Các loại dao động
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo nhẹ có độ cứng \(k = 100N/m\). Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ \(F_0\) và tần số \(f_1 = 6Hz\) thì biên độ dao động là \(A_1\). Nếu giữ nguyên biên độ \(F_0\) mà tăng tần số ngoại lực đến \(f_2=5,5Hz\) thì biên độ dao động ổn định là \(A_2\). Kết luận đúng là:
Ta có:
+ Tần số dao động riêng của con lắc:
\(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{k}{m}} = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{100}}{{0,1}}} = 5H{\rm{z}}\)
+ f0 < f2 < f1
Từ đồ thị ta suy ra: A2 > A1
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học
A - sai vì: Biên độ dao động cưỡng bức của hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng có phụ thuộc vào lực cản của môi trường
Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, sau ba chu kì đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần trăm cơ năng còn lại sau khoảng thời gian đó là:
Ta có:
\(\frac{{A - {A_3}}}{A} = 10\% = 0,1 \to \frac{{{A_3}}}{A} = 0,9\)
Mặt khác, ta có:
\({\rm{W}} = \frac{1}{2}k{A^2}\)
\( \to \frac{{{{\rm{W}}_3}}}{{\rm{W}}} = \frac{{A_3^2}}{{{A^2}}} = 0,{9^2} = 0,81 = 81\% \)
=> Phần trăm cơ năng còn lại sau khoảng thời gian đó là 81%
Con lắc lò xo dao động theo phương ngang, lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m, vật nhỏ dao động có khối lượng 100g, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,01. Tính độ giảm biên độ mỗi lần vật qua vị trí cân bằng.
Ta có, độ giảm biên độ sau mỗi chu kì là:
\(\Delta A = \frac{{4\mu mg}}{k}\)
=> Độ giảm biên độ mỗi lần vật qua VTCB là:
\(\frac{{\Delta A}}{2} = \frac{{\frac{{4\mu mg}}{k}}}{2} = \frac{{2\mu mg}}{k} = \frac{{2.0,01.0,1.10}}{{100}} = {2.10^{ - 4}}m = 0,2mm\)
Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng 100g, lò xo có độ cứng 100N/m, dao động trên mặt phẳng ngang với biên độ ban đầu 10cm. Lấy gia tốc trọng trường 10m/s2. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Tìm thời gian từ lúc dao động cho đến lúc dừng lại.
Thời gian từ lúc vật dao động đến khi dừng lại là:
\(\Delta t = N.T = \frac{{AkT}}{{4\mu mg}} = \frac{{Ak2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} }}{{4\mu mg}} = \frac{{A.2\pi \sqrt k }}{{4\mu g\sqrt m }} = \frac{{0,1.2\pi \sqrt {100} }}{{4.0,1.10\sqrt {0,1} }} = 5{\rm{s}}\)
Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang. Cứ sau mỗi chu kì biên độ giảm 2%. Gốc thế năng tại vị trí của vật mà lò xo không biến dạng. Phần trăm cơ năng của con lắc bị mất đi trong hai dao động toàn phần liên tiếp có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ban đầu biên độ dao động của vật là A
Sau 1 dao động toàn phần biên độ dao động của vật là:
\({A_1} = A - 0,02A = 0,98A\)
Sau 2 dao động toàn phần biên độ dao động của vật là:
\({A_2} = {A_1} - 0,02{A_1} = 0,98A - 0,02.0,98A = 0,9604A\)
Phần trăm cơ năng mất đi sau 2 dao động toàn phần liên tiếp là:
\(\begin{array}{l}\Delta {\rm{W}} = \dfrac{{{\rm{W}} - {{\rm{W}}_2}}}{{\rm{W}}}.100\% = \dfrac{{{A^2} - A_2^2}}{{{A^2}}}.100\% \\ \Rightarrow \Delta {\rm{W}} = \dfrac{{{A^2} - 0,{{9604}^2}.{A^2}}}{{{A^2}}}.100\% = 7,8\% \end{array}\)
Một vật chịu tác dụng của ngoại lực có biểu thức Fn = F0cos(10πt + π/2) thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của vật là
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi:
\(\omega = {\omega _0} = 10\pi \Rightarrow f = \dfrac{{10\pi }}{{2\pi }} = 5\left( {Hz} \right)\)
Dao động được tạo ra bằng cách cung cấp cho hệ một năng lượng đúng bằng năng lượng nó đã mất sau mỗi chu kì gọi là dao động
Dao động được tạo ra bằng cách cung cấp cho hệ một năng lượng đúng bằng năng lượng nó đã mất sau mỗi chu kì gọi là dao động duy trì.