C{{O}_{2}}+(2\bar{n}+3){{H}_{2}}O+{{N}_{2}}\,\,\,\,(1)\)
mol : 1 \(\bar{n}\) \(\dfrac{2\bar{n}+3}{2}\)
Theo (1) ta có :
\({n_{O\,\,pu }} = 2\overline n + \dfrac{{2\overline n + 3}}{2} = 5,5\,\,mol \Rightarrow {m_{\left( {{{\rm{O}}_{\rm{3}}},{\rm{ }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}} \right)}} = {m_O} = 5,5.16 = 88\,\,gam \Rightarrow {n_{\left( {{{\rm{O}}_{\rm{3}}},{\rm{ }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}} \right)}} = \frac{{88}}{{2.22}} = 2\,\,mol.\)
Vậy VY : VX = 1 : 2.
Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là :
Đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e → lực bazơ mạnh hơn metylamin → (1) < (4)
Điphenylamin có 2 gốc C6H5- hút e → lực bazơ yếu hơn phenylamin → (3) < (2)
→ thứ tự tăng dần lực bazơ là : (3) < (2) < (1) < (4)
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp nhau, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ số mol là: ${n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}}$= 7 : 10. Hai amin trên là:
Gọi CTPT trung bình cho 2 amin là \({C_{\bar n}}{H_{2\bar n + 3}}N\)
Giả sử lấy 1 mol amin
Bảo toàn nguyên tố C : \({n_{C{O_2}}} = \bar n\)
Bảo toàn nguyên tố H : \({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{2\bar n + 3}}{2}\)
Vì \({n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}}\)= 7 : 10 → \(10\bar{n}~=\text{ 7}\text{.}\dfrac{2\bar{n}+3}{2}\Rightarrow \bar{n}=3,5\)
→ 2 amin là C3H7NH2 và C4H9NH2